Nỗi lòng thầy cô giáo giữa mùa dịch

Cả thế giới đang oằn mình chống cơn đại dịch Covid-19. Ðại dịch ảnh hưởng toàn cầu, từ thị trường chứng khoán, doanh nghiệp lớn đến những người buôn bán nhỏ. Ngành giáo dục cũng có bao trăn trở của người trong cuộc...

Người ngoài nhìn vào thấy ngành giáo dục “sướng thiệt”, nhất là giáo dục công lập, giáo viên ở không cũng được trả lương từ ngân sách. Tuy nhiên, với những thầy cô tiểu học, giáo viên các môn Văn, Toán, Anh văn, Lý, Hóa..., ngoài tiền lương, họ còn sống dựa vào những khoản thu nhập thêm từ những lớp luyện thi, các lớp phụ đạo ở trường và kèm những học sinh yếu kém theo yêu cầu của phụ huynh. Trong thời gian nghỉ vì dịch bệnh, nhiều người mất đi nguồn thu dù khiêm tốn đó. Chỉ với đồng lương căn bản, họ phải “thắt lưng buộc bụng”.

Thầy Sergay thẫn thờ nhớ học trò bên tách cà phê nơi quê nhà

Cô Nguyễn Thị Bích, 40 tuổi, giáo viên Toán ngụ tại phường 7, quận 3 (TPHCM) chia sẻ, gia đình trước nay vẫn dựa vào thu nhập của cô khi người chồng chỉ là nhân viên sửa chữa điện thoại trong một cửa hàng nhỏ. Hằng tháng ngoài lương, cô nhận dạy phụ đạo học sinh yếu kém trong trường, kèm học sinh mất căn bản. Dịch Covid-19 xảy ra, học sinh nghỉ dài hạn, thu nhập của cô kém đi. Tuy nhiên, không lẽ cứ ngồi một chỗ mà than van, cần phải hạn chế chi tiêu lại.“Trước đây, gia đình tôi mỗi sáng đều ăn phở 35 ngàn đồng/tô, có khi hoành thánh, hủ tíu, kèm theo là nước giải khát như nước ngọt, sữa đậu nành cho các con, còn tôi và chồng uống cà phê... Giờ đây chúng tôi nấu cơm nhiều vào bữa chiều tối để sáng chiên lại ăn. Các con tôi cũng ngoan, ý thức được khó khăn chung của ba mẹ nên chẳng đòi hỏi gì!...”, cô Bích nói. Vấn đề ăn uống trong gia đình tạm ổn. Song theo cô Bích, chất lượng thức ăn có giảm, chỉ ăn chủ yếu là rau, chút thịt cá. Những bữa ăn đặc biệt, ăn vặt cuối tuần... giờ cũng không còn.

Cô Bích ít ra còn có tiền lương căn bản hằng tháng. Những giáo viên trường tư, dân lập, các trung tâm ngoại ngữ…vốn sống nhờ những tiết lên lớp, nay không có nguồn thu, ai nấy đều rầu rĩ. Một số người trước đây thu nhập cao, nhất là giáo viên tiếng Anh, có người lãnh vài chục triệu đồng một tháng thì còn có khoản tiết kiệm, giờ họ rút khoản dành dụm này ra tiêu xài. Với những người chỉ thu nhập tầm 10 triệu đồng trở lại, lại thuê nhà tại Sài Gòn thì không có dư, khi không còn nguồn thu nào mà phải đối diện với trăm thứ chi tiêu, quả thật khó khăn! Một giáo viên dạy tại trường dân lập ở quận 6 thú nhận: “Mỗi tháng, tôi lãnh 8 triệu từ trường mầm non tư thục. Số tiền này đủ sống, cộng thêm tiền chạy xe ôm của chồng để nuôi con bé 3 tuổi. Mùa dịch này, các bé không tới trường, người ta cũng ít kêu xe dù là xe công nghệ. Ðể trang trải cuộc sống, tôi đăng ký trang web nhận giúp việc nhà với công 50 ngàn đồng/1 giờ. Tuy nhiên, chỉ có vài người quen nhờ giữ con cho họ đi làm mùa dịch chứ người lạ cũng ngại...”. Và cũng như nhiều người, cô cắt giảm hết mọi nhu cầu, chỉ ngày 3 bữa cơm rau và ít thịt cá cho gia đình.

Các trường học vắng lặng trong mùa dịch

Không ít giáo viên nhập cư dạy các trường dân lập và trung tâm ngoại ngữ… đã trở về quê, thứ nhất là tránh “đói”, kế đến mới tránh dịch. Còn một bộ phận là dân Sài Gòn thì tìm cách xoay xở kiếm thu nhập, như trường hợp của cô Lê Thị Thu Ba, 27 tuổi, giáo viên Anh văn. Với ít tiền tiết kiệm được, cô mua chậu, hạt giống để sản xuất rau cải sạch. Sản phẩm trồng trong chậu, không bón phân hóa học, không phun thuốc, thu hoạch ở dạng mầm, còn gọi là cải con, nhiều chất bổ dưỡng nên rất được mọi người ưa chuộng. Giá một ký cải con đắt gấp nhiều lần cải bình thường, cô trồng cung ứng cho những gia đình, bạn bè khá giả thân quen. Nhu cầu ăn uống nơi các nhà hàng, quán xá có giảm sâu, nhưng nhu cầu rau sạch vẫn còn và cô Thu Ba cũng gắng vượt qua sự khủng hoảng này. Cô bảo, mình vẫn còn may là không phải trả tiền nhà. Những chậu rau tự trồng cũng đủ cho cô trả tiền điện, nước và nhu cầu ăn uống tối thiểu hằng ngày.

Thầy Sergey, một giáo viên Anh ngữ đến từ Ucraine, từng tu nghiệp ở Mỹ, trước Tết vừa rồi còn dạy hợp đồng cho một lớp Anh văn tư nhân. Khi các trường, lớp và trung tâm ngoại ngữ nghỉ vì dịch Covid-19, cuối tháng Hai, thầy cũng trở về nước vì không còn chỗ dạy, mà ở Sài Gòn thì phải trả tiền thuê nhà và trăm thứ chi phí khác...

Nghỉ dạy, có cô giáo đã trồng rau mầm để kiếm thu nhập

Một số giáo viên thú thật rằng tuần lễ đầu sau Tết được nghỉ dạy, ai cũng phấn khởi. Thế nhưng thời gian nghỉ dài khiến ai cũng mệt mỏi, không chỉ vì tiền mà là tình cảm với nghề: nhớ trường, nhớ lớp, nhớ học trò… Có những thầy cô vào trường trực hoặc làm vệ sinh theo sự phân công của Ban Giám hiệu, đã ngồi lại thật lâu ở lớp mình vẫn dạy mà không hiểu tại sao, chỉ thấy buồn và nhớ bầu khí lớp học với những giờ giảng dạy. Thầy Trần Sơn, 34 tuổi (Q.5, TPHCM), không chỉ ngồi thừ trong lớp, mà còn sử dụng thiết bị giảng dạy trên bảng để… chỉ mình nghe và xem.

Hầu hết các thầy cô mong trở lại trường lớp vì tình yêu nghề và học trò. Ngay chính thầy Sergey, sau khi về nước cũng trầm ngâm nhiều giờ ở quán cà phê và gởi về cho người quản lý lớp Anh văn ở Việt Nam dòng chữ bày tỏ nỗi nhớ học trò, trường lớp mình từng dạy. Thậm chí khi sang Mỹ tìm việc mới, thầy còn đưa lên facebook những quán phở Việt Nam tại Chicago cùng hàng chữ mừng rỡ “Saigon in Chicago” (Sài Gòn ở Chicago). Thầy loanh quanh chụp ảnh những quán ăn Việt Nam để đỡ nhớ.

Không được giảng dạy, ngoài áp lực thu nhập, thầy cô nào, dù ta hay tây cũng một nỗi nhớ nghề. Ai cũng mong dịch bệnh mau qua đi, trường học mở cửa trở lại để được gặp lại học trò nơi lớp học thân yêu của mình.

NGUYỄN NGỌC HÀ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.