Ðò ngủ yên trên bãi bồi quê ngoại

Mẹ nói, bây giờ đò dọc ở quê không còn chạy nữa. Nghe mà buồn. Chí ít ở vùng quê này. Có thể nơi sâu xa hơn vẫn còn nhưng kỳ thực ít thấy, hiếm thấy lắm...

Có phải vì lũ trẻ chúng tôi lớn lên, rời xa đồng bằng mà con đò tức mình nghỉ ngang?

Có phải vì đò nghĩ chúng tôi bất cần, trở mặt toàn đi xe khách, xe máy vi vu rồi thành ra buồn, nằm yên trên bãi?

Chú lái đò ở quê, chục năm trước tôi đã nghe than thở với ba tôi và mấy ông bạn sồn sồn cùng lứa: bây giờ chạy chở hàng thuê cho người ta có dịp nhờ. Còn người có ai đi đâu...!

Không có ai đi đò, ông lái đò chống tay lên cằm rầu rĩ. Vì bữa chợ vắng tanh. Bến đò nguội lạnh. Mấy hàng quán cất dưới mé sông cũng quay về hướng con lộ mới làm. Nghĩa là, nếu con đò có nằm lì ở bến sông, người ta cũng xoay lưng như thể lãng quên một điều gì đã cũ mèm trong quá khứ. Chú lái đò quê tôi từ lâu đã nói phải đổi nghề, chắc là sắm chiếc xe máy để chuyển sang đưa khách. Cũng đưa và đón như những chuyến đò. Có thể làm như thế để chú đỡ nhớ nghề?

Con đò dọc gắn bó với dân lao động nghèo miền sông nước. Bởi khi nông thôn chưa đô thị hóa, đò là phương tiện đi lại hữu hiệu nhất. Đi đò, giá rẻ mà nhanh. Người trong làng xóm, kinh trên kinh dưới, bất ngờ gặp nhau dưới con đò rồi chuyện trò. Trẻ con sáng sáng đón đò để đến trường. Ngồi trong mui đò vừa mát vừa tha hồ đùa giỡn. Dân sông nước nên chúng biết cách làm sao để mình không bị té.

Ông lái đò những ngày đông khách hớn hở. Ngày vãng hơn thì buồn. Tuy vậy, dù sao so với bây giờ sẽ chẳng còn buồn hay vui nữa mà cảm xúc là nhớ nhung, hoài niệm. Đò gắn với tuổi thơ chúng tôi, những đứa con của đồng bằng thế hệ 8x, 9x. 12 giờ trưa, đò ghé bến dưới nhà, bà ngoại đi chợ về tay cầm giỏ xách nặng trĩu, là rau củ đồ đạc và cả bánh mì, bánh bao cho các cháu. Mẹ kể, nhà có thói quen cứ hễ khi đò trưa chạy ngang nhà là các cháu từ những người anh chị đến em út tôi, con các cậu, các dì đều phải lên giường ngủ. Lúc ấy tầm giữa trưa, mặt trời đứng bóng.

Thời gian dần trôi, đô thị hóa ở nông thôn làm diện mạo xóm làng đổi mới. Lũy tre lùi lại một góc sau hè. Đò không giận dỗi nhưng cam phận nên đành neo trên bãi bồi quê ngoại. Dòng sông bên bồi bên lở. Người ta có một thời những tưởng bến nước con đò không thể chia xa nhưng ai ngờ... Cuộc đời luôn diễn biến khôn lường. Cho dẫu, công năng của con đò còn đó. Cho dẫu những chiếc đò vẫn thủy chung, chờ đợi để đón đưa khách... nhưng nói gì đi nữa, thời của đò đã đi qua. Và như hiểu điều này, đò nép mình.

Tôi nhớ đò với dáng hình ngoại ngày nào. Ngoại mất và con đò dọc quê tôi cũng nghỉ ngơi.

Tôi nhớ đò với những buổi đi học. Ngồi dưới lòng đò vừa học bài vừa ngắm nhìn cảnh thanh bình của quê hương.

Tôi nhớ đò trong ca dao. Và có lẽ, lũ trẻ sau này cũng thấy đò trong thi ca hay những thước phim tài liệu. Hôm qua, trên chiếc võng kẽo cà kẽo kẹt, mẹ tôi ru cháu ngoại bằng mấy vần buồn hiu: “Một mai nước lớn đò trôi/ Cây khô lá rụng, bậu ngồi chờ ai?/ Tôi ngồi chờ mít, chờ khoai/ Chờ người quân tử, chờ trai anh hùng...!”.

Nhiều lúc, rời phố xá ồn ào về giữa quê nhà vẫn không thể về thăm con đò, ngồi yên ở một góc nào bên trong, khẽ tay khua nước...!

ANH NGUYÊN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Để thể hiện tình đoàn kết và tri ân đối với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, đây là lần đầu tiên, linh mục Giuse Nguyễn Minh Chánh tổ chức và kết nối...
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết Nguyên đán tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết Nguyên đán tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Chiều ngày 14.1, đoàn lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQVN TPHCM do ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng năm mới tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM.
Trồng khổ qua đón Xuân
Trồng khổ qua đón Xuân
Bên hiên, giàn khổ qua đầy hoa vàng thơm ngát quyện vào gió chướng. Năm nào ba tôi cũng trồng hai đợt khổ qua đón Tết. Một đợt gieo hạt vào cuối tháng Mười Âm lịch để thu hoạch trái, một đợt trồng gần đầu tháng Chạp nơi hàng rào...
Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Để thể hiện tình đoàn kết và tri ân đối với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, đây là lần đầu tiên, linh mục Giuse Nguyễn Minh Chánh tổ chức và kết nối...
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết Nguyên đán tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết Nguyên đán tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Chiều ngày 14.1, đoàn lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQVN TPHCM do ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng năm mới tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM.
Trồng khổ qua đón Xuân
Trồng khổ qua đón Xuân
Bên hiên, giàn khổ qua đầy hoa vàng thơm ngát quyện vào gió chướng. Năm nào ba tôi cũng trồng hai đợt khổ qua đón Tết. Một đợt gieo hạt vào cuối tháng Mười Âm lịch để thu hoạch trái, một đợt trồng gần đầu tháng Chạp nơi hàng rào...
Chiếc mền ấm nhất
Chiếc mền ấm nhất
Tháng Chạp ngang qua vùng đồng bằng vốn quen với nắng ấm, khiến mọi người phải co ro. Học trò được dịp xúng xính áo lạnh, nón len đủ loại sắc màu, nhìn thật vui mắt.
Trở về với “Ðồng xanh”
Trở về với “Ðồng xanh”
Bài hát “Green Fields” do nhóm nhạc Brother Four trình bày được phát hành lần đầu vào năm 1960, tính đến nay đã 65 năm trôi qua.
Lá vàng, lá xanh
Lá vàng, lá xanh
Cuối năm, khoảnh sân nhà bước vào mùa thay lá, lả tả lá vàng trải dài khắp nơi. Cứ quét qua một lượt, lại đã thấy lá chất chồng lên nhau từng lớp.
Xa quê, nhớ tết
Xa quê, nhớ tết
Cứ ngỡ, những người xa xứ lâu rồi chắc chẳng lo nghĩ tới Tết nữa. Lại tưởng chừng sau một năm kinh tế khó khăn, cơm áo chắt chiu thì còn nhớ gì tới Tết nhất…
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...