Phá rừng hay giữ rừng ?

VTV1 vừa đưa tin, nhiều gỗ nghiến cổ thụ tại vườn quốc gia Ba Bể bị lâm tặc chặt hạ, ngay trong khu vực được lực lượng công an và quân đội bảo vệ. Điều này cho thấy, công tác bảo vệ rừng đang là một thách thức lớn với nhiều địa phương. Cùng thời gian, một thảm họa lũ quét xảy đến với nhiều hộ dân tại vùng Tây Bắc. Hai sự kiện này có mối liên quan, từng được các nhà khoa học nêu lên từ lâu nay: nạn chặt phá rừng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài về môi trường, sinh thái.

Trước tiên, việc phân công bảo vệ rừng chưa cụ thể, dẫn đến cảnh “cha chung không ai khóc”. Hơn nữa, việc này còn liên quan đến chính những người được giao bảo vệ rừng chưa làm đúng trách nhiệm. Những năm trước, trong vụ chặt phá rừng ở miền Trung bị phanh phui, người dân mới vỡ lẽ, chính một vài kiểm lâm lại bảo kê cho lâm tặc, ăn chia lợi nhuận. Nhiều phương tiện truyền thông còn đưa tin, gỗ rừng được vận chuyển ngang nhiên, đúng là “con voi chui lọt lỗ kim”. Ngược lại, sự việc chặt gỗ nghiến tại vườn quốc gia Ba Bể vừa rồi cho thấy, khi lực lượng chức năng chặn chốt 24/24, cộng với sự quyết liệt của chính quyền địa phương, tình trạng phá rừng mới được hạn chế.

Vậy, câu chuyện rừng bị chặt phá rõ ràng liên quan đến nhiều khía cạnh, từ khai thác, tái tạo, bảo vệ, đến giao trách nhiệm, cũng như thụ hưởng quyền lợi. Trong tiến trình này, rõ ràng không thể chỉ dựa hoàn toàn vào các ngành chức năng.

Câu chuyện phá rừng còn nói tới một thực trạng là, chính sách giao đất giao rừng cho người dân vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trường hợp tại Ba Bể, rừng được giao cho lực lượng công an và quân đội quản lý bảo vệ, trong khi dân cư tại chỗ rất nghèo lại không được giao bảo vệ rừng. Khi mảnh rừng không được giao cụ thể cho đối tượng sử dụng, thì thật khó để tìm thấy một trách nhiệm hữu hiệu trong việc giữ đất, cũng như bảo vệ rừng. Nhiều địa phương không có kinh phí, hoặc áp dụng mỗi nơi mỗi khác, làm cho người dân, trong khi cần đất đai sản xuất, lại không có. Cũng có nơi giao đất, nhưng không giao rừng. Có địa phương, người dân không có giấy tờ sử dụng, nên không làm chủ mọi quy trình sản xuất và bảo vệ, khiến nhiều diện tích rừng vẫn ngày đêm bị phá hủy.

Vấn đề đặt ra hiện nay là tìm một giải pháp mạnh và quyết liệt, chẳng hạn “đóng toàn bộ các cửa rừng”, cấm triệt để khai thác; hoặc chọn một giải pháp mềm dẻo hơn là cơ cấu lại chủ sở hữu rừng, bằng cách mạnh dạn giao rừng cho nhân dân bảo vệ và sản xuất, với đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ trên mảnh rừng được giao theo pháp luật.

Nhiều quan điểm nghiêng về ý kiến thứ hai, bởi nó vừa phát huy được vai trò của rừng đối với đời sống xã hội, vừa phát huy được lực lượng tại chỗ, giúp xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh, và đặc biệt phát huy cao nhất việc bảo vệ rừng. Mặt khác, rừng còn là cội nguồn của văn hóa với không ít đồng bào các dân tộc thiểu số. Mất rừng dẫn đến biến đổi văn hóa và rạn nứt cộng đồng. Nhân dân tại chỗ là chủ thể văn hóa, chủ thể sản xuất đã bao đời gắn với rừng; khi họ ý thức rõ điều đó, rừng sẽ được chính họ nâng niu và bảo vệ.

NGÔ QUỐC ĐÔNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Từ một người chưa từng làm hộ chiếu cho đến năm 91 tuổi, cụ bà Joy Ryan đã trở thành người cao tuổi nhất đến thăm toàn bộ 63 công viên quốc gia của Mỹ, và giờ đây đang cùng cháu trai lên đường chinh phục thế giới.
Sách và đọc sách
Sách và đọc sách
Sách cung cấp thông tin và kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau, từ lịch sử đến khoa học, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác. Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng đọc viết, nâng cao khả năng phân tích và suy luận, cũng như mở rộng vốn...
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Thánh nhạc là một thành tố trong phụng vụ. Những bài thánh ca góp phần không nhỏ giúp tín hữu hiệp thông, sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Vì thế, việc hát cộng đồng ngày càng được cổ súy…
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Từ một người chưa từng làm hộ chiếu cho đến năm 91 tuổi, cụ bà Joy Ryan đã trở thành người cao tuổi nhất đến thăm toàn bộ 63 công viên quốc gia của Mỹ, và giờ đây đang cùng cháu trai lên đường chinh phục thế giới.
Sách và đọc sách
Sách và đọc sách
Sách cung cấp thông tin và kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau, từ lịch sử đến khoa học, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác. Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng đọc viết, nâng cao khả năng phân tích và suy luận, cũng như mở rộng vốn...
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Thánh nhạc là một thành tố trong phụng vụ. Những bài thánh ca góp phần không nhỏ giúp tín hữu hiệp thông, sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Vì thế, việc hát cộng đồng ngày càng được cổ súy…
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực...
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Những cuộn giấy cói bị cháy thành than vào thế kỷ thứ nhất, đã bắt đầu có thể được đọc nội dung nhờ vào công nghệ mới và chương trình học máy trí thông minh nhân tạo (AI).
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Việc giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội xem ra vẫn còn nhiều khó khăn.