Phút suy tư trong tháng Truyền giáo

Giữa những ngày sôi động của Giáo hội trong Tháng Truyền giáo ngoại thường, có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi cho bản thân rằng mình quan tâm và muốn thúc đẩy điều gì nhất, đối tượng nào nhất trong việc truyền giáo ngày hôm nay, nếu có cơ hội thực hiện?

GẦN GŨI VÀ ÐỒNG HÀNH

Anh Ma Dâng (Gx An Tôn, GP Kontum): Tôi là người dân tộc Jrai ở làng Cữ Rui. Năm 2017, tôi được chịu phép Thanh Tẩy. Tinh thần tôi rất phấn khởi khi được tiếp xúc với nhiều người trong cộng đoàn, nhận được sự giúp đỡ của các Ama (cha), Yã (sơ). Con cái chúng tôi được dạy dỗ, yêu thương, quan tâm đến cuộc sống. Từ đó tôi được thúc đẩy ra đi gặp gỡ với mọi người không chỉ trong buôn làng mình mà cả các buôn làng khác để chia sẻ về đạo yêu thương của Chúa. Cách gần gũi và đơn giản nhất để nói cho bà con trong buôn biết về Chúa là đến nhà cùng cầu nguyện với họ. Tôi đọc một đoạn Kinh Thánh bằng tiếng Jrai rồi mời họ cùng đọc theo, sau đó suy ngẫm và mỗi người dâng lên Chúa lời nguyện riêng của mình. Cùng là người đồng bào trong buôn nên mỗi khi mình chia sẻ, mọi người dễ đón nhận, mình nhắc nhở bà con nên chịu khó học tiếng Việt và cả tiếng Jrai, sống đàng hoàng tử tế, không mê tín dị đoan để mất gà mất bò. Nhờ những nỗ lực rao giảng Lời Chúa của các Ama, các Yã, các thừa sai giáo dân mà có hơn 200 người đồng bào trong làng tôi đã theo đạo, trên tổng số khoảng 500 người. Thế cho nên nếu nói đến truyền giáo như thế nào, tôi nghĩ ngay đến sự gần gũi, đến sự đồng hành của tất cả các thành phần trong Giáo hội cùng nhau trong đời sống đạo - đời.

TRÁCH NHIỆM KHÔNG CỦA RIÊNG AI

Anh Trần Văn Nho (Gx Hoàng Xá, GP Thái Bình): Tôi rất mến mộ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và thích thú trước nhiều thông điệp về truyền giáo mà ngài đã từng mời gọi. Tôi nhớ ngài nhấn mạnh việc “đem Tin Mừng cho người chưa biết”. Ðiều này có lẽ là vấn đề luôn thời sự và cốt lõi trong hành trình truyền giáo. Bằng cách này cách khác, điều quan trọng nhất vẫn là giới thiệu được Lời Chúa cho mọi người.

Tôi rất mong các nhà truyền giáo sẽ quan tâm nhiều đến những người nghèo khổ và những anh chị em tân tòng, bởi họ là đối tượng chịu thiệt thòi. Tôi cũng là một di dân nên có thêm niềm mong ước tinh thần truyền giáo sẽ không bỏ qua những ai sống ly hương. Vì khi xa quê, xa nếp sống đạo ở môi trường quen thuộc, sẽ rất dễ cảm thấy lạc lõng.

LINH HOẠT TRƯỚC THỰC TẾ CUỘC SỐNG

Bà Nguyễn Thị Trinh (Gx Thái Hòa, GP Xuân Lộc): Tôi suy nghĩ rất nhiều khi nhận được câu hỏi vì đó là một gợi ý khiến mình phải nhìn lại. Ai cũng có trách nhiệm góp phần để lan tỏa sức sống của Tin Mừng. Có rất nhiều hình thức chúng ta có thể góp sức nhỏ vào. Ðơn giản nhất là minh chứng bằng đời sống đạo đức, nói lời đẹp, làm điều tốt càng nhiều càng hay. Ở mỗi thời điểm, mỗi nơi sẽ có những vấn đề riêng, vì vậy sự linh hoạt, nhanh chóng và đa dạng theo tôi là điều vô cùng cần thiết trong công cuộc truyền giáo.

Tôi cũng nghĩ rằng mình cần mở rộng hơn ý nghĩa của truyền giáo, không phải chỉ dừng lại ở giới thiệu đạo mình đến người chưa biết Chúa, mà còn nên chú ý hơn đến cả những người đã là con Chúa. Truyền giáo vì thế nên là những công việc, hành động liên tục để bồi đắp đức tin thêm vững chắc. Tôi mong sẽ có nhiều hơn các chương trình, hoạt động ở các giáo xứ thu hút được người giáo dân như chúng tôi tham gia vào.

NGƯỜI TRẺ LÀ TƯƠNG LAI

Chị Huỳnh Thy Nhi (Melbourne, Úc): Tôi vừa có dịp về quê nhà trong tháng 10. Ở cả hai giáo xứ bên Úc và Việt Nam, khoảng thời gian này tôi đều được nghe các linh mục đề cập nhiều đến tinh thần truyền giáo. Cá nhân tôi thấy truyền giáo thành công không phải chỉ thể hiện ở các con số người vào đạo mình, mà quan trọng còn ở chất lượng, nghĩa là hiểu, giữ đạo và sống đạo ra sao. Thực tế cho tôi cảm nghiệm sự trưởng thành trong đức tin thì luôn bền vững hơn theo phong trào. Tôi cũng nghĩ rằng các hoạt động truyền giáo cần hướng tới giới trẻ nhiều thêm nữa vì họ là tương lai. Cùng đó, giới trẻ luôn mong muốn truyền giáo đến một cách tự nhiên trong tinh thần cởi mở, tức là nên chăng cần chú trọng thu hút được người trẻ theo cách của họ. Và xin đừng nóng vội bởi người trẻ chúng tôi cũng đang trong hành trình hoàn thiện để trưởng thành hơn.

BẰNG ÐỜI SỐNG THỰC TẠI

Anh Phạm Hoàng Thiên (Gx Trung Nghĩa, GP Xuân Lộc): Là một giáo lý viên, tôi quan tâm đến hướng dẫn thiếu nhi sống lành mạnh, tránh xa thói xấu, siêng năng đi lễ cầu nguyện, làm việc lành từ những việc nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày. Tôi luôn nghĩ mỗi em nhỏ đều là một nhân tố sẽ đóng góp tích cực cho việc loan báo Tin Mừng mai sau nên cần hướng dẫn các em thật kỹ trong sự yêu thương, để các em cảm nghiệm và đem những gì mình có đến với mọi người. Vậy nên theo tôi, để thực hiện các hoạt động truyền giáo, cần chú trọng việc xây dựng nếp sống lành mạnh ngay nơi mình đang sống . Tôi cũng mong các giáo lý viên sẽ chú tâm hơn giúp các em nhỏ hiểu được rằng, chính lối sống tốt đẹp có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn bất cứ bài lý thuyết hùng hồn nào. Truyền giáo chính là bắt đầu từ những điều đơn giản như thế.

“Mỗi người nam người nữ đã chịu phép Rửa là một nhà truyền giáo. Ai đang yêu thì không bao giờ bất động; họ bị lôi cuốn và đến lượt mình lại lôi cuốn người khác; họ hiến mình cho người khác và xây dựng những mối quan hệ trao ban sự sống… Mỗi người chúng ta là một nhà truyền giáo cho thế giới này, vì mỗi người chúng ta là hoa trái tình yêu của Thiên Chúa”.

(Trích sứ điệp của ÐTC Phanxicô trong ngày Thế giới Truyền Giáo 2019)

Minh Hải thực hiện

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.