Sinh nhật năm Covid thứ hai

Gọi năm Covid thứ hai để phân biệt năm 2020 là Covid thứ nhất. Nhớ hồi năm ngoái, sinh nhật của tôi và bạn bè, con cháu… rơi vào thời điểm giãn cách hoặc sau giãn cách không lâu, đều giới hạn trong gia đình. Nhìn lại, dịch không đến nỗi như hôm nay bởi dù gì, nhiều chợ vẫn còn hoạt động nên có thể không tổ chức rình rang nơi nhà hàng, quán tiệm, vẫn làm khiêm tốn tại nhà với hoa và chút ít món ăn ngon, cũng không quá khó để mua hải sản, thịt bò, rau quả tươi sống

Năm nay, dịch Covid hoành hành mạnh hơn. Không ít chợ và hàng quán đã đóng cửa ngay từ giữa tháng 6. Ra đường, muốn tìm một quán bán đồ ăn “mang đi”, không phải chỗ nào cũng có. Người dân được khuyến cáo không đi ra ngoài khi không có việc thực sự cần thiết. Ngay cả việc đi mua thực phẩm, người ta cũng không đi hằng ngày như trước mà mua cho cả mấy ngày hoặc cả tuần ăn dần. Có những nhà chủ trương “ăn để sống”: một tô mì gói làm canh, một chảo nhỏ kho quẹt là đủ… Chính vì vậy, nhằm ngày sinh nhật, bữa ăn có phần ngon hơn, dù chỉ với một tô canh bí nấu tôm khô, cũng đủ vui rồi…

Cộng tác với CGvDT, nói đến sinh nhật mình, tôi lại nhớ đến sinh nhật báo. Thấm thoắt lại đến ngày này. Còn nhớ những năm chưa xảy ra đại dịch, báo vẫn tổ chức mừng sinh nhật, không chỉ anh chị em trong cơ quan mà cả các cộng tác viên thân thiết cũng được mời họp mặt. Rồi năm dịch Covid thứ nhất, vào tháng 7, sau thời gian giãn cách, bạn bè, đồng nghiệp, cộng sự… cũng có thể mời nhau một tách cà phê, dù không ăn uống rình rang, song thế cũng vui chán!

Sài Gòn ốm
Trời quang đãng
Ngay cả những đám mây cũng tìm mảnh trời ở nơi khác
Sài Gòn đang ốm
Thành phố không một tiếng rên
Mọi thứ có lẽ vẫn bình thường,
hay là chúng ta đang tưởng tượng…
Mọi thứ có lẽ vẫn bình thường,
hay là chúng ta đang cố gắng…
Thành phố nổi tiếng với những ô cửa mở từ thời này sang thời khác
Đất nở ra bởi hàng vạn giấc mơ
Thành phố đông nghẹt,
nhiều lần chẳng còn chỗ cho những nỗi vẩn vơ
Thành phố mọi người cứ đi là đến
Sài Gòn đang ốm
Vẫn không một tiếng rên
Những ngọn gió phương xa ngập ngừng thổi đến
Chúng đã thôi không dám tung hoành
Trên những nóc nhà cao tầng
Mọi thứ chừng như im lặng
Sài Gòn đang ốm
Sài Gòn đang trong một giấc ngủ dài
Chờ đến hôm mai
TẠ THANH LAN

Năm nay, thành phố đang bị phong tỏa, dịch bùng phát, hẳn chẳng ai còn nghĩ đến mừng vui hay ăn uống. Mà cũng đâu thể mua thức ăn về để cùng tụ tập nấu nướng, thưởng thức cho vui bởi thành phố đang theo chỉ thị của nhà nước: không tụ tập quá 3 người.

Thôi thì hãy chia sẻ khó khăn cùng mọi người, hãy đồng cam cộng khổ với nhau trong giai đoạn này. Chỉ gởi những lời chúc tốt đẹp đến cho nhau. Nghĩ về tờ báo mình từng khắng khít nhiều năm, tôi cũng muốn gởi lời chúc mừng đến CGvDT cho ngày sinh nhật báo. Người ta nói giãn cách mùa dịch giúp con người sống chậm, và càng chậm, có lẽ càng có thời gian để lắng đọng, nghĩ về nhau, nhớ nhiều về những tháng ngày sôi nổi bên nhau…

HOÀNG HẠC

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.