Sống nghèo với Chúa Giáng Sinh

Tất cả mọi thông tin đại chúng bây giờ đều cổ vũ sự giàu sang, cách làm giàu, và thông tin về sự phát triển khắp nơi trên thế giới đều được cập nhật, mà chúng ta lại bàn về cuộc sống khó nghèo thì quả là vô duyên.

Chúa Giáng Sinh trong cảnh nghèo hèn lại là một nét đẹp, lôi cuốn bao tâm hồn đi theo Chúa Kitô nghèo và dâng hiến cuộc đời mình để phục vụ người nghèo.

Sống nghèo không ai thích, người ta tìm mọi cách để vượt lên thoát cái nghèo, để trở nên một con người cao quý hơn, trang trọng hơn. Thế mà đã có những linh mục, tu sĩ dòng tu dám từ bỏ cuộc sống bình thường đó, để sống nghèo với những người anh em một cách tình nguyện và dấn thân vào con đường này, con đường mà không ai muốn đi. Chỉ có tiếng nói từ trời cao mới giải thích được ý nghĩa nhiệm mầu này.

Chúa Giêsu Giáng Sinh trong cảnh nghèo: điều đó không ai phủ nhận. Các sách Tin Mừng đều nói về một Chúa Giêsu nghèo khó, đặc biệt là Tin Mừng của thánh Luca (Lc 2, 1-20). Chúa Giêsu đã trải qua một cuộc nhập tịch trần gian bằng con đường nghèo khó, cha mẹ có tên là Giuse và Maria, thuộc giai cấp hạ lưu, làm nghề lao động tay chân. Khi sinh ra đời, Ngài không nơi nương tựa, Ngài phải sinh nơi máng cỏ ở ngoài thành Bêlem giữa một đêm trời thanh vắng, có mấy mục đồng chứng kiến. Thế mà cuộc nhập thể đó đã trở thành một biến cố vĩ đại cho loài người. Đây là đêm đất trời giao duyên, trời đất gặp nhau, Con Thiên Chúa đã đến với loài người, xóa tan mọi ngăn cách vì tội lỗi, giao hòa con người với Thiên Chúa. Chính vì thế sau này thánh Augustino đã thức tỉnh mọi người chúng ta hãy trân quý đêm cực thánh này: “Hỡi bạn! Vì bạn mà Chúa đã làm người”.

Tên con trẻ là Emmanuel (Mt 1,23) là tên mà Thiên Chúa đã đặt cho Ngài qua miệng các tiên tri từ ngàn xưa. Thiên Chúa chúng ta không sinh ra nơi cung điện nguy nga, tráng lệ, nhưng sinh ra giữa chúng ta, với chúng ta, một con người rất gần gũi với chúng ta. Hơn thế nữa, có người đã ví von Chúa sinh ra nơi máng cỏ tanh hôi như thánh Phanxicô khó nghèo đã thi vị hóa với hang đá, với chiên bò... để diễn tả cảnh nghèo nàn của Chúa Giáng Sinh. Theo tôi, diễn tả như vậy chưa lột được ý nghĩa “nghèo” của việc Chúa làm người. Tôi đã chứng kiến được cảnh sinh ra đời của biết bao nhiêu người còn chịu nhiều sự thiếu thốn hơn nữa, họ không có nhà cửa, chốn ẩn náu, không có bếp lửa để sưởi ấm, không có người thân săn sóc...

Cái nghèo khó, cái thiếu thốn của Đức Kitô mà chỉ diễn tả qua của cải vật chất thì không nói hết được, nhưng cái nghèo thực sự của Ngài là sự từ bỏ, chia sẻ, tự hạ mà thánh Phaolô trong thư Philipphê (Pl 2,5-11) mới lột hết được ý nghĩa.

Ý nghĩa đích thật của Đức Kitô khó nghèo: Không ai giàu có bằng Chúa Kitô. Ngài là Ngôi Lời, là Thiên Chúa (Ga 1,1) nên mọi sự, mọi loài là của Ngài, nhưng Ngài làm một cuộc tự hạ thật diệu kỳ. Ngài là Con Thiên Chúa mà đã trở thành con người như chúng ta. Ngài đến trần gian để mang kiếp nghèo, hầu ta được giàu có như Ngài (x.2 Cr 8,9). Cái nghèo khó của Ngài là sự tự hạ thẳm sâu. Cũng vì tình yêu con người, Ngài đã trở nên người trần thế để chia sẻ phận làm người của chúng ta. Ngài đến trần gian để làm cuộc cách mạng lớn lao, làm một cái gì thiêng liêng, nhưng lại là cốt lõi cho loài người, đó là tình yêu. Đó là đặc tính của nhân loại, là một loài có đời sống tình yêu. Thảo nào, Ngài đã được xếp vào danh sách của những nhà cách mạng lớn nhất trong số những nhà tư tưởng cách mạng của nhân loại, như ông Socrates, Đức Khổng Tử, Đức Phật và Đức Kitô. Tư tưởng của các ngài đã làm thay đổi diện mạo của thế giới, trong đó luật yêu thương mà Chúa Giêsu gọi là luật mới (Ga 13,34) đang có sức hấp dẫn và lôi kéo bao tâm hồn. Ông Herman Hesse, trong cuốn sách rất nổi tiếng “Câu chuyện dòng sông”, đã đưa ra nhận định:

“Xưa nay nhân loại đã được tắm gội bởi ba dòng suối mát là:

yêu và trọng cái đẹp tinh hoa của nền văn hóa Hy Lạp;

yêu và trọng cái quyền của văn hóa La Mã;

yêu và trọng con người, kết quả của nền văn minh tình thương của Kitô giáo”.

Mỗi lần đón mừng lễ Giáng Sinh là chúng ta nhắc nhở nhau về sứ điệp cao cả đó.

- Một sứ điệp tình thương hơn là mừng với nhau những hình thức bề ngoài, chóng qua. Cái còn lại mà chúng ta phải giữ với nhau mà thánh Gioan tông đồ gọi là món nợ tình thương (Ga 15,12).

- Tình yêu Giáng Sinh là vậy. Đức Kitô là món quà tình yêu của nhân loại. Đêm Noel thật lung linh. Cả nhân loại đều vui mừng trong đêm cực thánh này và cùng nhau đón nhận một món quà chung, đó là tình yêu Giáng Sinh.

Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, lúc còn là một linh mục trẻ, đã viết thư cho mẹ ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh, đại khái ngài nói cùng gia đình rằng: “Hãy cám ơn Chúa, vì Chúa đã cho gia đình chúng ta nghèo, nhờ đó mà biết thương người nghèo”.

Người nghèo là một quà tặng trong mùa Giáng Sinh mà Thiên Chúa đã gởi tặng chúng ta.

- Chúa Giêsu nghèo và những người nghèo đang sống chung quanh chúng ta.

- Ngôi Lời đã trở nên con người và ở giữa chúng ta (Ga 1,14). Chúa chúng ta là Thiên Chúa nhưng sinh ra trên trần thế này, nhập tịch trong lòng thế giới và ở cùng chúng ta, là những con người nghèo hèn về mọi phương diện. Chúa chúng ta không sinh ra nơi cung điện nguy nga, và không sống trong cảnh giàu sang, phú quý mà sống nghèo giữa chúng ta (Mt 8,20). Tiền bạc và Thiên Chúa là hai điều mâu thuẫn (Mt 6,24). Làm tôi tiền bạc thì bỏ quên Chúa, ngược lại, có Chúa là có tất cả. Phúc thay cho người nghèo vì Nước Thiên Chúa là của họ (Lc 6,20), Nước Trời dành riêng cho người có tâm hồn bao dung, biết thương xót và hay cho đi.

Khi đi rao giảng, Ngài đã đến với những tâm hồn đớn đau, tội lỗi và những người bệnh hoạn... tức là những người thiếu ơn Chúa, là những người nghèo khổ khắp nơi. Bởi đó Chúa đã đi đến: nơi bờ biển, chốn rừng sâu, trong làng mạc, vùng thôn quê, nơi phố thị... đâu đâu cũng cần nhờ đến tình thương của Ngài và nhờ Ngài băng bó những vết thương lòng. Nói vậy, ai cũng là người nghèo, cần nhờ đến lòng Chúa thương xót.

Chúng ta là những người nghèo, cần Chúa cứu độ

Người xưa có nói: “Nhân vô thập toàn”, nói lên thân phận nghèo hèn của con người. Chúng ta là những người nghèo, kể cả những đại gia giàu có. Người thì nghèo về tiền bạc, kẻ thì nghèo về sức khỏe, kẻ khác nữa thì thiếu tình thương, người khác nữa thì nghèo về ý tưởng... Chỉ có một mình Thiên Chúa là Đấng giàu có vô cùng vì Ngài là Thiên Chúa, chúa tể mọi loài đã sinh làm người để chia sẻ mọi thiếu thốn với con người. Ngài đã đến với mọi người: với người trí thức như ông Nicôđêmô, người đàn bà tội lỗi xứ Samaria, người thu thuế, các luật sĩ, biệt phái... đủ mọi hạng người và hiện diện khắp nơi... đâu đâu cũng có dấu chân Người với mục đích là cứu độ mọi người.

Như thế, cánh đồng truyền giáo thì mênh mông, đó là sứ mệnh của Giáo hội, của các dòng tu, của mỗi chúng ta. Truyền giáo là đem Chúa đến cho kẻ khác, bởi đó Giáo hội luôn dấn thân vào sứ vụ vì người nghèo luôn ở bên cạnh. Người nghèo là hạng người được Chúa quan tâm hơn cả. Ngay cả loài người, mối bận tâm của con người là hạng người nghèo cần phải giải phóng cho họ thoát khỏi cảnh đói khổ. Cả hai phần ba nhân loại đang sống trong cảnh lầm than, đã được ánh sáng, niềm hy vọng khơi dậy... Nhưng hơn một thế kỷ nay, người nghèo đã không thay đổi được cuộc sống mà hố sâu càng ngày càng gia tăng...

Bao nhiêu cuộc cách mạng, dù tốn nhiều xương máu cũng không làm thay đổi tình trạng này trên thế giới, nó như một vi trùng đã ăn sâu vào lòng nhân loại rồi.

Cuộc cách mạng với nền văn hóa tình thương của Kitô giáo mới mong thay đổi bộ mặt của quả địa cầu này, vì đây là cuộc cách mạng không bạo động mà chỉ mong sao thay đổi được lòng người. Con người phải từ bỏ tính ích kỷ của mình mà sống bao dung và biết chia sẻ với anh em mình như Chúa Giêsu đã từ bỏ ngai trời và xuống thế làm người và ở cùng chúng ta.

Hằng ngày tôi sống với anh chị em mình, những người mang thân phận phàm nhân với bao túng thiếu, cần đến người khác nâng đỡ chở che. Người nghèo, người ta chỉ biết đến những người thiếu thốn vật chất, đau khổ. Người ta chỉ biết đến những kẻ khốn cùng về thể xác, và biết bao nhiêu công tác từ thiện, thăm viếng những người xấu số để làm vơi đi những tủi nhục của trần gian. Nhưng, làm điều đó vẫn chưa đủ, còn thiếu nhiều lắm, mà các tôn giáo khác, đặc biệt là Kitô giáo đã thêm vào để xoa dịu những vết đau thương của nhân loại như nhạc sĩ Phạm Duy đã cảm thấy: “Tiếng Chúa vào đời xóa vết thương trần thế”.

Chúng ta là những người giàu có về vật chất, phải chia sẻ với những người thiếu thốn về cơm ăn, áo mặc, tiện nghi vật chất cho họ.

Chúng ta là những kẻ giàu có về tư tưởng, phải chia sẻ những hiểu biết về tri thức cho những người kém may mắn về học hành.

Chúng ta là những người sống trong hạnh phúc, hãy ủi an những kẻ bất hạnh.

Chúng ta là những người đang được yêu thương, hãy chia sẻ những nỗi đau khổ với những kẻ buồn phiền.

Chúng ta là những kẻ được ơn cứu độ, hãy đi rao giảng cho những người chưa biết Chúa. Hãy kéo họ lên khỏi vũng lầy của dốt nát, nghèo khó, thiếu thốn và dẫn đưa họ vào ánh sáng bất diệt là Đức Kitô Giáng Sinh như Ngài đã nói: “Tôi là ánh sáng thế gian” (Ga 8,12).

Lm. Phaolô Đậu Văn Pháp, SVD

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những mùa hồng trong ký ức
Những mùa hồng trong ký ức
Cả nhà tôi đều thích trái hồng. Loại quả đến từ xứ lạnh, mềm mại, dẻo ngọt ấy có sức quyến rũ lạ lùng trong gia đình tôi.
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Ông bà ta bảo, cứ có con là tự khắc biết làm cha làm mẹ, chẳng cần phải học. Vậy nên cũng không thấy có trường lớp nào dạy làm cha mẹ cả. Nhưng với tôi, “nghề” làm cha mẹ chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt là...
Lãng quên - cái chết thật sự của người đã khuất
Lãng quên - cái chết thật sự của người đã khuất
Có nhiều quan niệm có cái chết. Cái chết thứ nhất mang tính chất thể lý khi các cơ quan không còn khả năng hoạt động và mọi cơ chế tuần hoàn của cơ thể dừng lại.
Những mùa hồng trong ký ức
Những mùa hồng trong ký ức
Cả nhà tôi đều thích trái hồng. Loại quả đến từ xứ lạnh, mềm mại, dẻo ngọt ấy có sức quyến rũ lạ lùng trong gia đình tôi.
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Ông bà ta bảo, cứ có con là tự khắc biết làm cha làm mẹ, chẳng cần phải học. Vậy nên cũng không thấy có trường lớp nào dạy làm cha mẹ cả. Nhưng với tôi, “nghề” làm cha mẹ chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt là...
Lãng quên - cái chết thật sự của người đã khuất
Lãng quên - cái chết thật sự của người đã khuất
Có nhiều quan niệm có cái chết. Cái chết thứ nhất mang tính chất thể lý khi các cơ quan không còn khả năng hoạt động và mọi cơ chế tuần hoàn của cơ thể dừng lại.
Mưa lũ kinh hoàng ở Tây Ban Nha
Mưa lũ kinh hoàng ở Tây Ban Nha
Số người chết ở Tây Ban Nha do mưa lớn dẫn đến lũ quét vào tuần trước đã tăng lên ít nhất 217 người, chưa kể hàng trăm người mất tích, mà theo giới khoa học, nguyên nhân của đợt lũ lụt này có liên quan đến biến đổi khí...
Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3   
Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3  
Liên hoan “Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3” lần 4 năm 2024 đã diễn ra trong hai đêm 30 và 31.10.2024 tại Trung tâm Văn hóa Quận 3, do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 3 phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành...
Món ngon khi nhà chẳng còn gì
Món ngon khi nhà chẳng còn gì
Ông bà mình từng nói, món ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời. Món ngon trong lúc thiếu thốn, lo âu càng ngon hơn gấp bội. Như thời điểm này cách đây hơn 3 năm trước là đợt Sài Gòn giãn cách gắt gao để phòng dịch Covid-19.
Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Thay đổi thói quen để giữ gìn sức khỏe
Thay đổi thói quen để giữ gìn sức khỏe
Sống an lành, khỏe khắn luôn là ước mong của người đời. Xung quanh chúng ta, thi thoảng vẫn nghe được những tin tức không mấy vui vẻ về người quen, rằng mới phát hiện ra bệnh này bệnh nọ, khiến cho mình lo lắng.