Tấm lòng Việt...

Sau những ngày miền Trung tang thương trong mưa bão là triệu những tấm lòng đáp lại lời mời gọi của Giáo hội cũng như từ chính lòng trắc ẩn cá nhân.

TINH THẦN YÊU THƯƠNG CỦA ĐẠO

Bà Hồ Thị Xuân Quỳnh (Giảng viên ĐHCT - Gx An Thạnh - GP Cần Thơ): Trong những ngày qua, đồng cảm với những thiệt hại của đồng bào miền Trung ruột thịt, đồng bào Công giáo cũng không nằm ngoài tinh thần tương thân tương ái vì cộng đồng. Ở trường và ở họ đạo đều có thùng quyên góp tự nguyện. Tôi thấy có không ít những học sinh, sinh viên thuộc một số giáo xứ cũng đã có những hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhằm hỗ trợ đồng bào miền Trung đang trong cơn nguy khốn. Có bạn trẻ đập heo đất để ủng hộ và có bạn bỏ công đi xin quần áo cũ... Thiết nghĩ, những việc làm giàu tính nhân văn này cần phải được nhân rộng hơn trong cộng đồng giáo dân, bởi đó không chỉ là sự phát huy tinh thần “thương người như thể thương thân”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta mà đó còn là tinh thần yêu thương của con dân đạo Thiên Chúa hướng đến để phục vụ tha nhân.

KÊU GỌI CÁC BẠN DU HỌC SINH

Chị Nguyễn Phương Uyên (Gx Gia Định - TGP.TPHCM): Tôi là du học sinh nhưng vẫn thường xuyên theo dõi tin tức trong nước. Vừa qua, miền Trung phải hứng chịu một trận lũ kinh hoàng khiến tôi không khỏi đau xót. Tôi trăn trở băn khoăn không biết nên làm gì giúp cho dân của mình. Thế rồi tôi nảy sinh ý tưởng lên tiếng kêu gọi các bạn du học sinh cùng quyên góp tiền để gởi về ủng hộ đồng bào mình. Số tiền tuy không lớn lắm nhưng là tấm lòng của những người con xa xứ như chúng tôi, vẫn luôn đau đáu hướng về quê hương đất nước trong tinh thần liên đới. Tôi nhờ mẹ ở Việt Nam gởi số tiền này ra cho đồng bào miền Trung. Qua cơn thiên tai vừa rồi, tôi nhận thấy nhiều người trẻ bây giờ cũng rất quan tâm tới vấn đề của đất nước. Không bàng quan trước những bất hạnh của người khác. Tôi rất cảm động và tin tưởng rằng vẫn còn rất nhiều người có lòng trắc ẩn không chỉ biết nhận mà còn biết cho đi.

NHIỀU NGƯỜI TRẺ THAM GIA

Chị Tăng Thị Huyền (Q7 - TPHCM): Cơn lũ ở miền Trung vừa qua đã để lại nhiều câu chuyện về tình tương thân tương ái, trong đạo cũng như ngoài đời. Tôi thấy sự chia sẻ tỏa lan khắp nơi, người ta kêu gọi nhau qua các tài khoản trên mạng, các góc đường, trong những hàng quán... Mỗi người tùy theo khả năng và điều kiện của mình mà đóng góp một phần để giúp đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn trước mắt. Trong những tổ chức tình nguyện, đoàn thiện nguyện đến tận nơi có sự tham gia của nhiều người trẻ. Cộng đồng vẫn không ngừng quyên góp để không chỉ giải nguy tức thời mà họ còn mong ước có được một hướng đi dài lâu, ổn định trong những chương trình bác ái dành cho miền Trung.

GIÚP TÁI THIẾT CUỘC SỐNG

Ông Đặng Quang Khôi (Gx Mai Khôi - TGP.TPHCM): Gia đình tôi đóng góp một phần tiền thông qua các tổ chức như Caritas tại giáo xứ, giáo phận để giúp đỡ cho bà con miền Trung. Khu xóm, giáo xứ cũng có những thùng quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ. Mọi người cũng thường xuyên theo dõi tình hình và ít nhiều hiệp lời cầu nguyện. Qua các phương tiện truyền thông, tôi cảm thấy ấm lòng khi nhìn những món quà cứu cấp được trao tận tay đồng bào nơi vùng lũ. Những gói mì, chiếc bánh trong hoàn cảnh này thật quý giá biết bao. Mỗi mùa lũ đi qua, bao công sức lao động của con người cũng đi theo dòng nước nên cái nghèo cứ đeo hoài đeo mãi. Chính vì thế, bên cạnh các hoạt động cấp cứu cũng cần có những chính sách thiết thực trong việc hỗ trợ đồng bào tái thiết cuộc sống. Điều này cần sự đồng tâm hiệp lực của nhiều cá nhân, nhiều đoàn thể, nhiều ban ngành mới hoàn thành tốt được.

VÌ MẢNH ĐẤT NGHÈO

Anh Phạm Anh Tuấn (TPHCM - gốc Quảng Bình): Ngay khi biết được những dòng tin tức đầu tiên qua người thân ở quê nhà, rồi đến thông tin về tình hình lũ lụt kinh hoàng qua truyền thông thì anh em đồng hương chúng tôi đã ngay lập tức kêu gọi tình liên đới trong đồng nghiệp, bạn bè quen biết, các doanh nhân, mạnh thường quân… Chúng tôi đã tập hợp lại rồi thuê xe đi ra các tỉnh miền Trung tặng người dân vùng lũ khá nhiều nhu yếu phẩm như gạo, đường, dầu, mắm...

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.