Tập cho con sống chậm và nghĩ sâu...

Thời đại ngày nay dường như người ta vội vã quá. Một vụ việc chưa rõ ràng đã nhanh chóng kết luận. Số đông theo dõi sự kiện trên mạng qua loa rồi phán xét, tạo thành hiệu ứng đám đông. Nghĩ suy chưa thấu đáo đã phát ngôn, chửi bới, làm tổn thương nhau. Giữa một xã hội vội vàng, nhiều người cũng vội trong cách nghĩ, cách ăn, cách nói... Trong chuyện giúp con trẻ phát triển tri thức và nhân cách, sống tử tế, các bậc phụ huynh xem ra cũng nên chú trọng cả việc tập cho con nhận thức đúng vấn đề, không hấp tấp…

Khi quá vội vàng...

Những bậc cao niên là những người có nhiều kinh nghiệm chứng kiến các vụ việc dẫn tới hậu quả đáng tiếc do con suy xét vội vàng. Bà Nguyễn Thị Hiền, 76 tuổi (Q.3, TPHCM) cho biết, mấy lần bà nhìn thấy cảnh tai nạn giao thông, người đi đường giúp đỡ người gặp tai nạn rồi chính họ lại bị vạ lây: “Không phải trên phim ảnh mới có cảnh người nhà chạy lại, không biết ất giáp gì mà xông vào đánh người có công giúp đỡ nạn nhân, ở ngoài thực tế có như thế mới dựng nên phim ảnh. Con đường trước nhà, tôi thấy va quẹt hoài và không ít lần những người làm ơn lại phải chịu thiệt. Suy cho cùng là do người nhà hấp tấp, chưa coi rõ ngọn ngành”. Cũng theo bà Hiền, đó là nguyên nhân vì sao ngày nay khi thấy các vụ tai nạn, một số người có tâm lý dè chừng, ngại xông pha vào giúp đỡ nạn nhân.

Rất nhiều tình huống khác trong cuộc sống mà nếu không thận trọng quyết định sẽ dẫn tới sai lầm nghiêm trọng, khó lường. Anh Nguyễn Văn Nam, 30 tuổi (Q.11, TPHCM) chia sẻ, bản thân anh suýt phải ân hận do sự vội vàng và từ đó tập cho mình bài học biết suy xét, kỹ lưỡng hơn. “Câu chuyện cũng liên quan việc hôn nhân vợ chồng. Ngày đó, lúc mới kết hôn được vài tháng, tôi vô tình thấy bà xã mình nhắn tin với người bạn khác giới lạ. Bên kia có những tin nhắn thân thiết. Liếc trên điện thoại của vợ, tôi nổi cơn giận lôi đình và nói nặng lời với cô ấy. Rất may vợ tôi là người hiểu chuyện, cố nhẫn nhịn và nhẹ nhàng giải thích, cho tôi cơ hội để hiểu rõ sự việc rằng cô không có lỗi, nếu không chắc tình cảm đã sứt mẻ”, Nam kể. Đối với anh, đó là một trong những lần giận dữ lớn mà sau này còn nhớ. Từ đó, anh cũng hiểu hơn trong quan hệ vợ chồng tuy yêu đương thắm thiết nhưng rất dễ rạn nứt nếu một trong hai vội nóng giận.

Suy cho cùng, sự vội vàng, hấp tấp là biểu hiện của sự chưa chín chắn, không hiểu chuyện. Có hiểu chuyện, người ta sẽ từ tốn, chậm rãi suy xét và tìm rõ nguyên nhân, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ, một cách thấu đáo. Trong bối cảnh các phương tiện truyền thông ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống, những thông tin thiếu kiểm chứng lại càng dễ được lan nhanh, dẫn tới hậu quả khó lường, vì thế các bậc phụ huynh cũng nên nhắc con trẻ cẩn trọng hơn để tránh bị “hớ”. Cô Trần Thị Khánh Lan (Q.12, TPHCM) cũng có lần va vấp và rút ra kết luận: “Có lẽ, sau những sự việc, mình cần cảnh giác hơn. Đôi khi những người được cho là có uy tín cũng chưa hẳn đáng tin mà cần phải kiểm chứng trước thông tin. Trong gia đình, nếu cha mẹ không là tấm gương mẫu mực, để con cái nhìn thấy sự hồ đồ của mình sẽ tác động tới chính đứa con. Rồi trẻ lớn lên cũng dễ bắt chước cha mẹ, ăn nói, cư xử thiếu chuẩn mực”. Là giáo viên, có con nhỏ đang ở tuổi tiểu học nên cô cũng nhắc mình làm gương cho con cái.

Bài học cẩn trọng và yêu thương

Thực tế cho thấy rằng không phải đứng trước một sự việc, một biến cố ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống, ai cũng có thể kiên định và đủ cẩn trọng để xem xét vấn đề thấu đáo. Phạm trù này thuộc về tính cách và còn là kỹ năng cần được học hỏi, trau dồi. Anh Lê Xuân Tiền (Q.11) cho hay, anh tập cho con nên tìm hiểu kỹ càng các sự việc liên quan đến mình rồi mới kết luận: “Con tôi hỏi nhiều lắm. Mà nói chung trẻ nhỏ bây giờ hay hỏi. Rồi chúng hay kết luận là tại cái này, cái kia... với những lý lẽ đưa ra chỉ theo ý nghĩ non nớt của chúng. Nhìn thấy một vụ mâu thuẫn, đánh nhau trên đường, cháu đã vội nói do người này, người kia... Tất cả những điều đó, khi ở bên, tôi luôn nhắc con mình đừng vội phán xét khi chưa hiểu rõ nội tình”. Đồng ý với anh Tiền, anh Phan Đăng Khôi (Q.Bình Tân, TPHCM) cũng nói, trong nhà, mỗi khi có việc gì mâu thuẫn cần giải quyết, mình cũng tập cho con tự tìm hiểu, lý giải theo cách của con: “Điều quan trọng là cho con cơ hội tự tìm hiểu, giải thích. Rồi nó sai ở đâu, mình sẽ uốn nắn chỗ đó chứ không để con cảm tính”.

Xã hội càng hiện đại, dường như người ta cũng càng dễ lạnh nhạt với nhau và đối xử theo hình thức mang tính xã giao. Xã giao trong các mối quan hệ, chừng mực hoặc chỉ giữ trọn bổn phận mà có vẻ ít cho đi, làm nhiều hơn điều đáng phải làm. “Xong một giao dịch, rời khỏi công ty, người ta cảm ơn nhau như phép lịch sự. Nhưng khi bước ra đường, có một người bị tai nạn, người kia có hỏi thăm, giúp đỡ hoặc giả giữa đồng nghiệp, khi người này, người kia bệnh tật, ngoài tiền gom góp chung ủng hộ như mọi người, liệu có thể có thêm lời hỏi thăm, động viên?”, cô Khánh Lan bày tỏ suy nghĩ. Cô cho rằng, ngày nay, khi xã hội văn minh hơn, người ta cũng càng giữ kẽ hơn. Đôi lúc, trong gia đình, với ông bà cha mẹ cũng như thế. Điều này không sai, nhưng chưa đủ. “Liệu mình có thể cho đi nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn, suy nghĩ cho người khác nhiều hơn cho chính mình?”, cô tự đặt câu hỏi.

Còn anh Châu Minh, một phụ huynh ở ngoại thành cũng có những trải nghiệm riêng. Trong khi giáo dục con cái, anh hay nhắc các bé đừng ỷ lại, đừng cho rằng ông bà cha mẹ có trách nhiệm chăm lo mà đòi hỏi, thay vào đó nên nghĩ lại cho ông bà, tập trao yêu thương, làm việc tốt, giúp đỡ ông bà cha mẹ: “Nếu tới sinh nhật của con, ông bà cha mẹ tặng quà, dẫn đi chơi, đi ăn uống thì tới sinh nhật cha mẹ, con cũng tự nghĩ xem mình cần làm gì cho cha mẹ vui, chẳng hạn. Dĩ nhiên không cần con mua quà nhiều tiền mà liệu con có thể làm gì ý nghĩa?”. Anh quan niệm, dạy cho con biết cho đi và làm những việc nhỏ, yêu thương gia đình từ lúc còn bé với những cử chỉ đơn sơ, không quan trọng quá hình thức bên ngoài nhưng đi sâu vào giá trị thật.

Ngoài sự đồng hành trong cuộc sống, học tập với con cái, không ít phụ huynh chọn cách dạy con sống chậm, nghĩ sâu hơn thông qua kho tàng sách. Vì lẽ, trẻ đọc sách nhiều sẽ phát triển trí tuệ, có thêm kiến thức và kinh nghiệm từ người đi trước. Chị Nguyễn Thị Thanh Lan, 36 tuổi (Q.5, TPHCM) cho rằng tủ sách thiếu nhi dành cho trẻ nhỏ thật cần thiết và gia đình chị đã dành góc đọc sách nho nhỏ cho các con. Ở đó, chị trang bị những quyển sách phù hợp lứa tuổi và tính cách. Đồng thời, nhắc nhở con dành thời gian đọc, ngoài giờ học trên lớp hay giải trí khác.

Dìu dắt đứa trẻ trưởng thành tốt, biết thấu hiểu, biết nghĩ suy chín chắn giữa những cám dỗ có thể có của xã hội là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ gia đình, có thể nói tấm gương của cha mẹ, sự uốn nắn, theo dõi của bậc đi trước với thế hệ sau là ý nghĩa, giúp ích nhiều đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con cái.

THIÊN KHÔI

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.