Tết tiết kiệm và sẻ chia của người Sài Gòn

Ngày Tết là thời điểm mọi người thường mua sắm dư dả để lấy hên cho năm mới sung túc thịnh vượng. Tuy nhiên, một năm 2020 thế giới rơi vào khủng hoảng vì đại dịch Covid, đến nay vẫn chưa hết. Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Hiện tượng này tác động không nhỏ đến cuộc sống người dân thành phố. Tết năm nay, phần lớn người Sài Gòn “ăn Tết” ra sao?

Ông Nguyễn Bách Quang, 54 tuổi (ngụ Q.1) sống ở địa bàn có khá nhiều người thất nghiệp vì đa số kinh doanh hoặc làm công tại chợ Bến Thành hay những tiệm ăn dành cho khách nước ngoài. Chủ thì không có doanh thu, sang sạp, người làm công bị cho nghỉ việc. Một số chạy xe ôm, số khác cố gắng bán thức ăn vặt lề đường và trong hẻm để qua giai đoạn khó khăn này. Tết đến với họ thật sự nặng nề. “Nếu mình ăn Tết hoành tráng rình rang trong bối cảnh này, liệu có hợp lý không?”, ông Quang bày tỏ.

Thật tủi thân cho một người phải ăn Tết trong cảnh khó khăn trong khi hàng xóm vật heo, mổ bò, “rinh” hàng chục gốc hoa nơi chợ hoa xuân về chưng Tết. Vì vậy, suy tư của ông Quang cũng là điều dễ hiểu.

Cũng nhiều người thấy tình cảnh phần lớn người lao động thất nghiệp nên đã ý tứ chọn cho mình một cái Tết “như đa số người lao động thất nghiệp”, như ông Nguyễn Văn Bảy, 47 tuổi (Q.3) chia sẻ, vợ chồng ông bán tạp hóa, những mặt hàng cần thiết như gạo, xà bông, đường sữa…nên thu nhập ổn định. Tuy nhiên Tết năm nay, hai vợ chồng ông chỉ trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, chưng hoa khiêm tốn trên bàn thờ và ăn Tết chỉ với nồi thịt, vài đòn bánh tét, ít mứt… Thế là đủ. Ông không muốn những người kém may mắn trong xóm nhìn ông mà tủi thân cho chính mình.

Bên cạnh những cảm thông với người chung quanh kém may mắn hơn mình để ăn cái Tết tiết kiệm, còn có không ít người sẵn sàng sẻ chia cùng người khác. Ông Nguyễn Văn Bảy dự định 28 tết sẽ đến những gia đình khó khăn trong xóm tặng bánh tét, bánh kẹo (nếu nhà có trẻ con), một bọc gạo 5 ký mua từ siêu thị... để giúp họ có chút ấm áp trong mùa Tết này.

Nhiều bạn trẻ trong lãnh vực giáo dục, y tế, xây dựng, kiến trúc, công nghệ…ít ảnh hưởng dịch bệnh hơn nên đã cùng kêu gọi trên facebook, cùng hùn tiền và mua gạo, quà bánh đến những vùng sâu, vùng xa, cao nguyên…tổ chức hội chợ và tặng quà, mang lại niềm vui cho trẻ em địa phương. Chị Trần Thị My, 32 tuổi (Q.3), chuyên viên công nghệ, làm việc cho một công ty cho biết, chị và bạn bè đã cùng góp tiền, mua quà lên Tây Nguyên, tổ chức trò chơi và phát quà cho các em nhỏ. Chị nói: “Chúng tôi cũng ảnh hưởng dịch bệnh, đơn hàng có giảm nhưng vẫn còn thu nhập. Mùa dịch không chỉ dân thành phố, mà dân tỉnh, nhứt là vùng cao lạnh giá cần lắm chút gạo bánh ấm lòng. Chúng tôi buộc mình năm nay ăn Tết tiết kiệm để dành tiền giúp đỡ người khó khăn hơn”.

Anh Phạm Quang, 30 tuổi (ngụ tại Tân Bình) là chủ một trang web bán hàng trực tuyến cũng đã cùng bạn bè đồng nghiệp thuê xe, mua gạo, bánh đến những vùng xa tỉnh An Giang phát quà cho bà con nghèo để có cái ăn Tết. Anh cho biết năm nay mình chỉ mua bánh tét, kho nồi thịt hột vịt, ít bánh kẹo, một thùng nước ngọt…đủ chiêu đãi bạn bè đến chơi. Anh dồn tiền cùng đồng nghiệp mang Tết đến cho người khác.

Còn bà Mai Phương Thảo, 56 tuổi (Q.1) lại nghĩ đến các cụ già trong các nhà mở. Thường mạnh thường quân những ngôi nhà mở này là các anh chị tiểu thương.Mùa dịch, doanh thu giảm nên sự tiếp tế đến các nơi này giảm đi. E các cụ gặp khó khăn, bà Thảo đã huy động bà con, bạn bè…mua bánh, thực phẩm…đến trao cho các cụ như một cách chia sẻ. Người ta thường nói khi người ta già sẽ trở lại tính trẻ con. Mà trẻ con ngày Tết thích tiền lì xì. Nghĩ vậy, nên bà Thảo ngoài quà tặng, còn lì xì cho các cụ ở những mái ấm, nhà mở để mang lại cho họ chút niềm vui “trẻ thơ”.

***

Người Sài Gòn vốn phóng khoáng và hào sảng. Họ có mắt nhìn ra sự khó khăn của người chung quanh để bóp lại túi tiền xài của mình mà mở túi ra cho những người bất hạnh hơn. Dạo quanh những ngõ hẻm, nhà phố… sẽ thấy những người cố cựu Sài thành chuẩn bị một cái Tết đủ đầy nhưng không xa hoa, hoành tráng cho mình và gia đình. Nhưng nếu chú ý hơn sẽ thấy họ xách gạo, dầu ăn, gói lạp xưởng…sang chia sẻ cùng hàng xóm. Gần Tết, lại thấy những chiếc xe thiện nguyện từ thành phố đi về thôn quê hay ghé những ngôi nhà mở, trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ kém may mắn… mang niềm vui Xuân tới những mảnh đời khó khăn.

Nhiều người nói, hạnh phúc trong mùa Tết của họ, đơn giản chỉ là mang lại niềm vui cho người khác.

NGUYỄN NGỌC HÀ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.