Thách thức của ngành giáo dục

Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Ðào tạo về số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào Ðại học thì năm 2019 giảm rất mạnh, thấp hơn nhiều so với 2018, 2017 và nhiều năm về trước. Cụ thể, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dựthi THPT quốc gia 2019, trong đó, có hơn 650.000 thí sinh xét tuyển Ðại học,có 279.001 dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không thi Ðại học(chiếm 27,8%). Con số này năm 2018 là 25,7% và 2017 là 25%. Các con số đã nói tới một thực tế là nhiều thí sinh không còn mặn mà với đại học. Ðồng thời cũng phản ánh một tư duy mới trong hướng nghiệp rằng, đại học không phải là tấm vé duy nhất để lập nghiệp, tạo dựng cuộc đời.

Kết quả hình ảnh cho ngÃnh giáo dục

Tỷ lệ hơn ¼ thí sinh không muốn xét tuyển vào đại học năm nay phản ánh một xu hướng là thị trường lao động hiện nay có tính chất mở và đa lĩnh vực hơn trước, và không nhất thiết cứ phải vào đại học mới có thể tham gia. Xu thế thừa thầy, thiếu thợ đã tồn tại từ nhiều năm nay, do thí sinh chỉ muốn vào đại học, khiến các lĩnh vực nghề nghiệp kỹ thuật thiếu các thợ lành nghề nghiêm trọng. Mặt khác, trong khi các cử nhân đại học thất nghiệp ngày một nhiều thì nhóm đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội lại dễ dàng tìm được việc sau khi tốt nghiệp. Bởi vậy năm nay, nhiều thí sinh căn cứ vào lực học, điều kiện gia đình, khả năng xin việc sau ra trường mà quyết định không chọn cánh cửa đại học. Thực tế này phản ánh một tín hiệu vui cho việc tư duy hướng nghiệp gắn với thực tế hơn, ít ảo vọng, góp phần giảm chi phí giáo dục đại học của không ít gia đình, bởi nếu vì ham cái mác, cái danh, được chọn lựa thiếu phù hợp, dễ dẫn đến thất nghiệp ra khi ra trường, gây lãng phí nguồn lực của gia đình và xã hội.

Ở một góc độ nào đó, đây cũng là một sự cảnh báo đối với chính các cơ sở giáo dục đại học. Những trường đại học danh tiếng, khẳng định thương hiệu, thí sinh tuyển vào khó, đào tạo xong thường dễ kiếm được việc. Nhưng có những trường thiếu nền tảng, nhiều khoa, nhiều ngành không gắn với nhu cầu thị trường, tìm cách tuyển sinh cho đủ chỉ tiêu, sinh viên học xong khó xin việc, dẫn đến việc phải đóng cửa nhiều khoa, ngành. Vậy việc sụt giảm thí sinh đăng ký thi tuyển đại học năm nay cũng buộc các trường đại học phải cải cách đổi mới để đáp ứng nhu cầu đào tạo và khả năng xin việc của sinh viên sau tốt nghiệp.

Ðại học nay cũng đã bước vào vận hành theo cơ chế thị trường, hết thời chộp giựt, nếu không phù hợp, nhiều ngành, nhiều khoa sẽ bị khai tử. Ðó là quy luật tất yếu cung cầu của thị trường giáo dục và thị trường lao động. Dù vậy, theo một số thống kê thì một khi nền tảng giáo dục đại học nếu đủ tiêu chuẩn, vẫn luôn là một nguồn cung ứng nhân lực có chất lượng cho thị trường lao động.

Thách thức cũng đặt ra với chính các cơ sở đào tạo nghề. Khi nhu cầu tăng mà cách dạy, cách mở ngành vẫn thiếu cập nhật cũng sẽ trở thành lạc hậu trong tương lai. Ðào tạo nghề càng phải gắn với nhu cầu thời đại và những biến đổi của thị trường lao động, việc làm…, trong bối cảnh đa dạng, cạnh tranh nguồn nhân lực hôm nay.

Ngô Quốc Ðông

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.