Thánh ca cho người đã khuất

Trong kho tàng thánh nhạc, những ca khúc viết về cái chết, về sự ra đi có sức đánh động rất riêng. Tháng 11 về, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng lòng tưởng nhớ người đã khuất cách đặc biệt. Đi nhà thờ, tảo mộ, lắng nghe những giai điệu sâu lắng, lòng lại dâng lên nhiều nghĩ suy…

1.

Kitô hữu tin rằng chết không phải là hết. “Sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi, lúc con người nằm yên giấc ngủ, mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai”, nhạc sĩ Phanxicô, trong tác phẩm “Sự sống thay đổi mà không mất đi”, đã cố ý không dùng đến từ “chết”, mà nhấn mạnh đến “sự sống”. Lời bài hát diễn tả cuộc sống của con người trải qua hai giai đoạn: trước khi nhắm mắt xuôi tay và sau đó. Cụm từ “không mất đi” được lập đi lập lại, và tác giả cho thấy con người luôn được sống trong tình yêu Thiên Chúa, dù ở trạng thái nào. Nghe từ đầu đến cuối ca khúc, dẫu có phải đang trong cảnh chia lìa, đau xót trước sự mất mát của người thân hay bè bạn, vẫn thấy nhẹ lòng như có một nguồn sức mạnh vực dậy: “Sự sống này vào nấm mộ mà không mất đi. Chúa thương từng bụi cây lá cỏ, đâu muốn con người phải nát tan đi…”(...) “Ngày giã từ, xuôi tay nằm trong cát bụi tàn. Nghe xôn xao trời lời ru êm ái, Thiên Chúa nhân từ chào đón người con”. Có thể, đây là một cách nói nhằm giảm đi những xót xa, thương tổn. Nhưng chắc chắn ẩn sâu sau đó là niềm tin Kitô giáo của người viết. Sự sống nơi trần thế chỉ là điểm tựa ban đầu cho một cõi vĩnh hằng. Bởi như người nhạc sĩ xác tín : “… ngày mai trong Chúa, hạnh phúc muôn đời chẳng có thời gian”. Ca khúc, với giai điệu nhẹ nhàng và nội dung giàu tính triết lý đã đi sâu vào trái tim của nhiều người.

2.

Người Công giáo vẫn tin rằng, đời là một cuộc lữ hành về Thiên Quốc. Thư thứ nhất thánh Phêrô viết:“Anh em là khách lạ và lữ hành, tôi khuyên anh em hãy tránh xa những đam mê xác thịt, vốn gây chiến với linh hồn”(1Pr 2, 11). Và cái chết, là bước ngoặt mới. Thế nên, khi nói đến cái chết, bằng thánh nhạc, nhiều tác giả đã ví điều đó như một hình thức “Ði về Nhà Chúa” (Trầm Hương, Dao Kim) chứ không phải vào cõi hư không.

Trong mỗi nhạc phẩm của thể loại này, các tác giả cũng bày tỏ nhận thức về tội lỗi của con người. Linh mục, nhạc sĩ Thái Nguyên, trong bài “Trước nhan Ngài” đã hình dung: “Trước nhan Ngài, con chẳng đáng chi. Trước nhan Ngài, con là tử thi. Công cán gì, Chúa ơi! Với tấm thân hèn yếu... Trước nhan Ngài có ai lành thánh?”. Thánh ca cũng là lời tâm tình về những khổ đau, thân phận yếu hèn của nhân loại. Nhạc sĩ Phanxicô viết bài “Cuộc đời là bể dâu” với những nhận định: “Ðời sống nơi trần thế có giàu sang và có khó nghèo, có cuộc đời luôn luôn vất vả, có cuộc đời luôn an nhàn. Dù nghèo khó hay giàu sang, cũng đến ngày lìa xa cõi đời, nói làm sao, biết làm sao, cuộc đời là phù vân”. Các khúc ca còn mời gọi tín hữu hướng tâm hồn lên Chúa như “Trong gian truân” của linh mục nhạc sĩ Kim Long: “Trong gian truân tôi đã kêu cầu và Chúa đã đáp lời tôi. Từ vực sâu tôi nài van Chúa và Chúa đã nghe tiếng tôi”. Câu hát nhắn nhủ tha thiết mỗi người, cuộc sống có lúc gặp phải khó khăn, thử thách nhưng chính Chúa sẽ mở lối, dẫn đưa về chốn bình an. Vì thế, điều quan trọng hơn hết là phải tin tưởng nơi Ngài: “Chỉ có Chúa, Chúa cho con những gì đẹp tươi muôn đời. Nguyện đời con luôn tìm đến, nương nhờ Chúa nơi gian trần” (Cuộc đời là bể dâu, nhạc sĩ Phanxicô).

3.

Từ nhỏ, tôi đã được đọc nhiều đoạn Kinh Thánh nói về sự chết, cả trong Cựu Ước lẫn Tân Ước: “Linh hồn người công chính ở trong tay Chúa, và cái chết không làm gì được các Ngài”, (Kn 3, 1); “Người công chính, dù có chết sớm, cũng được yên vui. Vì chưng tuổi già đáng kính trọng, không phải vì trường thọ, cũng không phải cao niên, nhưng vì người bạc đầu thì khôn ngoan, và tuổi già là một cuộc đời thanh sạch”, (Kn 4, 7-8); hay “Không ai trong chúng ta sống cho mình và cũng không ai chết cho mình, (Rm 14, 7). Sự chết đối với người Kitô giáo không giản đơn như cách hiểu thông thường. Các bài hát dùng trong phụng vụ lễ an táng, cầu hồn… chất chứa bao suy tư, song không làm con người cảm thấy thất vọng. Nghe thánh ca về đề tài cho người đã khuất, tôi luôn cảm nhận được tình thương Chúa bao la hải hà: “Chúa là Ðấng từ bi và nhân hậu, Người đại lượng và chan chứa tình thương, Người không xử với ta như ta đáng tội, và không trả cho ta theo lỗi của ta", (TV 102).

Tháng 11, người người cùng nhau đi tảo mộ, thắp nén nhang nguyện cầu cho ông bà tổ tiên, lắng nghe những ca từ ý nghĩa. Với tôi, bài thánh ca cũng là lời nhắc nhở chính mình: “Ðời như hoa trước gió, thoáng tan trong làn mây, tình đời sao dễ quên, còn có chi lâu bền.Sống có Chúa với con cùng đi hôm mai, tình Ngài đâu dễ nhạt phai. Chúa sánh bước với con cùng xây tương lai, sợ gì những khi đêm dài!” (Một thoáng mây bay, Hồng Trần - Phạm Ðình Ðài).

ANH NGUYÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.