Thương thay, “cọp/hùm” bị lạc bầy...

Xin kể chuyện 12 địa chi (quen gọi 12 con giáp) cho vui, nhưng qua đó lại nhận ra vấn đề Nam âm và ngữ hệ Nam Á của tiếng Việt chúng ta.

1.

Đây, k tên các con vt được dùng làm biu tượng cho mi năm (theo địa chi): năm con chuột, năm con trâu, con mèo, con rồng, con rắn, con ngựa, rồi năm con dê, con khỉ, con gà, con chó, con heo (con lợn) - thảy đều là Nam âm.

Cũng theo thứ tự vừa kể, đọc theo âm Hán - Việt, là: thử 鼠, ngưu 牛, miêu 貓, long 龍, xà 蛇, mã 馬, dương 羊, hầu 猴, kê 雞, cẩu 狗, trư 豬.

Như đang thấy, trong nam lẫn ngoài bắc đều nói tên các con vật (dẫn trên) bằng Nam âm, không dùng âm Hán - Việt, không ai đi nói “năm con thử”, “năm con ngưu”, “năm con miêu”, “năm con long”, “năm con kê”... Chúng ta đều ưu tiên dùng Nam âm.

Nếu sử dụng phương ngữ vùng miền, mà thuộc Nam âm, thì ưu tiên sử dụng. Tỉ như “con lợn” (ngoài bắc), “con heo” (trong nam) vẫn giữ, chớ không trục xuất để thay bằng âm Hán - Việt kêu là con “trư” (豬).

Thương thay, có duy nhứt một con vật được gọi là “con cọp/hùm” nhưng trên nhiều cuốn sách tờ báo không gọi như vậy. Ở ngoài bắc, có không ít người đọc tên 11 con giáp bằng Nam âm (liệt kê đầu bài viết), nhưng riêng “ông ba mươi” này thì… gọi là con hổ. Ồ, “Hổ” là âm Hán - Việt (虎), trong khi “cọp/hùm” là Nam âm. Mắc gì quên béng chữ Nam âm này để dùng âm Hán - Việt?

Dùng “con Hổ” (không gọi “con Cọp”) mà không thấy lấn cấn chi hết vì dẹp bỏ Nam âm. Vậy, quý bạn thử tưởng tượng nếu học tập theo lối này rồi gọi “con thử”, “con long”, “con dương”, “con kê” mà không gọi “chuột”, “rồng”, “dê”, “gà” nữa, có thấy xốn xang không?

Cọp mẹ và cọp con - “cọp” thuộc Nam âm (chữ Nôm ?, ký tự này không có trong chữ Hán), còn được gọi là “hùm” cũng Nam âm (chữ Nôm ?, không có trong chữ Hán); trong khi “hổ” là âm Hán-Việt của chữ Hán 虎).

2.

Nhà ngôn ngữ học Michel Ferlus phát hiện rằng, tên ca 12 con giáp trong lch Khmer (cũng chính là ngun gc ca 12 con giáp trong lch Thái) được vay mượn từ một dạng Việt - Mường về mặt ngữ âm.

Có thể nêu ra một số ví dụ: con vật biểu tượng cho con giáp thứ nhứt, trong Nam âm là “chuột”, bên tiếng Khmer gọi /chout/ (ជូត); con giáp thứ năm, trong Nam âm là “rồng”, tiếng Khmer đọc /ron/ (រោង); con giáp thứ mười, Nam âm gọi là “gà”, tiếng Khmer đọc /rka/ (âm “k” đọc như âm “g”) (រកា); con giáp thứ mười một, Nam âm đọc là “chó”, bên tiếng Khmer đọc /co/ (âm “c” đọc như âm “ch”) (ច)…

Trong tiếng Khmer, con giáp thứ ba đọc là /khāl/ (ខាល), tương cận với “khái”, phương ngữ Nghệ An hiện nay đọc “khái” nghĩa là con cọp. “Khái” có mặt trong tiếng Mường được xem là tiếng Việt ngày xửa xưa.

Thêm nữa là con “cúi”. Trong cuốn Đại Nam quấc âm tự vị của Huình [1] Tịnh Của, giải thích “cá cúi” là “cá heo”. Tiếng Mường gọi con “heo/lợn” là “cúi”.

Con giáp thứ mười hai, trong tiếng Khmer đọc là /kur/ (កុរ), theo Michel Ferlus, là vay mượn từ âm “cúi” trong tiếng Việt - Mường.

3.

Có nhiều tộc người thuộc khái niệm được gọi là “Bài Yuè” (bách việt) nằm ở Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến… bên Trung Hoa, mỗi nơi nói tiếng khác nhau nhưng đều xếp trong ngữ hệ Hán - Tạng. Còn tiếng Việt của chúng ta, dù trong từ vựng hiện nay có mặt rất nhiều âm Hán - Việt, nhưng không nằm trong ngữ hệ Hán - Tạng (khác với “Bài Yuè” này kia), mà thuộc về ngữ hệ Nam Á (Austro-Asiatic languages) - trong “dòng tộc” ngữ hệ chung với tiếng Mường, tiếng Khmer, tiếng Bahnar, tiếng Chrau (Chơ-ro)… Ngữ hệ Nam Á là một trong 14 ngữ hệ lớn của thế giới (bao trùm trong đó hơn 7.000 ngôn ngữ).

Nam âm đóng vai trò h trng trong vic to bn sc cho tiếng Vit. Nếu chỉ dùng toàn âm Hán - Việt, tiếng Việt sẽ trở thành một phiên bản của Hán ngữ không hơn không kém, như Hán - Quảng, Hán - Tiều, Hán - Mân... là nhng phiên bn ca Hán ng, tc mỗi nơi dù nói tiếng khác nhau nhưng đều lọt thỏm trong Hán tự.

Tiếng Việt thì khác, Nam âm (quốc âm) bướng bnh đứng ngoài Hán t: ch Hán không tài nào nht được h thng Nam âm.

NGUYỄN CHƯƠNG


1 HọHuìnhcủa ông xuất hiện với chữ I ngắn, nhiều sách vkhi nhc ti ôngđều dùng I ngắn như nguyên văn để tỏ lòng kính trọng, dù có thể không đồng ý với chữ I ngắn này. Đó cũng là một nét đẹp của giới cầm bút có văn hóa.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...