Từ “Gánh hát từ tâm” đến những thước phim nhân ái

Cuối tháng 7/2016, phim ngắn “Nơi nào dành cho em” (18 phút) do đạo diễn Nguyễn Hoàng Vũ phối hợp với Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng sản xuất đã ra mắt báo giới. Bộ phim mang thông điệp : Nếu chúng ta không mở lòng ra và cảm thông với người khuyết tật, chúng ta sẽ không bao giờ thấy được khả năng họ vốn có để trau dồi thêm cho họ...

Nhà sản xuất Hoàng Minh Phi kể: “Tôi và đạo diễn Nguyễn Hoàng Vũ từng làm phim và diễn kịch chung đến 8 năm. Khoảng năm 2008, tôi có quen mấy bạn khiếm thị có năng khiếu về văn nghệ nên “gom” về một đội hình để tập luyện với nhiều loại hình như nhạc kịch, ca nhạc, kịch... để biểu diễn ở những quán cà phê, phòng trà hoặc phục vụ trong các chương trình thiện nguyện ở vùng sâu vùng xa, events... Nhóm lấy tên là “Gánh hát Từ Tâm” gồm một số em khiếm thị có khả năng ca hát, ngoài ra còn có sự hợp tác của các bạn (không khuyết tật) đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật và có thiện chí như đạo diễn Nguyễn Hoàng Vũ, Kiều Liên (diễn viên kịch, người mẫu ảnh), Quỳnh Hoa (diễn viên), Minh Đăng (truyền thông) và Hoàng Minh Phi (đạo diễn sân khấu và sản xuất truyền hình)... Qua sinh hoạt, chúng tôi thấy được cái ước mơ, cái khát khao cháy bỏng của các em là được trở thành ca sĩ, đem hết khả năng vốn có của mình để phục vụ cộng đồng, đó chính là cảm hứng để chúng tôi thực hiện phim ngắn Nơi nào dành cho em... Và cũng chính các em khiếm thị đã là cầu nối để chúng tôi gặp gỡ và hợp tác với nữ tu Vân Nga - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ khuyết tật Nhật Hồng (phường Tam Bình, Thủ Đức - TP.HCM), nơi xuất thân của một số em trong nhóm. Nữ tu Nga cũng đang có những ưu tư, trăn trở về những tệ nạn xã hội, về những cách thức giúp đỡ để người khuyết tật có nghề nghiệp và hòa nhập với cộng đồng. Chúng tôi rất tâm đắc trong quan điểm, nên đã cùng hợp tác triển khai đề tài làm phim. Tác phẩm đầu tiên chúng tôi và Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng hợp tác sản xuất là phim ngắn Trái tim người mẹ (kịch bản Hoàng Minh Phi, đạo diễn Nguyễn Hoàng Vũ, diễn viên : An Tịnh, Ngọc Thu, Mỹ Liên, Kiều Liên...), nội dung đề cập đến tệ nạn nạo phá thai và bỏ rơi trẻ sơ sinh đang là một thực trạng làm nhức nhối lương tri con người. Trái tim người mẹ còn nói lên sự khát khao được nuôi con của chính người mẹ nhưng rồi đã không vượt qua được rào cản là những lời dị nghị, đàm tiếu của những người chung quanh, sự không quan tâm chia sẻ của người thân, thậm chí có cả những việc bạo hành trong gia đình đã đẩy người phụ nữ lầm lỡ vào trạng thái bất an, đành bỏ đi núm ruột của mình để rồi kéo theo nhiều hệ lụy. Bên cạnh đó, phim còn ca ngợi tấm lòng người mẹ và kêu gọi các bạn trẻ hướng về gia đình nhiều hơn !

Còn ở phim ngắn Nơi nào dành cho em (kịch bản Hoàng Minh Phi, đạo diễn Nguyễn Hoàng Vũ, diễn viên : Quỳnh Hoa, Kiều Liên, Tấn Hảo, Hoàng Minh Phi...) nói về ước mơ được đứng hát trên sân khấu của một cô gái khiếm thị, được hòa nhập lao động như những người bình thường khác và được cống hiến cũng như được xã hội thừa nhận khả năng, công sức của chính mình. Bộ phim cũng nhắc nhở chúng ta, những người may mắn lành lặn về ngoại hình luôn nhớ rằng bên cạnh chúng ta vẫn song hành một bộ phận đáng kể những con người chẳng may bị khuyết tật để chia sẻ và giúp đỡ, phim cũng gởi đến những bạn khuyết tật sự động viên về nghị lực sống, mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh để sống có ích cho bản thân và xã hội...”.

Điểm chung của cả hai phim ngắn này là kêu gọi cộng đồng quan tâm và chia sẻ với những con người có số phận không may. Giúp đỡ họ tự tin vào bản thân để sống có ích cho chính mình và xã hội hơn là tỏ thái độ miệt thị, có những lời nói khiến họ bị tổn thương ! Nữ tu Vân Nga chia sẻ: “Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng tiền thân là Mái ấm Khiếm thị Nhật Hồng, được thành lập ngày 26.9.1995 tại Thị Nghè, do các nữ tu thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, với mục đích phục vụ cho trẻ khiếm thị, giúp các em có được niềm tin và niềm hy vọng, cũng như những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể sống hạnh phúc và tự lập theo khả năng riêng của mỗi em. Dần dần, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, nhờ ơn Chúa và sự giúp đỡ của quý vị ân nhân, Nhật Hồng đã phát triển có một Trung Tâm tại phường Tam Bình, quận Thủ Đức và 7 cơ cở khác tại Thị Nghè, Quận 10, Đà Lạt, Bảo Lộc, Long Thành, Vị Thủy (Hậu Giang), Bắc Ninh. Ngoài ra còn có một Phòng bấm huyệt tại phường Bình Thọ - Thủ Đức, là nơi các em phục vụ bình quân khoảng 100 bệnh nhân hằng ngày. Hiện nay Nhật Hồng đang phục vụ 321 em khiếm thị, ở tại Sài Gòn, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hậu Giang, Bắc Ninh và một số tỉnh khác. Trong số này chỉ có khoảng 50 em có đạo, còn lại thuộc các tôn giáo khác hoặc là thờ ông bà. Thánh Lễ sáng sớm mỗi ngày thì chỉ có các em có đạo đi, và cũng có vài em không có đạo tự nguyện tham dự (một số em đang học giáo lý dự tòng). Giờ cầu nguyện đầu buổi học, giờ kinh mỗi tối thì tất cả các em đều tham gia. Các em hát lễ, đàn lễ, đọc Lời Chúa, hát Đáp ca... trong các Thánh Lễ tại Trung tâm và ở những nơi khác khi được mời. Nhật Hồng có sách Kinh Thánh, sách giáo lý và các sách đạo đức bẵng chữ nổi Braille cho các em tại trung tâm cũng như các em khác có nhu cầu.

Các lớp dạy nghề tại Trung tâm và các chi nhánh gồm có bấm huyệt, âm nhạc, thủ công, dạy học, trồng hoa lan và thảo dược, sản xuất trà và cà phê túi lọc, nước tinh khiết đóng chai đóng bình, bao bì đóng gói, làm nước rửa chén, làm bánh, pha chế thức uống... Một số ngành nghề khác thì các em theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học, hoặc các lớp ngắn hạn phối hợp với các trường hoặc nhà tuyển dụng...

Thực tế, việc phát triển nghề nghiệp cũng như đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của các em khuyết tật nói chung gặp không ít những khó khăn. Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng đang hướng nghiệp cho các em theo 7 nhóm ngành nghề (như đã kể ở trên). Chúng tôi dự định làm cho mỗi nhóm ngành nghề một phim ngắn nhằm giới thiệu với cộng đồng khả năng làm việc của các em và mong muốn được xã hội quan tâm, tạo điều kiện để các em có việc làm thích hợp. Các em được hội nhập vào cuộc sống, được chào đón với những công sức, nỗ lực của mình đã bỏ ra, và mong muốn được xã hội công nhận những thành quả đó. Chúng tôi dự định 6 phim ngắn sau này cùng mang tên Nơi nào dành cho em (2,3,4,5,6). Riêng bộ phim đầu tiên này (1) thuộc nhóm nghệ thuật (ca hát, đánh đàn, chơi trống...), chúng tôi chọn lĩnh vực ca hát vì dễ tiếp cận khán giả hơn...”.

Hỏi tại sao các anh không làm phim tài liệu mà chọn làm phim nghệ thuật “phi thương mại” ?, nhóm làm phim trả lời rất thật tình : “Chúng tôi không làm phim tài liệu vì theo thăm dò thì có nhiều khán giả tỏ ra e ngại với thể loại phim này, mức độ tuyên truyền cũng không đạt hiệu quả cao. Chúng tôi chọn hình thức làm phim ngắn nghệ thuật, giải trí xen lẫn một chút tình yêu lãng mạn... Tuy nhiên, những đề tài như thế này rất khó xin tài trợ. Chúng tôi không giàu có gì mà lại rất khó khăn nhưng cố gắng làm những sản phẩm mang tính cộng đồng với mong muốn thị trường giải trí đa dạng hơn ! Nếu ai cũng chạy theo kiểu làm phim thương mại để có lợi nhuận thì làm gì có cái gọi là hoài bão đẹp ! Nói thế không phải chê trách phim thương mại nhưng hầu như những nhà làm phim họ có tiền nhưng hiếm ai bỏ tiền ra làm một sản phẩm kiểu cộng đồng họ thích mà phải có tài trợ họ mới làm ! Hoàng Minh Phi và Nguyễn Hoàng Vũ đã từng mượn tiền để làm phim rồi đi “cày” cho TVC (truyền hình cáp) và thực hiện, dàn dựng các show nghệ thuật để có tiền trả lại sau cho chủ nợ. Trung tâm Nhật Hồng cũng có ủng hộ một phần”.

HÀ ĐÌNH NGUYÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Cuốn sách cha cho
Cuốn sách cha cho
Khi cầm trên tay, tôi chú ý đến tựa sách “Gặp gỡ Thánh Inhã - Đấng sáng lập Dòng Tên”. Nó nhỏ nhắn, chỉ dài khoảng một gang tay.
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa   
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa  
Làng phong Qui Hòa (Qui Nhơn) đã trải qua gần một thế kỷ hiện diện. Nơi đây trước kia được các tu sĩ Công giáo xây dựng nhằm giúp những người mắc bệnh phong có nơi chữa trị, sinh sống.
Bước trên đường hy vọng
Bước trên đường hy vọng
Người ta nói gen Z là thế hệ dễ tổn thương. Mỗi lúc như thế, không hiểu sao tôi lại cầm lên quyển “Đường Hy Vọng” - cuốn sách chứa đầy kỷ niệm, tôi mượn được từ người anh cùng cơ quan, để mong tìm thấy chút hy vọng trong...
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
Tâm trạng này đâu khó chia sẻ, bởi ai cũng từng gặp trong chính mình, đó là ham đi, càng xa càng tốt, rồi cuối cùng mệt nhoài. Nôn nao chuẩn bị cho hành trình, hồi hộp háo hức, để rồi khi đến chốn mong đợi, lại muốn bỏ về....
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam  ra thế giới
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người phụ nữ đa tài Nguyễn Thị Xuân Phượng (sinh năm 1929 tại Huế) sẽ bước vào tuổi 96.