Văn vẻ xuống cấp vì ngôn ngữ tuổi teen?

Nhà tôi có một lũ cháu chưa đến đôi mươi, nghe chúng nói chuyện và nhất là đọc tin nhắn hoặc chat với chúng trên mạng, vợ chồng tôi rất ức chế. Toàn là những từ tiếng Việt không dấu, viết tắt, chèn những ký tự và con số vào hoặc dùng tiếng nước ngoài. Dạy bảo con cháu thì chúng nói: đây là ngôn ngữ thời @, là “teen code” do giới trẻ sáng tạo ra, ai cũng dùng mà mình khư khư ôm cái cũ thì không hợp xu thế thời đại… Chúng tôi không hiểu do đâu lại sinh ra thứ tiếng Việt lệch lạc như vậy? Liệu nó có làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt?

(Một bạn đọc gởi thư từ địa chỉE-mail: biencat54@... com)

Có lẽ các nhà giáo, nhà báo, các bậc cha mẹ thời bảng đen phấn trắng vẫn không quên những ký hiệu, những chữ viết tắt số zê-rô hoặc chữ k đi liền chữ o là từ “không”, vòng tròn với dấu chấm bên trong là từ “trong”, từ “người” hoặc “nguyên nhân” dùng nét tượng hình chữ “nhân”, từ “mọi”, “tất cả” là 1 ký hiệu toán học?... Cách viết ấy giúp bao thế hệ học trò chép kịp lời thầy cô giảng. Nhiều vị bây giờ vẫn còn dùng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thời gian qua, cùng với những lợi ích do mạng xã hội đem lại, cũng có nhiều tác động xấu đến giới trẻ. Một trong những vấn đề được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn mạng và truyền thông đại chúng hiện nay là việc sử dụng ngôn ngữ trong văn hóa giao tiếp thường ngày như nhắn tin trên điện thoại, chat trên mạng, hội thoại ngoài đời sống. Giới trẻ đã tạo ra cho mình một kiểu ngôn ngữ riêng không theo quy chuẩn của tiếng Việt (gọi là “ngôn ngữ teen” hay “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ @”). Đó là dạng thức ngôn ngữ được tạo ra bằng cách thay đổi từng chi tiết của các chữ cái tiếng Việt, kết hợp nhiều loại ký hiệu khác nhau và tiếng nước ngoài. “Tiếng Việt mới” này thường được sử dụng trên các diễn đàn, mạng xã hội, các công cụ trò chuyện trực tuyến khác, đặc biệt là trong tin nhắn điện thoại.

Theo tôi có ít nhất 4 lý do để “teen code” xuất hiện và lan truyền:

1/ Con người, nhất là giới trẻ thời nay luôn vội vì bận rộn và thiếu thì giờ, từ đi lại, ăn uống, đọc, giải trí đến trò chuyện, yêu đương... Họ cũng có nhiều kênh thông tin để trao đổi với nhau hơn, thao tác gõ bàn phím nhanh hơn nhiều so với viết trên giấy nên cần nhiều từ ngắn linh hoạt đáp ứng nhu cầu viết nhanh, viết tắt.

2/ Tuổi teen có nhiều chuyện bí mật không muốn ai đó biết, ví dụ nhắn tin hoặc tán gẫu với bạn mà không bị phụ huynh hoặc thầy cô hiểu được nội dung hoặc ít ra không hiểu ngay lập tức. Thế nên từ “chồng” được thay bằng ck, “vợ” thay bằng vk, “chúc ngủ ngon” thay bằng goog night và giản lược lần nữa thành G9, “tặng bạn” thay bằng for you và tối giản thành 4U, “tôi yêu em” thay bằng I love you rút gọn là I (trái tim) U… Những từ chửi bậy được viết chệch đi hoặc viết bằng tiếng nước ngoài cho đỡ “tục” hơn như “fuck mama”, “đccmn”... Đến khi các phụ huynh bắt kịp và “giải mã” được thì lại tạo ra những mật mã mới ngày càng nhiều và chẳng theo quy luật nào.

3/ Tuổi trẻ cũng thích lao theo những trào lưu là thứ mới mẻ mà số đông cùng hưởng ứng trong một thời kỳ. Hiệu ứng đám đông làm một người cảm thấy mình thuộc về một nơi nào đó khi có những tương đồng và không mặc cảm bị tụt hậu. Ngày xưa có “hết xẩy!”, “bá cháy”, “vô tư đi” thì thời nay có “xác con mẹ nó định”, “tế con nhà bà nhị”, “không phải đậu vừa rang” (dạng vừa đâu)… Có trào lưu ắt sẽ có thoái trào, sau đó chẳng mấy ai dùng nữa và họ lại hóng những làn sóng mới.

4/ Tư tưởng thực dụng khiến người trong cuộc lấy được việc là chính, chỉ cần nắm được ý không cần dài dòng, khỏi cần đẹp. Những facebooker có hàng nghìn, chục nghìn lượt like, share, comment đã thu hút những người làm sách thị trường. Sách loại này được in ra bán chạy hơn sách văn học, đáp ứng nhu cầu giải trí của giới trẻ đã góp phần phổ biến và ngầm công nhận loại “ngôn ngữ net” này.

Tuy nhiên, lớp trẻ và cư dân mạng sử dụng tùy tiện, tràn lan những từ lai ghép đến mức vô nghĩa và khó hiểu. Đáng lo hơn, nó thâm nhập vào trường học, được học sinh “hồn nhiên” viết trong bài kiểm tra, đơn xin nghỉ học, bài tập làm văn…

Ở phạm vi gia đình, người lớn nên hướng dẫn con em biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giống như chọn trang phụ phù hợp với nơi mình sống: Dùng tiếng Việt chuẩn mực trong các văn bản hành chính, văn chương, sách giáo khoa, báo chí truyền thông, thư tín, đơn từ, giao tiếp trang trọng và lịch sự. Dùng loại tối giản trong nhắn tin chát chít. Sau trào lưu, cái gì còn đọng lại sẽ là cái mà lớp người đi sau chấp nhận.

THS - BS LAN HẢI

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.