Vì sao “kẻ tàn ác thường sống thảnh thơi”?

Giới trẻ gần đây có câu “kẻ tàn ác thường sống thảnh thơi”, bắt nguồn từ ca khúc “Kẻ tàn nhẫn thường sống thảnh thơi” của nhóm ca sĩ Thu Minh, Sofia, Châu Đăng Khoa và Jacob. Nhiều người không biết bài hát nhưng biết đến câu này. Mới nghe có vẻ mâu thuẫn với niềm tin của bao thế hệ người Việt “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” nhưng không phải là không có lý.

Vì sao kẻ tàn ác thường sống thảnh thơi? Vì họ thường chẳng thèm quan tâm đến hậu quả của việc mình đã làm, chỉ cần biết mình thu được lợi lộc gì. Nói một cách mỉa mai thì “kẻ tàn ác” rất biết nhìn sự việc theo hướng tích cực, họ không cảm thấy dằn vặt khi lợi dụng, chơi xỏ hay làm tổn thương người khác, thế nên “tòa án lương tâm” không có tác dụng với họ; tinh thần họ thảnh thơi và thoải mái, ít nhất cho tới ngày bị “nghiệp quật”.

Từ ngàn xưa, nền văn hóa phương Đông đã thấm nhuần lời dạy “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, mỗi khi gặp biến cố và chuyện xui xẻo, trước hết nên tự trách mình, tự tìm ra sai lầm của mình trước khi đổ lỗi cho người khác. Một người lương thiện, giàu tinh thần trách nhiệm luôn cố gắng tuân thủ phương châm “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Tiếc rằng, đôi lúc chính vì vậy họ mới không thể sống thảnh thơi, ngay cả khi họ xứng đáng hưởng hạnh phúc. Tâm lý tự nhận sai trong mọi trường hợp còn đẩy người tốt vào cảnh bị thao túng, lạm dụng và tự làm khổ chính mình.

*

Trên một số chương trình tư vấn tâm lý - nơi các nạn nhân bị bắt nạt/bạo hành tâm sự để được giúp đỡ, rất nhiều người xem trên mạng đã bình luận những câu ác ý, xát muối tâm can. Chẳng hạn một phụ nữ lên chương trình “Người thứ ba” kể về 4 lần bị chồng bạo hành nặng nề, ông chồng lại còn học đấm bốc. Chỉ vài người bày tỏ thái độ thương cảm, lên án kẻ vũ phu, đa số chăm chăm chĩa mũi dùi vào người vợ, chê cô “nhu nhược, hèn nhát, không biết tự cứu bản thân”, suy ra cô “bị đánh là đáng đời”.

Từ đàn ông đến phụ nữ, nhiều người tin rằng nếu nạn nhân bị đánh một lần, lỗi nằm ở thủ phạm; nếu bị đánh tới 4 lần dẫn đến thương tật, lỗi chắc chắn thuộc về nạn nhân vì đã quá yếu hèn, không biết tự vệ.

Đắng lòng thay, phương châm “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” đã bị nhiều người biến thành tư duy đổ lỗi cho nạn nhân. Khi ai đó bị quấy rối, bạo hành và bắt nạt, dư luận thường hỏi tại sao nạn nhân bị như vậy, tại sao họ cam chịu, không phản kháng. Dù thủ phạm sai rành rành, dù nạn nhân vô tội, nhiều người vẫn nghĩ nạn nhân phải làm gì đó mới bị thủ phạm nhắm đến. Vì “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, “không có lửa làm sao có khói”, đúng không?

Chính lối tư duy này đã làm nhiều người không dám cầu viện sự giúp đỡ hay tiết lộ mình bị đối xử bất công. Ngay cả khi đã thoát khỏi cảnh bạo hành, nhiều nạn nhân vẫn rất dè chừng, tự ti, không dám đón nhận hạnh phúc vì họ nghĩ mình có lỗi, mình không đủ tốt, không xứng đáng với những thứ tốt đẹp. Trong khi đó, nhiều kẻ từng ức hiếp, hãm hại người khác vẫn sống vui sống khỏe. Sự dằn vặt, mặc cảm mà nạn nhân gánh chịu, lẽ ra phải dành cho thủ phạm mới đúng! Nhưng chúng đâu thèm ăn năn hối hận, chỉ có nạn nhân chịu đủ thứ búa rìu dư luận, luôn cảm thấy họ đã làm điều gì sai nên mới gặp chuyện.

Nhà toán học và vật lý Blaise Pascal từng nói: “Chỉ có hai loại người: người có đạo đức nghĩ mình là tội đồ và kẻ tội đồ nghĩ mình có đạo đức”.

Kẻ tàn ác thường sống thảnh thơi vì không có tòa án lương tâm phán xét, “người khác sai chứ tôi không sai, người khác ngu xuẩn, yếu đuối, bất cẩn chứ chẳng phải do tôi chọn làm ác”. Người tốt bụng và hiền lành luôn biết nghĩ cho người khác, không nỡ làm tổn thương ai, thà nhận phần thiệt về mình chứ không làm hại đối phương. Thế nên họ dễ dàng bị dư luận săm soi bắt bẻ, bị kẻ xấu thao túng tâm lý. Dù “luật nhân quả không chừa một ai” nhưng trong khi những người “ở hiền” đợi được “gặp lành”, cần ngưng dằn vặt khi mình không làm gì sai và dám tuyên bố: “Tôi không có lỗi! Tôi không đáng phải chịu đựng việc này!”

Chúng ta khó lòng bắt kẻ tội đồ ăn năn hối cải nhưng luôn có thể chìa tay ra giúp đỡ các nạn nhân, nói lời tử tế thay vì phán xét và đổ lỗi cho họ.

Ths-Bs Lan Hải

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nuôi heo đất Mùa Chay
Nuôi heo đất Mùa Chay
Trước tiền sảnh nhà thờ Đồng Tiến, Tổng giáo phận TPHCM, là một tiểu cảnh đồi Golgotha nho nhỏ. Rải rác trên sườn đồi là 12 chú heo đất có ghi tên các khối lớp gồm Chiên con, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Vào đời…
Sách về những lần tách nhập đơn vị hành chính
Sách về những lần tách nhập đơn vị hành chính
Bộ sách gần 2.000 trang “Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ân vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành.
Chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật
Chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật
Sáng 26.3.2025, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phối hợp cùng Cổng thông tin 1400 tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật” năm 2025 tại TPHCM.
Nuôi heo đất Mùa Chay
Nuôi heo đất Mùa Chay
Trước tiền sảnh nhà thờ Đồng Tiến, Tổng giáo phận TPHCM, là một tiểu cảnh đồi Golgotha nho nhỏ. Rải rác trên sườn đồi là 12 chú heo đất có ghi tên các khối lớp gồm Chiên con, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Vào đời…
Sách về những lần tách nhập đơn vị hành chính
Sách về những lần tách nhập đơn vị hành chính
Bộ sách gần 2.000 trang “Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ân vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành.
Chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật
Chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật
Sáng 26.3.2025, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phối hợp cùng Cổng thông tin 1400 tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật” năm 2025 tại TPHCM.
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng Ba về, trong cái nắng gay gắt làm tôi nhớ thiết tha cái bóng mát của gốc đào lộn hột trước nhà, nhớ mùi hương thoang thoảng của trái đào chín rụng dưới gốc và hơn hết là thèm tô canh đào má nấu - món ăn gắn liền...
Ước mơ thực sự  của nàng tiên cá
Ước mơ thực sự của nàng tiên cá
Nhiều người thế hệ 8x-9x đã lớn lên với phiên bản hoạt hình “Nàng tiên cá” của Disney, thành ra tự đóng đinh trong đầu ấn tượng về nàng tiên cá là một nhân vật si tình, vì một hoàng tử mới gặp mà sẵn sàng hy sinh tính mạng.
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Từ ngoài cổng, tôi nhìn nhà thờ cũ hiu quạnh kế bên không một bóng người lui tới như nhìn về ký ức mình, của thế hệ chúng tôi và của những lớp người trước đó, từ khi xứ đạo này hình thành.
Bầu trời kỷ niệm  khi đi lễ cùng gia đình
Bầu trời kỷ niệm khi đi lễ cùng gia đình
“Mùa tím” về, chợt nghe ai đó hỏi “Bao lâu rồi bạn chưa đi lễ cùng gia đình?”, những ký ức xưa cũ, những khoảnh khắc bị lãng quên bây giờ ùa về, để rồi nhìn lại sự ấm áp khi cùng ông bà, cha mẹ... đi lễ.
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Dọc ngang nhiều xóm đạo, ghé vào các nhà thờ, nhà dòng, nếu để ý sẽ bắt gặp ít nhiều những căn phòng quy mô lớn nhỏ khác nhau được đặt tên là nhà/phòng truyền thống.
Yêu mến Thánh Cả
Yêu mến Thánh Cả
Ngay giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp, có một ngôi đền kính thánh Giuse, mà ngày ngày tín hữu từ khắp muôn nơi tìm đến dâng lời nguyện cầu.