Vượt qua nỗi sợ hãi

Gần hai năm bùng phát với gần 4,5 triệu người chết cùng với những nỗi đau vô hình chưa đong đếm được, đại dịch Covid-19 đã gây ra “chấn thương hàng loạt”, diễn ra không ngừng trên quy mô lớn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhiều người đã phải chịu đựng những chấn thương ở các mức độ khác nhau và những tổn hại sức khỏe tâm thần nó mang lại còn kéo dài trong nhiều năm tới, mà các chuyên gia y tế gọi là rối loạn căng thẳng hậu đại dịch - một dạng rối loạn stress hậu sang chấn (PTSD) do Covid-19 gây ra.

Sự bùng phát COVID-19 khiến mọi người cảm thấy bất lực khi bắt buộc phải thực hiện những thay đổi quan trọng, chưa từng có trong lối sống của mình, đánh thẳng ba yếu tố chính của sức khỏe tâm thần: Quyền tự chủ - Năng lực - Tính kết nối. Những cảm xúc mạnh mẽ, “quá tải” như sợ hãi, buồn bã, bối rối, tức giận, cáu kỉnh đều là những phản ứng phổ biến trước các tình huống căng thẳng, đe dọa.

Người dân Việt Nam rất cảm ơn, tự hào về đội ngũ y, bác sỹ | Y tế |  Vietnam+ (VietnamPlus)

Sau khi dỡ bỏ lệnh giãn cách, nhiều người vẫn loay hoay không biết phải làm gì, vẫn thường xuyên chóng mặt, giật mình, hồi hộp và hay quên. Có người trượt dài trong chán nản, tìm đến các chất kích thích như rượu, bia để quên đi nỗi lo âu, thất vọng. Một số bị ám ảnh trong việc bảo vệ bản thân, hoang mang, lo sợ bệnh tật có thể trở lại bất cứ lúc nào và rơi vào trầm cảm. Ngược lại, một số người trở thành “hiện thân của nghề nghiệp”, bị kiệt sức do số nhiệm vụ cần hoàn thành trở nên chồng chất khi đồng nghiệp “thi nhau” nghỉ việc hoặc công ty cắt giảm nhân sự. Họ không thể được thư giãn và nghỉ ngơi đúng nghĩa, sức khỏe tâm thần bị kéo căng ra.

Học sinh học trực tuyến nhiều, thời gian tiếp xúc với mạng internet, điện thoại, máy tính nhiều, thiếu những mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội. Cha mẹ cũng đảo lộn cuộc sống vì trường lớp đóng cửa, con cái học ở nhà nên phải có người trông nom, phải mua sắm trang thiết bị để đảm bảo việc học trực tuyến… Trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử dễ dẫn đến nhiều hệ lụy.

Một số lực lượng lao động trẻ bị mất việc thời gian dài, ngành nghề rơi vào bế tắc, hoặc từng phải trải qua nỗi mất mát lớn khi người thân bạn bè qua đời, nhiều F0 vật lộn với loại vi rút chết người, khỏi bệnh đã không còn cơ hội trở lại công việc cũ. Dù được khuyên “Cố gắng lên”, “Hãy lạc quan”, “Suy nghĩ tích cực vào” nhưng họ vẫn dè dặt, sợ hãi, chán nản, xuội lơ, mất phương hướng.

Mỗi người đối phó với căng thẳng theo cách khác nhau, nhưng có một số bước nên thực hiện để lập lại cân bằng tinh thần:

Học cách chấp nhận những hậu quả mà đại dịch mang lại như bệnh tật, mất việc, sụt giảm thu nhập... Lấy lại cảm giác bình thường bằng cách thiết lập thói quen “giờ nào việc nấy”, giúp mình cảm thấy an toàn và yên tâm.

Tìm kiếm những nguồn năng lượng tích cực từ người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… để giảm thiểu cảm giác bị cô lập, cách ly, tụt hậu.

Giữ liên lạc với các nhóm sinh hoạt cộng đồng hoặc tôn giáo thông qua các cuộc họp trực tuyến hoặc điện thoại, để duy trì thói quen thường xuyên và ý thức cộng đồng. Ðây là những nơi tuyệt vời để tìm thấy sự an ủi và hỗ trợ trong những lúc khó khăn. Công nghệ hiện đại đã tạo ra nhiều con đường để mọi người nhận được sự giúp đỡ mà không cần phải đến tận nơi.

Hoạt động thể chất (tập thể dục, đi bộ, chống đẩy, chăm cây cối, nhảy dây…) là những cách tuyệt vời để giải phóng năng lượng bị dồn nén và giảm mức độ hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol, cho dù ngắn mươi phút cũng ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Ăn uống hợp lý.

Lên kế hoạch cho mình mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng… Tránh đưa ra những kỳ vọng bất hợp lý. Nhờ vậy mà tự nhắc nhở hãy dành thời giờ nghỉ trưa trọn vẹn hoặc rời công việc đúng giờ để chăm sóc con cái, gia đình, và ưu tiên cho bản thân.

Duy trì sự bình tĩnh, dứt khoát và tránh can dự vào xung đột trong khi làm việc. Khi công việc chồng chất, kiên quyết để sang hôm sau xử lý tiếp.

Louise Hay (1926 - 2017), diễn giả truyền động lực người Mỹ, người sáng lập nhà xuất bản Hay House đã đúc kết: ”Khi ta tạo ra sự yên bình, hài hòa và cân bằng trong tâm hồn, ta sẽ tìm thấy chúng trong đời mình”.

Sợ hãi không phải lúc nào cũng tệ hại, nó thôi thúc ta tìm kiếm sự an toàn, cẩn thận hơn khi ra quyết định, ưu tiên cho mục tiêu cần làm, điều chỉnh kỳ vọng trở nên gần với thực tế. Khi ấy sẽ cân bằng.

Ths-Bs LAN HẢI

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.