Giáo dân sống đức Tin trong thế giới hôm nay

Môi sinh của đời sống tôn giáo đã thay đổi nhiều. Dáng vẻ mà ta có thể thấy rõ chính là sự lấn lướt của trào lưu thế tục hóa, làm cho tâm thức con người hiện đại không còn nhận ra sự “hiện hữu” và phẩm tính đáng tin cậy của một thế giới nào khác hơn là khoa học thực nghiệm.

Thách đố này không nhỏ, đặc biệt là đối với đại chúng, những người sống đức Tin dựa vào bầu khí chung, dựa vào người khác… Thách đố này có phải là một sự khủng hoảng của đời sống đức Tin hay của nề nếp sinh hoạt trong Giáo hội? Người ta dùng khái niệm “khủng hoảng” để chỉ một tổ chức mất khả năng chống đỡ và chỉ còn loay hoay với những biện pháp vá víu. Nếu xét theo cái nhìn thuần túy con người, ta nhận thấy thời đại này thực sự là một sự khủng hoảng và là một sự khủng hoảng không nhỏ đối với nề nếp sinh hoạt tôn giáo trong Giáo hội. Nhưng trong “đức tin”, chúng ta xác tín nguyên lý chống đỡ của Giáo hội không phải là những yếu tố con người mà chính là Thánh Thần của Chúa, sức mạnh khiến cho “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18).

Do đó, một đàng ta vẫn lo ngại trước một tương lai không mấy lạc quan của đời sống Giáo hội, nhưng đàng khác, ta có thể xác tín chính thách đố càng gay gắt như thế lại chính là một đòi hỏi Giáo hội phải thay da đổi thịt, phải chịu thanh lọc để tìm thấy một sự tăng trưởng mới.

Có lẽ hơn lúc nào hết, Giáo hội Việt Nam cần có, một đàng là sự phân tích thế giới, phân tích xã hội và tâm lý con người để có thể đề ra những chiến lược để đối phó; đàng khác là quay về những nguồn mạch chân chính nhất của đời sống đức Tin.

Hinh bai cha Vien_ Giao dan song duc tin.jpg (43 KB)

1. Dám đối diện thẳng thắn với trào lưu thế tục hóa

Trào lưu thế tục hóa là một trào lưu mang tính tổng thể, bao gồm rất nhiều khía cạnh khoa học, văn hóa, chính trị và cả những giá trị nhân bản… mà gần như các tôn giáo sẽ không thể nào đối phó hoặc né tránh.

Tuy nhiên, bản chất đức Tin Kitô giáo chẳng những không phủ nhận trần thế, nhưng hơn nữa, sứ mệnh Kitô giáo còn bao hàm một trách nhiệm đối với trần thế. Thiên Chúa đã sáng tạo nên vũ trụ “trần thế” này và muốn đưa dẫn cả vũ trụ này đạt đến Chúa. Kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa là “đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô…” (Ep 1,19) để đưa đến chung cuộc “Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự” (x. 1Cr 15,28). Do đó, đức Tin cần phải đón nhận và hướng dẫn trào lưu ấy phát triển chân chính, chứ không phải chống đối hoặc né tránh.

Trong thách đố này, giáo dân là những người sống giữa trần thế và có một linh đạo “nên thánh trong tính trần thế”, đời sống đức Tin của giáo dân có một ý nghĩa đặc biệt:

“Tính trần thế là nét riêng biệt và đặc thù của giáo dân… Còn giáo dân, do chính ơn gọi đặc biệt của mình, có bổn phận tìm kiếm vương quốc Thiên Chúa bằng cách dấn thân vào các việc trần thế và xếp đặt chúng theo thánh ý Thiên Chúa. Họ sống giữa trần thế, [… ]. Trong khung cảnh đó, họ đã được Thiên Chúa mời gọi, để nhờ việc chu toàn những bổn phận riêng của mình và được tinh thần Tin Mừng hướng dẫn, họ trở nên như nắm men góp phần vào việc thánh hóa thế giới từ bên trong, và như thế, họ làm cho người khác nhận biết Đức Kitô, đặc biệt bằng chứng từ đời sống tỏa sáng đức Tin, đức Cậy, đức Mến. Như vậy, họ có một phương thức đặc biệt để soi chiếu và đặt định các thực tại trần thế luôn gắn liền với cuộc sống, sao cho các thực tại ấy không ngừng trở nên như Đức Kitô muốn và luôn phát triển để nên lời ca ngợi Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Chuộc” (LG, 31).

Mặc dù Công đồng Vatican II đã kết thúc gần 60 năm, ý nghĩa sống đức Tin trong “tính trần thế” hình như chưa thấm được sâu xa vào tâm thức của người giáo dân Việt Nam. Hầu hết người giáo dân tách rời đời sống đức Tin với cuộc sống trần thế thường ngày. Hơn nữa, hiện nay, việc hướng dẫn người giáo dân trong cuộc sống trần thế gần như chỉ dừng lại ở mức độ lề luật luân lý, bao gồm những luật cấm và những đoán định về mức độ tội lỗi…

Với thách đố của trào lưu trần tục hóa ngày nay, có lẽ Giáo hội Việt Nam cần phải nhìn lại ý nghĩa của cuộc sống trần thế, triển khai được những giá trị Tin Mừng trong những vấn đề đời sống trần thế, sống một thái độ có trách nhiệm với con người, liên đới với thế giới, với xã hội… Đức Tin và giá trị Tin Mừng phải được diễn giải phong phú trong chuyện ăn uống, vui chơi, học hành, giao tiếp, lao động…, chứ không chỉ là chuyện lễ lạy, kinh hạt mà thôi.

2. Thanh lọc để có một đức Tin trưởng thành

Thách đố của thế giới hiện đại sẽ ảnh hưởng mạnh tới những người quen sống đức Tin một cách dựa dẫm hoặc theo thói quen hoặc vì sợ hãi, quen treo “sự sống đức Tin” của mình vào cỗ xe sinh hoạt của tập thể… theo kiểu của các giáo xứ toàn tòng: mọi người đi lễ thì ta cũng đi lễ, mọi người đi chầu thì ta đi chầu…; và khi không có ai đi lễ đi chầu nữa thì ta cũng khỏi đi…

Trong thời đại mới, chỉ những người có một đức Tin trưởng thành, một thái độ tự do và tự chủ thì mới có thể chọn lựa cho mình một ý nghĩa đức Tin để sống. Một cách nào đó, dáng dấp của đời sống đức Tin không còn có thể diễn ra theo mô hình “động vật vỏ cứng nữa”, nhưng phải chuyển đổi thành mô hình “động vật có xương sống”. Trong sự biến động của thế giới, dù động vật có vỏ cứng đến đâu thì cũng có lúc bị va đập và chết. Động vật có xương sống thì da mềm, dễ bị thương tích, nhưng lại có khả năng tự chữa lành và nhanh nhạy hơn đối với những biến động. Mô hình động vật vỏ cứng là cách bảo vệ đức Tin bằng kỷ luật bên ngoài, củng cố đức Tin bằng những sinh hoạt chung… mà không dám để cho mỗi người phát triển sự trưởng thành trong tự do, dám sống thực với lương tâm ngay thẳng. Mô hình động vật có xương sống là làm sao để mỗi người Kitô hữu có được một xác tín cá nhân, chân nhận được những ý nghĩa tích cực và tuyệt vời của Tin Mừng. Mỗi người cần tìm thấy ý nghĩa thực sự của đức Tin trong đời sống của mình…

Dĩ nhiên, không thể khẳng định cái “tôi tin” bằng cách chống lại cái “chúng tôi tin”, nhưng để đối diện với thách đố của thời hiện đại, cái “chúng tôi tin” cần phải được ngấm sâu đến cái “tôi tin”.

Mặt khác, điều ấy không có nghĩa là biến Kitô giáo thành một chủ nghĩa ưu tuyển, bởi vì “nguyên lý chống đỡ” trong đời sống Giáo hội là chính Chúa Thánh Thần, đức Tin là một hồng ân của Thiên Chúa ban chứ không phải do đức độ cá nhân của con người, và kế hoạch cứu độ của Chúa luôn ưu ái những người bé mọn. Điều quan trọng là Giáo hội, các đấng bậc trong Giáo hội dám chân nhận thách đố và nhìn thấy năng lực bất cân xứng của mình với thách đố, để biết lắng nghe, biết tôn trọng, dám buông mình cho sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần…

Tạm kết

Một cách nào đó, ta có thể thấy Giáo hội Việt Nam đã được hưởng một bầu khí rất đặc biệt trong 30 năm qua, bắt đầu từ khi đất nước đi vào kinh tế thị trường. Cho đến đầu thập niên 20 của thế kỷ XXI, Giáo hội Việt Nam mới phải nếm mùi rõ ràng hơn những hệ quả của trào lưu tục hóa, vốn thường đi kèm theo nền kinh tế thị trường. Trong 30 năm hồng ân ấy, Giáo hội Việt Nam đã củng cố các cơ sở hạ tầng, đã thăng tiến rất nhiều trong việc đào tạo nhân sự và nhiều khía cạnh khác… Tất cả những điều ấy phải chăng là cách Chúa chuẩn bị để Giáo hội Việt Nam có thể đối diện với những thách đố chiều sâu của thế giới hiện đại? n

Linh mục Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Ngày 1.12.2024, Caritas giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã tổ chức buổi truyền thông cho các em thiếu nhi giáo xứ Nà Cáp về nạn buôn người.
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Thời gian nhận các sáng tác mới xoay quanh chủ đề Năm Thánh 2025 là ngày 20.12.2024, cha nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký Ủy ban Thánh nhạc HĐGMVN cho biết.
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Dưới đây là danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025 tại các giáo phận, đã được Đấng bản quyền địa phương cho phép.
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Ngày 1.12.2024, Caritas giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã tổ chức buổi truyền thông cho các em thiếu nhi giáo xứ Nà Cáp về nạn buôn người.
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Thời gian nhận các sáng tác mới xoay quanh chủ đề Năm Thánh 2025 là ngày 20.12.2024, cha nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký Ủy ban Thánh nhạc HĐGMVN cho biết.
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Dưới đây là danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025 tại các giáo phận, đã được Đấng bản quyền địa phương cho phép.
Thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện
Thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện
Tại nhà thờ Chánh tòa Hà Nội, sáng ngày 28.11.2024, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã dâng thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện.
Hướng về ngày Chúa đến
Hướng về ngày Chúa đến
 Mùa Vọng lại về. Tại nhiều nhà thờ trong thành phố, giáo dân đã tham gia dựng hang đá ngay từ những ngày cuối tháng 11. Nhiều chương trình mục vụ Mùa Vọng như tĩnh tâm cho các giới, các chiến dịch bác ái Mùa Vọng…
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Đỏ lửa từ lúc 3 giờ sáng, bếp ăn tình thương ở địa chỉ 86/34 Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận mỗi ngày phục vụ nhiều phần ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, kém may. Chủ bếp là vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Phương và...
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Vẫn là chiếc áo blouse trắng nhưng trên đầu lại là những chiếc lúp xanh, các y bác sĩ của phòng khám Mẫu Tâm (giáo phận Nha Trang) tận tâm, ân cần với bệnh nhân, không chỉ bằng trình độ y khoa mà còn hành động trong tình yêu thương...
Một nhóm kịch độc đáo
Một nhóm kịch độc đáo
Trong khuôn khổ Đại hội Giới trẻ TGP TPHCM 2024, nhóm Ca kịch Công giáo Sài Gòn đã góp mặt trong chương trình với vở kịch “Bức tường Jericho”, tái diễn một phần của Cựu Ước về thành Jericho, một tường thành được củng cố rất chắc chắn, nhưng đã...
Ðại hội giới trẻ TGP TPHCM  những điều đọng lại
Ðại hội giới trẻ TGP TPHCM  những điều đọng lại
Diễn ra hôm 23.11.2024 vừa qua tại Trung tâm Mục vụ, Ðại hội Giới trẻ TGP TPHCM để lại nhiều ấn tượng và không ít các suy tư.