Tấm áo dòng của người nữ tu Mến Thánh Giá

Trong lịch sử dòng Mến Thánh Giá, chiếc áo dòng đã trở thành dấu chỉ đời sống thánh hiến qua bao thế hệ, là biểu tượng cho sự từ bỏ mình để hoàn toàn sống tận hiến cho Ðức Kitô và dấn thân phục vụ Giáo hội, giúp người nữ tu ý thức về tầm quan trọng ơn gọi của mình, không phải là được tự do thoải mái bên ngoài, mà là giá trị sâu thẳm bên trong qua những hy sinh âm thầm, dấn thân khổ chế.

Dòng Mến Thánh Giá là một dòng nữ đầu tiên trên đất Á châu, được Đức cha Pierre Lambert de la Motte (1624 - 1679) thiết lập tại Đàng Ngoài năm 1670, Đàng Trong (1671) và Thái Lan (1672). Hiện nay tại Việt Nam có 24 dòng mang tên Mến Thánh Giá theo linh đạo của đấng sáng lập. 

 

Hinh 2. Men Thanh Gia Hue.jpg (378 KB)
Nữ tu Mến Thánh Giá Huế trong chiếc áo dài truyền thống

Tu phục thuở ban đầu

Một số dòng Mến Thánh Giá đã có tu phục riêng từ rất sớm, chẳng hạn như Mến Thánh Đà Lạt, sau năm 1954, phần lớn các nữ tu Mến Thánh Giá Thanh Hóa di cư vào miền Nam, đổi tên thành Mến Thánh Giá Đà Lạt, vẫn giữ tu phục từ thuở ban đầu là đầm dài màu đen, lúp đen và đeo Thánh giá nhỏ trước ngực. Hay tu phục ban đầu của Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán là áo thụng đen, lúp có vành rộng, có dây đeo Thánh giá trước ngực… hoặc dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức lúc ban sơ có tu phục gồm áo xếp ly dài màu đen, cổ màu trắng, yếm đen bên ngoài phủ trước ngực và sau lưng, lúp đen dài và rộng, có màu trắng che kín trán, trước ngực có dây đeo thánh giá.

Dầu vậy, phần đông những dòng Mến Thánh Giá có tu phục lúc thành lập khá đơn giản, giống với cách ăn mặc của người dân địa phương. Linh mục Gernot trong cuốn sách về lịch sử dòng đã miêu tả tu phục dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm như sau: “Cho tới lúc đó, chị em không mang tu phục đặc biệt nào, để khó nhận diện trong lúc cấm đạo. Khi đi dự lễ, các chị mặc áo dài tay mà các phụ nữ An Nam mang trong những nghi lễ long trọng. Áo này làm bằng vải bông, màu đen cho những chị đã khấn dòng, màu trắng cho những chị nhà tập”. Cũng vậy, tu phục dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm giai đoạn đầu 1925-1930 bao gồm áo bà ba, khăn đóng, dây đeo thánh giá trước ngực.

Theo lịch sử dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, vào thời kỳ cấm cách đạo gay gắt, tu phục dòng đơn giản là áo bà ba giống với người dân. Mãi đến năm 1867, khi tình hình tạm lắng, Đức cha Dominique Lefèbvre Ngãi cho chị em Mến Thánh Giá Cái Mơn có tu phục chính thức là áo vạt suông có dây thắt lưng, lúp đen, dây đeo thánh giá to trước ngực.

 

Hinh 1. Tu phuc Men Thanh Gia Go Vap.jpg (97 KB)
Tu phục của các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp

Tu phục dòng Mến Thánh Giá bây giờ

Theo dòng chảy lịch sử qua các giai đoạn thì tu phục của các nữ tu Mến Thánh Giá cũng được canh tân, đổi mới cho phù hợp với việc phục vụ và có thể hòa nhập với cuộc sống của người dân địa phương. Hiện nay, tu phục của các chị em tương đối đơn giản và có nét gần giống với nhau. Khảo sát về tu phục của 10 trên 24 dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có 3 kiểu tu phục chính.

Tu phục đầm đen dài với lúp đen viền trắng gồm các dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, Mến Thánh Giá Phan Thiết, Mến Thánh Gò Vấp (tiến thân la MTG Phát Diệm), Mến Thánh Giá Bà Rịa (được lập trên nền tảng MTG Huế)… Ngoài nét chung như trên, mỗi dòng lại có dấu ấn đặc trưng để nhận biết. Mến Thánh Giá Cái Mơn thêm áo cổ tròn trắng có dây thánh giá đeo trước ngực; còn Mến thánh Giá Phan Thiết cũng áo cổ tròn trắng, có thánh giá nhỏ đính phía bên trái áo; Mến Thánh Giá Bà Rịa thì áo cổ lá, có huy hiệu tròn đính phía bên trái và tà trước áo đầm che phủ dây thắt lưng; Mến Thánh Giá Gò Vấp cũng cổ lá nhưng với thánh giá nhỏ đính trên cổ áo phía bên trái…

Tu phục áo bờ lu, quần đen thường thấy ở một số dòng như Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Mến Thánh Giá Đà Lạt, Mến Thánh Chợ Quán, Mến Thánh Giá Thủ Đức (trước là MTG Bắc Ninh ở miền Nam)… Bên cạnh điểm chung, từng dòng cũng có nét riêng. Nếu dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt với yếm trắng có thánh giá đính trên cổ áo trái, thì Mến Thánh Giá Chợ Quán chỉ yếm trắng mà không đính thánh giá nơi cổ áo. Nếu tu phục của Mến Thánh Giá Thủ Thiêm có yếm đen với thánh giá đính trước ngực, thì Mến Thánh Giá Thủ Đức cũng yếm đen nhưng thánh giá được đính trên cổ áo trái.

Tu phục là chiếc áo dài Việt Nam, có thể thấy ở dòng Mến Thánh Giá Huế. Lịch sử dòng có lưu lại tiến trình thay đổi tu phục: năm 1964, với chương trình canh tân và hiệp nhất, dòng đã đổi từ chiếc áo dòng thụng đen thành áo xếp ly trên dưới, trước ngực có hình tam giác, có dây đeo thánh giá trước ngực, lúp dài che kín cả vành tai. Sau năm 1975, để hội nhập với văn hóa Việt Nam, tu phục là chiếc áo dài truyền thống Việt Nam với màu xám. Đến năm 2000, hội dòng quyết định lấy áo dài màu xám, lúp xám là tu phục chính thức, các nữ tu còn đính thánh giá nhỏ trên vai phải tu phục.

***

Những chiếc áo dòng đơn sơ, từ thời trước đến thời nay, dù giữ nét truyền thống hay có chút cách tân, vẫn là một dấu chứng tình yêu thánh hiến, đã trở nên nét đẹp riêng của người nữ tu qua bao thế hệ.  

THU YẾN - THÙY VÂN

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Linh mục giáo phận Hưng Hóa tìm hiểu về phụng vụ của Giáo hội
Linh mục giáo phận Hưng Hóa tìm hiểu về phụng vụ của Giáo hội
Ngày 13.5.2024, Đức cha Đaminh Hoàng Minh Tiến đã khai mạc tuần thường huấn linh mục đoàn đợt I - 2024
Giáo phận Hà Tĩnh thành lập thêm giáo hạt mới
Giáo phận Hà Tĩnh thành lập thêm giáo hạt mới
Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh vừa ký quyết định thành lập giáo hạt Hương Phố được tách ra từ giáo hạt Ngàn Sâu, kể từ ngày 20.5.2024
Linh mục giáo phận Hưng Hóa tìm hiểu về phụng vụ của Giáo hội
Linh mục giáo phận Hưng Hóa tìm hiểu về phụng vụ của Giáo hội
Ngày 13.5.2024, Đức cha Đaminh Hoàng Minh Tiến đã khai mạc tuần thường huấn linh mục đoàn đợt I - 2024
Giáo phận Hà Tĩnh thành lập thêm giáo hạt mới
Giáo phận Hà Tĩnh thành lập thêm giáo hạt mới
Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh vừa ký quyết định thành lập giáo hạt Hương Phố được tách ra từ giáo hạt Ngàn Sâu, kể từ ngày 20.5.2024
Hội đoàn Công giáo cần tránh tính hình thức
Hội đoàn Công giáo cần tránh tính hình thức
Tại buổi thường huấn dành cho các hội đoàn nam giới hạt Nam Định, các ý kiến nhấn mạnh đến việc hội đoàn Công giáo làm sao né tránh tính hình thức, thế tục...
Di dân Qui Nhơn dâng hoa trong tháng kính Đức Mẹ
Di dân Qui Nhơn dâng hoa trong tháng kính Đức Mẹ
Ban Di dân và đồng hương giáo phận Qui Nhơn đã dâng hoa kính Đức Mẹ, nhân tháng Hoa
Xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Jacinta Marto
Xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Jacinta Marto
Sáng 12.5.2024, Xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Jacinta Marto thuộc giáo xứ Đình Quán đã nhận quyết định thành lập
Tôn vinh Đức Mẹ Tàpao
Tôn vinh Đức Mẹ Tàpao
Giáo phận Phan Thiết dành ngày 12 và 13.5.2024 để tôn vinh Đức Mẹ Tàpao cách đặc biệt.
Trao học bổng Tôma Thiện cho 216 sinh viên
Trao học bổng Tôma Thiện cho 216 sinh viên
Chương trình trao học bổng Tôma Thiện cho 216 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã diễn ra tại nhà thờ Tống Viết Bường sáng ngày 12.5.2024.
Siêu thị phục vụ đồng bào sắc tộc
Siêu thị phục vụ đồng bào sắc tộc
Đặt tại thôn Ra-Ê, xã A-Ting, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, siêu thị được linh mục Bônaventura Mai Thái, Đại diện Giám quản Tông tòa giáo phận Đà Nẵng chúc lành vào ngày 3.5.2024.