Tự tin hay tự kiêu?

Gần đây, báo chí đưa tin một nam sinh lớp 8 ở Long Biên - Hà Nội bị đánh tới chết não, phải nhập viện trong tình trạng nguy ngập. Tất cả bắt đầu từ một mâu thuẫn trẻ con ở sân chơi đình Lệ Mật, khi nạn nhân chơi bóng rổ xảy ra xích mích với một học sinh lớp 6. Cậu này về mách anh trai học lớp 10 và người anh quyết định ra xử lý kẻ dám làm khó dễ em mình. Trên đường ra công viên, hai anh em gặp bố. Khi biết chuyện, ông bố chở hai anh em ra đó để tiện bề phân xử. Tuy nhiên, chẳng biết ông “phân xử” thế nào mà đứa con lớn đánh trọng thương nạn nhân, nguy hiểm tới tính mạng. Một đoạn tin nhắn lưu truyền trên mạng cho thấy người anh đã khoe với bạn chuyện đánh người. Vài nhân chứng thì nói ông bố không hề can ngăn, thậm chí còn ngầm xúi con ra tay nặng hơn, “có gì bố đền”. Tuy nhiên, ông ta lại khai rằng đã chở nạn nhân đến bệnh viện ngay khi thấy không ổn.

Mặc dù sau đó có nhiều thông tin trái chiều về việc này nhưng ta vẫn có thể lọc ra vài điều thật sự đã xảy ra:

- Nam sinh lớp 8 đã bị “ăn đòn” phải nhập viện. Em vừa mồ côi bố chưa lâu nên hiện giờ mẹ và người thân nhà ngoại đang chăm sóc em.

- Thủ phạm là nam sinh lớp 10, lấy cớ bênh vực em để ra tay với nạn nhân. Thủ phạm có học võ, sống với bố và em trai, điều kiện tương đối khá giả.

- Trước đó, nạn nhân gây gổ với em trai thủ phạm ở sân chơi và tát cậu bé này một cái.

*

Cách đây khá lâu, các bạn trẻ thuộc một hội nhóm trên Facebook từng tranh luận chủ đề: Đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương của gia đình sẽ như thế nào? Trong nhiều ý kiến khác nhau, mọi người đồng tình nhất với câu trả lời: “Đứa trẻ được sống trong vòng tay yêu thương sẽ có sự tự tin không gì tả nổi”.

Những cô cậu bé biết chắc mình luôn có gia đình bảo vệ, yêu thương sẽ không cần gồng mình, “xù lông nhím” lên khi gặp thử thách; càng không sợ hãi khi bị bắt nạt hoặc nói xấu. Họ đầy tự tin, cởi mở, lạc quan và khi lớn lên thường dễ thành công trong cuộc sống. Thế nhưng, khoảng cách giữa tự tin và tự kiêu đôi lúc thật mong manh, giống như khoảng cách giữa yêu thương và nuông chiều vậy.

Rất nhiều người cha, người mẹ có xu hướng thiên vị, bao che khuyết điểm của con mình và sẵn sàng “khô máu” nếu con bị đối xử bất công. Có người không trực tiếp ra tay mà gián tiếp đào tạo con thành kẻ hung hăng, bạo lực. Dường như trong mắt một số phụ huynh, con mình là vàng ngọc còn con người khác chẳng là gì. Họ muốn con mình phải trở nên tự tin, mạnh mẽ để không dễ bị bắt nạt nhưng lại tạo ra một người kiêu căng, ngông cuồng, coi trời bằng vung. Hệ quả là đứa trẻ đó gieo rắc tổn thương cho những người yếu thế hơn và nghĩ đây là chuyện hiển nhiên, tệ hơn là nó sẽ vướng vào vòng lao lý, đánh mất tương lai.

Thiết nghĩ, những người quá yêu chiều con cái mà quên uốn nắn, đã góp phần “tiêu diệt” chúng rồi. Nhà viết kịch Hy Lạp thời cổ đại là Euripides từng nói: “Thần linh muốn tiêu diệt kẻ nào, trước tiên sẽ khiến kẻ đó điên cuồng”. Khi câu này du nhập vào văn hóa Trung Hoa, nó trở thành: “Thiên dục kỳ vong, tất lệnh kỳ cuồng” (Khi trời muốn diệt ai sẽ làm hắn phát cuồng trước). Bởi vì kiêu binh tất bại; “Kiêu căng đưa đến sụp đổ, ngạo mạn dẫn đến té nhào”. (Châm ngôn 16,18)

“Đứa trẻ không được rèn kỷ luật với tình yêu thương trong thế giới nhỏ bé của mình sẽ bị rèn kỷ luật, thường đi kèm tình yêu thương, trong thế giới lớn hơn”. Đây là một trong những châm ngôn của Zig Ziglar - tác giả, doanh nhân, diễn giả truyền động lực người Mỹ.

Ths-Bs Lan Hải

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Con gái nói không là không
Con gái nói không là không
Một trường đại học nước ngoài dùng tách trà để dạy cho sinh viên năm nhất về sự tự nguyện, đồng thuận trong mối quan hệ, nhất là quan hệ lãng mạn.
Nhường tới mức độ nào?
Nhường tới mức độ nào?
Nhiều người cho rằng thiên nhiên rất tàn khốc, tuân theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh được, yếu thua”. Thật ra đó chỉ là một khía cạnh của thế giới tự nhiên, khi nhiều động thực vật phải ăn loài khác để sinh tồn.
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Con gái nói không là không
Con gái nói không là không
Một trường đại học nước ngoài dùng tách trà để dạy cho sinh viên năm nhất về sự tự nguyện, đồng thuận trong mối quan hệ, nhất là quan hệ lãng mạn.
Nhường tới mức độ nào?
Nhường tới mức độ nào?
Nhiều người cho rằng thiên nhiên rất tàn khốc, tuân theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh được, yếu thua”. Thật ra đó chỉ là một khía cạnh của thế giới tự nhiên, khi nhiều động thực vật phải ăn loài khác để sinh tồn.
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Khi thực lực lên tiếng
Khi thực lực lên tiếng
Nữ diễn viên Meryl Streep sinh năm 1949, tính đến năm nay đã 75 tuổi, vẫn tiếp tục sự nghiệp diễn xuất dù nhiều người cùng thế hệ đã giải nghệ từ lâu.
Tự tin hay tự kiêu?
Tự tin hay tự kiêu?
Gần đây, báo chí đưa tin một nam sinh lớp 8 ở Long Biên - Hà Nội bị đánh tới chết não, phải nhập viện trong tình trạng nguy ngập.
Sự lựa chọn và thời điểm
Sự lựa chọn và thời điểm
Biện hộ không phải là luyện tập cho quen, chỉ là chấp nhận những hành động đó. Chấp nhận rằng hành động của anh dựa trên những gì anh biết lúc đó, không phải dựa trên hệ quả sẽ xảy ra.
Sự hài hước  tạo ra lòng can đảm
Sự hài hước tạo ra lòng can đảm
Trong trận chiến Thermopylae nổi tiếng giữa liên quân Hy Lạp và quân Ba Tư xâm lược, phe Ba Tư tuyên bố rằng họ đông tới nỗi sẽ tạo ra những trận mưa tên làm tối sầm trời đất. Vị tướng của thành bang Sparta thản nhiên đáp lại: “Càng...
Ðừng phí thời giờ!
Ðừng phí thời giờ!
 Có một bạn trẻ dành cả thời học sinh để làm “anh hùng bàn phím”, không ngại dành hàng giờ tranh luận trên các diễn đàn trực tuyến, bảo vệ quyết liệt quan điểm của mình. Nếu thắng thì vui cả ngày, thua thì đi ngủ vẫn còn ấm ức.
Mỹ nhân cứu mỹ nhân
Mỹ nhân cứu mỹ nhân
Phim truyện xưa khá thịnh hành chuyện anh hùng cứu mỹ nhân, thể loại cung đấu hoặc “drama” tình ái thì các cô đấu đá nhau vì tranh giành tình yêu của đàn ông hoặc sự sủng ái của vua chúa.