Bảo vệ sự sống là cứu, hơn là lên án

Tại Colombia, trong một cuộc gặp gỡ trực tuyến ngày 29.8.2020 của Mạng lưới Liên Mỹ vì Sự sống và Quyền được sống của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh (CELAM), Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện về Sự sống của Vatican, đã được khán giả hỏi rằng Giáo hội có thể làm gì để chống lại các chính trị gia nói họ theo Công giáo nhưng ủng hộ phá thai, và liệu họ có bị vạ tuyệt thông hay không. Đức Tổng Giám mục trả lời rằng ủng hộ phá thai chắc chắn là chống lại giáo lý Công giáo, nhưng nếu chỉ đơn giản là “lên án tội lỗi” là chưa đủ. “Phải hiểu rằng nhiệm vụ của chúng ta là cứu, hơn là lên án”, Đức Tổng Giám mục nhấn mạnh. Theo ngài, “chuyển đổi thay vì loại trừ, biến đổi hơn là loại bỏ”. Trong cuộc gặp gỡ trực tuyến này, vị Chủ tịch Hàn lâm viện về Sự sống cũng đề cập việc chăm sóc người già, thay vì họ bị gởi đến các cơ sở xã hội, “người cao tuổi có quyền được ở nhà, được gia đình, cộng đồng Kitô giáo và chính quyền địa phương hỗ trợ”.

Giáo dân được dự tiếp kiến chung trở lại

Buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô vào thứ Tư hằng tuần sẽ có các tín hữu tham dự trở lại từ thứ Tư 2.9.2020. Buổi tiếp kiến chung cuối cùng có sự hiện diện của giáo dân được cử hành vào ngày 26.2, với hơn 10.000 tín hữu, trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ ở Ý vào tháng 3. Sau đó, các buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha được diễn ra trực tuyến từ Điện Tông tòa, không có tín hữu tham dự. Thông báo của Phủ Giáo hoàng cho biết theo khuyến cáo của chính quyền, để hạn chế sự lây lan của siêu vi Corona, trong suốt tháng 9, các buổi tiếp kiến sẽ được tổ chức tại sân Thánh Damaso của Điện Tông tòa với mức hạn chế là 500 người. Sân Thánh Damaso là sân danh dự, thường là nơi Đức Giáo Hoàng tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo và quan chức.

Mauritius đoàn kết khắc phục thảm họa tràn dầu

Đức Hồng y Maurice Piat, Tổng Giám mục Port-Louis ở Mauritius đã lên tiếng về vụ tràn dầu đặt đảo quốc này vào tình trạng lâm nguy: “Nhiều gia đình ngư dân sống nhờ biển đã phải chịu đựng thảm họa. Môi trường biển của Mauritius bị hư hại nghiêm trọng”. Trong thảm họa, Đức Hồng y cũng thấy sáng lên sự đoàn kết, chia sẻ của nhiều người để cùng nhau khắc phục thiệt hại, cứu lấy những gì còn có thể. Vụ tràn dầu đã dẫn đến việc tăng cường mối quan hệ tôn giáo và văn hóa giữa nhiều dân tộc ở Mauritius. Hội đồng Liên tôn quốc gia Mauritius đã lên kế hoạch thực hiện buổi cầu nguyện chung. Tàu MV Wakashio chở khoảng 4.000 tấn dầu nhiên liệu, đã mắc cạn ngoài khơi bờ biển Mauritius, ở Ấn Độ Dương, ngày 25.7.2020. Một tuần sau đó, tàu bắt đầu bị rò rỉ dầu. Ít nhất 1.000 tấn dầu đã tràn ra biển.

Giáo hội Bolivia cổ vũ việc bảo vệ môi trường

Cuộc tổng tuyển cử ở Bolivia sẽ được tổ chức vào ngày 18.10.2020 sau nhiều lần trì hoãn vì dịch Covid-19. Trước cuộc bầu cử, Giáo hội tại Bolivia, thông qua Liên mạng Giáo hội miền Amazon (REPAM) đã kêu gọi các nhà chức trách xem xét lại các chính sách bị cho là nguyên nhân làm gia tăng đáng kể số vụ cháy rừng ở nước này trong vài năm qua. Đức cha Eugenio Coter, Chủ tịch REPAM kêu gọi các cử tri cần quan tâm đến môi trường, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là ở Amazon, qua các chương trình của các ứng viên đề ra. Các giám mục cũng kiến nghị xem xét lại các luật cho phép mở rộng đất trồng trọt; và các luật khác đã mở đường cho việc sử dụng rộng rãi những loại cây trồng biến đổi gien, đặc biệt là hạt đậu nành. Vị Chủ tịch REPAM đã nhấn mạnh: “Cuộc đấu tranh để bảo tồn môi trường là một phần trong giáo huấn mục vụ của Kitô hữu”.

Mối liên quan giữa việc chăm sóc Trái đất và người tị nạn

Trong tháng 9 có Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Công trình Sáng tạo (1.9) và Ngày Thế giới người Di dân và Tị nạn (27.9). Trước hai sự kiện này, Đức Hồng y Michael Czerny, Phó Tổng Thư ký phân bộ Di dân và Tị nạn, trực thuộc Bộ Phát triển Nhân bản toàn diện, đã đề cập đến “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt giữa các sự kiện “Ngôi nhà chung của chúng ta, trong đó tiếng kêu của Trái đất và tiếng kêu của người nghèo là một”. Đức Hồng y Czerny phát biểu với hãng tin CNS ngày 26.8.2020 : “Trong số những người phải chạy trốn có những người bị buộc rời khỏi nhà cửa và quê hương xứ sở bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau trên khắp thế giới: hỏa hoạn, lũ lụt, hạn hán, bão tố...”. Đức Hồng y Czerny lưu ý rằng trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Để gìn giữ Ngôi nhà chung của chúng ta và làm cho nó ngày càng giống với kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa, chúng ta phải bảo đảm sự hợp tác quốc tế, sự liên đới toàn cầu và dấn thân của địa phương, không để ai bị loại trừ”.

Ðừng ngoảnh mặt trước người di cư tị nạn

Đức Giám mục Heinrich Bedford-Strohm, Chủ tịch Hội đồng các Giáo hội Tin Lành Đức, kêu gọi giới chính trị nhìn nhận nhiều hơn nữa những nỗ lực cứu hộ người tị nạn ở Địa Trung Hải. Ngày 24.8, trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Bayerischer Rundfunk, ngài cũng bình phẩm cần chấm dứt việc hình sự hóa những người cứu hộ dân sự, vì họ là những người đến nay đã góp phần cứu sống bao người lâm nạn trên biển. Đức Giám mục cũng cho biết, sứ mệnh giải cứu con tàu Sea-Watch 4 do Giáo hội khởi xướng là cần thiết. Bổn phận của Giáo hội là phải biết đau trước nỗi đau của con người: “Người ta không thể cầu nguyện khi bỏ qua sự đau khổ của người lân cận”. Ngày 22 và 23.8.2020, tàu Sea-Watch 4 đã giải cứu khoảng 100 người di cư từ các tàu thuyền ở Địa Trung Hải. Trước đây, vào hạ tuần tháng 5.2020, nhân Tuần lễ liên Văn hóa ở Đức, các vị lãnh đạo Kitô ở Đức đã cho rằng không thể chấp nhận có nhiều nơi ở châu Âu, việc bảo vệ người tị nạn đang bị suy yếu. Gần hơn nữa, trong buổi đọc kinh Truyền tin ngày 23.8, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúa sẽ bắt chúng ta phải giải trình khi tất cả những người di cư đã ngã xuống trên hành trình hy vọng của họ. Họ là nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ”.

Hội Hiệp sĩ Colombo giúp Liban 250.000 USD

Hội Hiệp sĩ Colombo ở Mỹ đã trợ giúp 250.000 USD cho các nạn nhân vụ nổ ở cảng Beirut, Liban ngày 4.8.2020. Ngân khoản được gởi đến Caritas Liban, Hội Bác ái Thánh Vinhsơn Phaolô, Ðài truyền hình Công giáo Noursat phát cho vùng Trung Ðông và sau cùng là tổ chức Sesobel chuyên giúp đỡ các trẻ em khuyết tật. Ông Carl Anderson, thủ lãnh Hội Hiệp sĩ Colombo, nói: “Thảm họa này là một đe dọa cho cộng đoàn Kitô sinh động tại Liban và cho sự sống còn của Kitô giáo ở vùng Trung Ðông. Tình trạng này cần phải được giúp đỡ”.

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đức Giáo Hoàng viếng và chủ sự thánh lễ ở nghĩa trang
Đức Giáo Hoàng viếng và chủ sự thánh lễ ở nghĩa trang
Ngày 2.11.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng nghĩa trang Laurentino, nghĩa trang lớn thứ 3 ở Rome. Tại đây, ngài đã chủ sự thánh lễ tại khu "Vườn Thiên Thần", dành riêng cho mộ phần của trẻ em và thai nhi.
Tân Bề trên Tổng quyền dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa
Tân Bề trên Tổng quyền dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa
Tại Tổng Công hội dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa lần thứ 70 diễn ra từ ngày 15.10 đến 7.11.2024 ở Ba Lan, ngày 1.11.2024, Tu huynh Pascal Ahodegnon, 53 tuổi, đã được bầu làm bề trên Tổng quyền cho nhiệm kỳ mới với thời gian 6 năm.
Hồng Kông chia sẻ đức tin bằng hành động
Hồng Kông chia sẻ đức tin bằng hành động
Phát biểu tại trường tiểu học Công giáo Tướng Quân Áo, Đức Hồng y Gioan Thang Hán nhấn mạnh rằng, mỗi Kitô hữu đều có sứ mệnh mang ánh sáng Tin Mừng đến cho những người xung quanh.
Đức Giáo Hoàng viếng và chủ sự thánh lễ ở nghĩa trang
Đức Giáo Hoàng viếng và chủ sự thánh lễ ở nghĩa trang
Ngày 2.11.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng nghĩa trang Laurentino, nghĩa trang lớn thứ 3 ở Rome. Tại đây, ngài đã chủ sự thánh lễ tại khu "Vườn Thiên Thần", dành riêng cho mộ phần của trẻ em và thai nhi.
Tân Bề trên Tổng quyền dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa
Tân Bề trên Tổng quyền dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa
Tại Tổng Công hội dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa lần thứ 70 diễn ra từ ngày 15.10 đến 7.11.2024 ở Ba Lan, ngày 1.11.2024, Tu huynh Pascal Ahodegnon, 53 tuổi, đã được bầu làm bề trên Tổng quyền cho nhiệm kỳ mới với thời gian 6 năm.
Hồng Kông chia sẻ đức tin bằng hành động
Hồng Kông chia sẻ đức tin bằng hành động
Phát biểu tại trường tiểu học Công giáo Tướng Quân Áo, Đức Hồng y Gioan Thang Hán nhấn mạnh rằng, mỗi Kitô hữu đều có sứ mệnh mang ánh sáng Tin Mừng đến cho những người xung quanh.
Nhà xưa của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê
Nhà xưa của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê
Bên dưới một nhà thờ cổ ở ngôi làng được cho là Bethsaida, các nhà khảo cổ học phát hiện một “bức tường linh thiêng”, và bức tường kế bên nhiều khả năng thuộc về nhà cũ của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê.
Vị mục tử từng là  kỹ sư công nghệ thông tin
Vị mục tử từng là kỹ sư công nghệ thông tin
Cha Josh Altonji, cư dân Scottsboro (bang Alabama, Mỹ), theo đuổi con đường khoa học mà mình đam mê từ nhỏ, trước khi rẽ sang một lối đi khác: trở thành linh mục.
Thượng Hội đồng Giám mục khép lại để mở ra
Thượng Hội đồng Giám mục khép lại để mở ra
Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 - “Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ” - đã bế mạc vào ngày 27.10.2024 với thánh lễ do Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự tại Ðền thờ Thánh Phêrô.
Thông điệp Dilexit Nos - Chúa đã yêu thương chúng ta
Thông điệp Dilexit Nos - Chúa đã yêu thương chúng ta
Thông điệp thứ tư của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đã được công bố vào ngày 24.10.2024 với tựa đề “Dilexit nos - Chúa đã yêu thương chúng ta”.
Tòa Thánh bổ nhiệm thêm một giám mục Trung Quốc
Tòa Thánh bổ nhiệm thêm một giám mục Trung Quốc
Ngày 25.10.2024, lễ tấn phong Đức cha Matthêu Chân Tuyết Bân làm Giám mục Phó giáo phận Bắc Kinh đã diễn ra tại nhà thờ Chánh tòa Chúa Cứu Thế.
Thể thao là bài thánh ca của cuộc sống
Thể thao là bài thánh ca của cuộc sống
Trong sứ điệp nhân kỷ niệm 100 năm sáng lập báo thể thao Corriere dello Sport-Stadio của Ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khen ngợi: “Các con đã thực hiện ‘cuộc đua’ tuyệt vời trong 100 năm qua”.