Bước ngoặt

Trong cuộc sống, có những khó khăn chung của xã hội, như dịch Covid-19 vừa qua, nhiều công nhân phải nghỉ việc, hoặc buôn bán khó khăn… Nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn và không ít người, bằng sức lực và ý chí, đã tìm một hướng đi mới để không những tồn tại mà còn cải thiện được kinh tế cho bản thân và gia đình.

Đàn vịt ngày càng phát triển của anh Trịnh Minh Tân

Chị Thúy Uyên, 40 tuổi, sống trong một con hẻm đường Trần Văn Đang (Q.3, TPHCM) nằm trong số những người đã có một khởi nghiệp mới cho công việc của mình. Quanh khu xóm của chị, giờ ai cũng đã biết đến những món “đặc sản” tôm khô, cá khô, củ kiệu của chị. Mùa dịch năm 2020 kéo dài, công ty của chị đóng cửa như những doanh nghiệp khác. Trở về nhà khi cả thành phố giãn cách, chỉ thực phẩm mới được phân phối, lưu thông. Được biết hải sản miền Trung vì dịch bệnh ứ đọng, chị đã mạnh dạn thu mua, phơi khô, đóng gói và bán trên facebook. Mùa dịch, người ta cần đồ khô dễ trữ nên chị bán buôn rất thuận lợi. Với kỹ thuật chế biến tôm, cá khô tự học, tuân thủ các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm và cân đong chính xác nên sau dịch, sản phẩm tôm khô của chị Uyên vẫn đắt hàng. Chị còn lên trang cá nhân chỉ dẫn mọi người cách nấu những món ăn bằng tôm khô, cá khô…; cách làm củ kiệu và trữ các món khô được lâu. Hằng tháng, chỉ đóng gói bao bì thủ công, cô đã tiêu thụ trên 50 ký; mùa Tết, lễ… trên 100 ký. Giờ đây, sản phẩm của chị đã phát triển như một “doanh nghiệp nhỏ”, khởi nghiệp từ con số không và ngay trong dịch bệnh Covid-19! Chị chia sẻ: “Mùa dịch, người người thất nghiệp, tôi cũng không ngoại lệ. Nhờ mạnh dạn thu mua hàng từ bạn bè miền Trung, hôm nay tôi mới có thu nhập ổn định. Và nhờ thanh toán đúng hạn, hàng hóa lưu thông, tôi vẫn được cung cấp hàng đầy đủ nhằm duy trì “dây chuyền nhỏ sản xuất” của gia đình”.

Cũng tìm được hướng đi mới sau thời dịch bệnh là trường hợp của anh Trịnh Minh Tân. Đi dạy Anh văn tự do tại một số nơi ở Sài Gòn trong thời gian học lên cao học ngành văn hóa, thu nhập khá ổn định, nhưng dịch Covid-19 ập đến đã khiến các trường, nhất là trung tâm ngoại ngữ đóng cửa, không biết bao giờ mở lại, anh Tân đành trở về quê Hậu Giang. Sẵn nhà có vài chục con vịt, anh bắt tay vào nuôi chúng chạy đồng. Với kiến thức sẵn có, anh chọn một số con tốt, quây chuồng nuôi vịt đẻ. Đã 3 năm trôi qua, đàn vịt bé xíu đã trên 3.000 con. Chưa dừng ở đó, khu nuôi vịt đẻ của anh ước sẽ ra 2500 con. Nuôi vịt chạy đồng nhằm ăn tôm tép, thóc lúa ở các cánh đồng sau thu hoạch, chỉ một mình anh Tân sao làm xuể. Anh đã huấn luyện 4 con chó cùng mình “gom vịt” thành thục từ dưới ruộng đến trên sông rạch. Anh tâm sự: “Ba tôi muốn tôi ở nhà phụ ông chăm sóc ruộng vườn, nhất là bầy vịt, thu nhập mỗi ngày trên 2 triệu đồng, một tháng tôi kiếm tầm 50-60 triệu”. Anh Tân đã bảo vệ thành công luận án thạc sĩ vào dịp Tết vừa rồi và đang là giảng viên thỉnh giảng tại trường Cao đẳng Việt Mỹ Cần Thơ. Tuy nhiên, trường này xa quá, dù mỗi tuần chỉ vắng nhà 1-2 ngày, anh cũng không an tâm cho đàn vịt mình khổ công gầy dựng nên đã nộp hồ sơ vào một trường khác gần nhà hơn. Theo anh, như vậy vừa làm công việc ngoài xã hội theo đúng ngành nghề mình học, vừa có thể duy trì đàn vịt, phụng dưỡng ba mẹ.

Sản phẩm tôm khô của gia đình chị Thúy Uyên được đóng gói

Trong những ngày giãn cách, chị Mai Tuyết Anh, 28 tuổi, công nhân xí nghiệp may đã trở về nhà tại Gò Vấp với tâm trạng chán nản vô cùng. Còn chút tiền dành dụm, chị mua vải từ các sạp vải bán thanh lý để đóng sạp, về cắt may những bộ quần áo, những chiếc đầm trẻ trung, dễ thương mặc và khoe trên facebook như cách đỡ nhớ nghề và xả “xì trét”. Ấy vậy mà mọi người đã đặt hàng những kiểu áo chị thiết kế. Ban đầu, mỗi ngày vài “đơn” hàng đủ để chị chi tiêu mua mắm muối qua ngày. Không ngờ giờ sau dịch đã lâu, chị trở thành người kinh doanh hàng trực tuyến thuần thục lúc nào không hay. Cả gia đình chị giờ thì người đóng gói, người nhận đơn và kiểm tiền. Ngôi nhà nhỏ trở thành một cơ sở với những dây chuyền sản xuất nhỏ. Xí nghiệp may cũ của chị chỉ hoạt động cầm chừng và rồi tuyên bố giải thể vì không có đơn hàng. Thế nhưng với chị Tuyết Anh: “Với tình hình kinh tế hiện nay, hàng ngàn công nhân phải rơi vào cảnh nghỉ dài hạn. Tuy nhiên, tôi và gia đình đã vượt qua khó khăn. Chỉ cung cấp quần áo may sẵn cho một thị trường nhỏ, tôi vẫn hy vọng một ngày không xa, kinh tế được phục hồi, đời sống người dân dần ổn định, tôi sẽ đủ vốn mở một sạp chuyên bán quần áo may sẵn trong chợ gần nhà”.

Từng rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhưng những người như chị Uyên, chị Tuyết Anh hay anh Tân và nhiều người khác nữa không muốn đầu hàng số phận, họ đã năng động nghĩ ra cách làm mới, tìm ra phương thức vượt qua khó khăn và đã thành công. Dịch bệnh đến và đi, để lại một nền kinh tế đầy thương tích nhưng nhờ sự nỗ lực, cái khó ló cái khôn, có những người đã phát triển một hướng làm ăn mới, đưa bản thân và gia đình vào một cuộc đời mới…

NGUYỄN NGỌC HÀ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những mùa hồng trong ký ức
Những mùa hồng trong ký ức
Cả nhà tôi đều thích trái hồng. Loại quả đến từ xứ lạnh, mềm mại, dẻo ngọt ấy có sức quyến rũ lạ lùng trong gia đình tôi.
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Đã 5 năm kể từ đại dịch Covid-19, nhân loại đang từng bước khắc phục tổn thất, trở lại nhịp sống bình thường. Hoạn nạn qua đi, nhiều người bắt đầu oán trách những sai lầm trong cách phòng chống dịch bệnh.
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Ông bà ta bảo, cứ có con là tự khắc biết làm cha làm mẹ, chẳng cần phải học. Vậy nên cũng không thấy có trường lớp nào dạy làm cha mẹ cả. Nhưng với tôi, “nghề” làm cha mẹ chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt là...
Những mùa hồng trong ký ức
Những mùa hồng trong ký ức
Cả nhà tôi đều thích trái hồng. Loại quả đến từ xứ lạnh, mềm mại, dẻo ngọt ấy có sức quyến rũ lạ lùng trong gia đình tôi.
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Đã 5 năm kể từ đại dịch Covid-19, nhân loại đang từng bước khắc phục tổn thất, trở lại nhịp sống bình thường. Hoạn nạn qua đi, nhiều người bắt đầu oán trách những sai lầm trong cách phòng chống dịch bệnh.
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Hãy nói chuyện với con nhiều hơn!
Ông bà ta bảo, cứ có con là tự khắc biết làm cha làm mẹ, chẳng cần phải học. Vậy nên cũng không thấy có trường lớp nào dạy làm cha mẹ cả. Nhưng với tôi, “nghề” làm cha mẹ chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt là...
Lãng quên - cái chết thật sự của người đã khuất
Lãng quên - cái chết thật sự của người đã khuất
Có nhiều quan niệm có cái chết. Cái chết thứ nhất mang tính chất thể lý khi các cơ quan không còn khả năng hoạt động và mọi cơ chế tuần hoàn của cơ thể dừng lại.
Mưa lũ kinh hoàng ở Tây Ban Nha
Mưa lũ kinh hoàng ở Tây Ban Nha
Số người chết ở Tây Ban Nha do mưa lớn dẫn đến lũ quét vào tuần trước đã tăng lên ít nhất 217 người, chưa kể hàng trăm người mất tích, mà theo giới khoa học, nguyên nhân của đợt lũ lụt này có liên quan đến biến đổi khí...
Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3   
Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3  
Liên hoan “Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3” lần 4 năm 2024 đã diễn ra trong hai đêm 30 và 31.10.2024 tại Trung tâm Văn hóa Quận 3, do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 3 phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành...
Món ngon khi nhà chẳng còn gì
Món ngon khi nhà chẳng còn gì
Ông bà mình từng nói, món ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời. Món ngon trong lúc thiếu thốn, lo âu càng ngon hơn gấp bội. Như thời điểm này cách đây hơn 3 năm trước là đợt Sài Gòn giãn cách gắt gao để phòng dịch Covid-19.
Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...