Từ 28.2-2.3, Đức Hồng y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám mục Manila (Philipppines), Chủ tịch Caritas quốc tế, đã đến thăm Liban để xem xét Caritas trợ giúp người tị nạn từ Syria và Iraq như thế nào. Đức Hồng y Tagle có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các tổ chức thuộc Caritas quốc tế. Tổ chức này cũng phát động chiến dịch “Hòa bình là điều có thể” để chấm dứt chiến tranh tại Syria.
Đức Hồng y Luis Antonio Tagle thăm ngườ tị nạn tại cửa khẩu biên giới Hy Lạp vào tháng 10.2015 |
Hiện nay, Liban đón nhận và giúp đỡ hơn một triệu người tị nạn từ Syria, một gánh nặng quá lớn đối với một quốc gia chỉ có gần 4 triệu dân. Caritas phân phát xăng dầu, lò sưởi, trợ giúp tiền bạc, vải trải giường, phiếu thực phẩm, quần áo ấm cho mùa đông, chăm sóc sức khỏe miễn phí, tư vấn về pháp luật, bảo vệ và giúp đỡ về tâm lý.
ĐTC tham dự lễ kỷ niệm 500 năm cuộc cải cách của Luther
Đức cha Czeslaw Kozon, Giám mục giáo phận Copenhagen, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Bắc Âu bày tỏ vui mừng vì cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại thành phố Lund - Thụy Điển vào ngày 31.10.2016.
Martin Luther (1483-1546) |
Hồi cuối tháng Giêng 2016, dư luận thế giới ngạc nhiên khi được tin Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Thụy Điển để tham dự lễ kỷ niệm 500 năm cuộc cải cách của Luther. Ngày 31.10.1517, Martin Luther đã công bố 95 luận đề cải cách tại nhà thờ của lâu đài Wittenberg. Liên hiệp các Giáo hội Tin Lành Luther được thành lập năm 1947 tại thành phố Lund, Thụy Điển và hiện có trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ. Tại Bắc Âu hiện có sự cộng tác tốt đẹp giữa các Giáo hội Tin Lành Luther chiếm đa số và Giáo hội Công giáo thiểu số.
Người Nga ủng hộ ĐTC
Thăm dò mới đây của Viện Levada cho thấy 3/4 dân Nga ủng hộ Đức Thánh Cha công du nước này. Ngay từ tháng 3.2013, chỉ vài ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu làm giáo hoàng, 71% dân Nga đã ủng hộ ý tưởng một cuộc viếng thăm của ngài tại Nga. Từ sau cuộc gặp gỡ lịch sử ngày 12.2.2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô với Đức Thượng phụ Kirill của Chính Thống giáo Nga, dư luận đang đồn đoán việc Đức Giáo hoàng sẽ đến xứ sở bạch dương.
Tòa giải tội lưu động
Giáo phận Salford của Anh đã đề ra sáng kiến Mercy Bus - Xe buýt Lòng thương xót, để mời gọi các tín hữu xưng tội.
Giáo phận này đã thuê và biến đổi một xe buýt hai tầng thành tòa giải tội lưu động. Thứ bảy hằng tuần, xe đi đến nhiều nơi khác nhau ở thành phố Manchester để mời gọi dân chúng lên xe và nếu cần có thể xưng tội. Linh mục Frankie Mulgrew, người đã tham gia và thực hiện dự án này, cho biết hiệu quả của Xe buýt Lòng Thương xót đã vượt quá sự mong đợi của những người khởi xướng. Trong hai tuần đầu, khi xe ghé thành phố Salford rồi tới Bolton, đã có hơn 400 người lên xe. Các linh mục đã giải tội cho một số đông tín hữu Công giáo không thực hành đạo. Nhiều người không đi nhà thờ từ hàng chục năm nay. Sáng kiến này được gợi ý từ sự kiện Chúa Giêsu thi hành sứ vụ trên đồi, tại các khu chợ búa và bàn ăn vào ngày lễ. Lúc đầu, ban tổ chức dự định chỉ thực hiện các chuyến xe buýt vào những ngày thứ bảy trong Mùa Chay, nhưng trước sự thành công ngoài dự kiến, các vị lãnh đạo giáo phận muốn duy trì sáng kiến này cho đến khi bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót vào ngày 20.11.2016. Thượng phụ Chính Thống giáo Ethiopia thăm Tòa Thánh
Đức Thượng phụ Chính Thống giáo Ethiopia Abune Mattias I viếng thăm Tòa Thánh từ 26.2 -29.2. Đức Thượng phụ Matthias I được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến vào ngày 29.2 và thăm Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, cũng như cầu nguyện tại mộ Thánh Phêrô Tông đồ. Ngài cử hành thánh lễ cho cộng đoàn Ethiopia ở Rome trong nhà nguyện trường Truyền giáo Urbaniana vào ngày 28.2. Hiện nay Giáo hội Chính Thống Ethiopie có khoảng 35 triệu tín hữu và giao hảo với Giáo hội Công giáo từ lâu.
HĐGM Đức cảnh báo việc lạm dụng công nghệ sinh học
Sau khi Anh cho phép viện nghiên cứu Francis Crick ở London đã được phép nghiên cứu thay đổi hệ gien di truyền nơi các phôi thai người, Đức Hồng y Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức tuyên bố: “Điều cấp thiết là cần tránh những sáng kiến về mặt chính trị và luật pháp theo chiều hướng như ở Anh, vì chúng gây thiệt hại quan trọng cho luật pháp của Đức về việc bảo vệ quyền sống và tiêu chuẩn bảo vệ sự sống”. Các Giám mục Đức coi việc cho phép thay đổi hệ gien của con người là điều mà cho đến nay vẫn bị coi là cấm kỵ trong việc nghiên cứu về sinh sản và sản xuất thuốc men. Sự phát triển theo chiều hướng này có nghĩa là bước vào nghiên cứu, sử dụng các phôi thai người, thay đổi hệ di truyền của con người bằng cách biến đổi hệ gien và sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với thế hệ mai sau của nhân loại.
Thượng phụ Chính Thống giáo Ethiopia thăm tòa thánh
Đức Thượng phụ Chính Thống giáo Ethiopia Abune MattiasI viếng thăm Tòa Thánh từ 26.2 - 29.2. Đức Thượng phụ Matthias I được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến vào ngày 29.2 và thăm Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, cũng như cầu nguyện tại Mộ Thánh Phêrô Tông đồ. Ngài cử hành thánh lễ cho cộng đoàn Ethiopia ở Rome trong nhà nguyện trường Truyền giáo Urbaniana vào ngày 28.2. Hiện nay Giáo hội Chính Thống Ethiopie có khoảng 35 triệu tín hữu và giao hảo với Giáo hội Công giáo từ lâu.
Bác ái không phải dụng cụ để chiêu dụ tín hữu
Đức Hồng y Gerhard Muller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin khẳng định: “Các tín hữu Kitô được kêu gọi không phải chiêu dụ người di dân theo đạo, nhưng làm chứng cho họ về Đức Chúa Giêsu Kitô qua tình yêu thương tha nhân”.
Trong bài tham luận ngày 25.2 tại hội nghị quốc tế về bác ái theo chủ đề “Đức Bác ái không bao giờ tàn, các viễn tượng 10 năm sau Thông điệp Deus Caritas-Thiên Chúa là Tình yêu”, do Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm) tổ chức ở Vatican, Đức Hồng y Muller nói: “Chiêu dụ tín đồ, trong thực tế, là một hành động lèo lái lương tâm. Sứ mạng của Giáo hội là giúp đỡ nhân loại, yêu thương những người trốn chạy chiến tranh và bách hại. Sứ mạng của Giáo hội là làm chứng về Đức Chúa Giêsu Kitô”. Ngài cũng khẳng định : “Giới răn của Chúa Giêsu dạy yêu thương tha nhân là một lời mời gọi Kitô hữu hãy biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa, đặc biệt là qua những công việc bác ái. Tuy nhiên, khi giúp đáp ứng các nhu cầu của người di dân, các tín hữu Kitô được kêu gọi giúp đỡ mà không có hậu ý nào cả. Chúng ta không được dùng bác ái và biến nó thành dụng cụ để chiêu dụ tín đồ. Một chuyên gia Kitô biết khi nào nên nói về Thiên Chúa, và khi nào tốt hơn nên giữ thinh lặng. Nhiều khi một chứng tá im lặng là một chứng tá tốt nhất về tình yêu của Thiên Chúa”.
Tham dự hội nghị này có đại diện của các Hội đồng Giám mục và các tổ chức bác ái Công giáo quốc tế. Từ Việt Nam, có Đức cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên và linh mục Thư ký Tòa Giám mục Phêrô Nguyễn Đức Thắng.
Bình luận