Chúa vẫn ở bên con

1.

Lễ Giáng Sinh, giữa bối cảnh rối ren hiện nay, tôi xin Đức Mẹ dạy tôi nên làm để sng tâm tình Giáng Sinh?

2.

Đức M trả lời:

Dịp này, con hãy cầu nguyện và chiêm ngắm mầu nhiệm Giáng Sinh nơi Đức Giêsu, con Mẹ.

Vâng lời Mẹ, tôi suy tư và chiêm ngắm mầu nhiệm Giáng Sinh.

Tôi thấy:

Chúa đã đến và ở giữa chúng ta hơn 2000 năm trước.

Nhưng hơn hết, ngay bây giờ, Chúa vẫn ở bên tôi,

Từng giờ, từng phút, từng giây, Chúa vẫn ở bên tôi.

the_nativity19391.288.jpg (3.06 MB)

3.

Qua việc Thiên Chúa đến ở giữa loài người, tôi thấy một Thiên Chúa từ bỏ và yêu thương.

“Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Is 7,14).

Hơn 2000 năm trước, Chúa đã tự nguyện trút bỏ vinh quang mà đến với con người trong thân phận con người.

“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”(Pl 2, 6-8).

Nhờ đó, Đấng muôn dân trông đợi đã đến với nhân loại trong hình hài của một trẻ sơ sinh.

“Hôm nay, một Ðấng Cứu Ðộ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Ðavít, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2, 11-12).

4.

Hình ảnh trẻ sơ sinh bọc nằm trong máng cỏ cho tôi thấy Chúa đến với chúng ta một cách gần gũi và âm thầm nhất.

Có gì nhỏ bé và âm thầm cho bằng một trẻ thơ đặt nằm trong máng cỏ.

Có gì gần gũi hơn khi Thiên Chúa lại ở giữa con người, trong hoàn cảnh cô quạnh thiếu thn nht.

5.

Tôi thấy Chúa không chỉ dừng lại ở việc đã đến và ở giữa. Mà cao cả hơn là Chúa luôn ở lại và ở cùng với chúng ta.

Chúa ở lại với chúng ta cách kiên nhẫn và dịu dàng nhất, như lời Chúa đã hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

Chúa vẫn hằng kiên nhẫn và chờ đợi chúng ta đến gặp gỡ Ngài một cách dịu hiền nhất: “Hãy đến với Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 29).

6.

Mùa Giáng Sinh năm nay, tôi đang ở giai đoạn xế bóng nhưng vẫn hằng cảm thấy được Chúa ủ ấp và che chở,

Vì Chúa đã đến ở giữa thế gian,

Chúa đã đến trong cuộc đời tôi, cho tôi được diễm phúc làm con Chúa.

Hơn thế na, Ngài vẫn hằng ở lại và ở bên tôi.

Tôi nhìn ngắm hang đá Giáng Sinh, tôi cảm thấy mình hạnh phúc vì luôn có Chúa ở bên, tôi cất tiếng Hát khen mừng Chúa Giáng Sinh.

Tôi nghe thấy tiếng Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng thì thầm:

“Từng giờ, từng phút, từng giây Mẹ và Chúa vẫn ở bên con”.

Giám mục GB. Bùi Tuần

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng