Cộng đồng nhân loại vào thời đại dịch

Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống vừa công bố một tài liệu giúp phân tích các tác động của Covid-19 đến thế giới và những gì đúc kết được từ giai đoạn đau thương này để có thể thay đổi một cách tích cực.

Tài liệu mang tên “Cộng đồng nhân loại vào thời đại dịch: Những suy tư ‘ngược dòng’ về hồi sinh sự sống” có thể xem là một “la bàn” để các tín hữu xác định phương hướng cho những chặng đường trong tương lai, giữa những hoang mang, lo lắng trước chủng siêu vi đã làm 16,5 triệu người bị nhiễm và hơn 650.000 người tử vong trên khắp địa cầu. Các tác giả soạn thảo tài liệu này mời gọi cộng đồng “dành một khoảng lùi cho suy ngẫm”, để “cảm ơn về sự sống đã được trao ban, và hướng đến sự hồi sinh của sự sống”.

Một cặp vợ chồng cao tuổi được linh mục đến tận nhà trao Mình Thánh Chúa trong mùa dịch ở Philippines - ảnh: AFP

Từ những ngày phong tỏa

Nhắc về Covid-19, không thể không nhắc đến những ngày tháng mà nhiều nước phải lựa chọn giãn cách toàn xã hội, hay thậm chí là phong tỏa toàn quốc: “Cơn dịch đã mang đến cảnh tượng không tưởng của những con đường không bóng người, những thành phố quạnh hiu, những con người bị buộc phải xa cách nhau. Dịch đã tước đi của chúng ta những cái bắt tay thân ái, những nụ hôn đầy thương yêu; và nó đã biến đổi mối quan hệ thân thuộc thành các tương tác giữa những người xa lạ, những trao đổi lạnh lùng giữa những cá nhân không rõ diện mạo, ẩn danh dưới những trang phục bảo hộ”. Sự hạn chế của các mối quan hệ xã hội thật đáng sợ vì có thể dẫn đến tình trạng cô lập, nỗi tuyệt vọng hay sự phẫn nộ. Với những người cao tuổi, nỗi đau khổ còn nặng nề hơn vì sự suy yếu về thể chất còn đi kèm theo suy giảm chất lượng cuộc sống, lại không còn được gia đình và bạn bè thăm viếng.

Trong các bệnh viện, trại giam, trại tị nạn hay nhà hưu dưỡng, siêu vi Corona đã đẩy sự cô độc lên đỉnh điểm khi nhiều người qua đời mà không thể có người thân ở bên cạnh. Gia đình của họ phải trải qua cảm giác hoàn toàn bất lực vì không được nói lời tiễn biệt trong những giây phút sau cuối và cũng không tổ chức được một tang lễ trọn vẹn. Nhưng giữa tình cảnh đau thương đó, Hàn lâm viện về Sự sống gợi mở, Covid-19 cũng có thể là một cơ hội cho chúng ta nhìn lại những điểm cốt lõi để tìm ra được giá trị đích thực của cuộc sống. Thực tế đau lòng về tính mong manh của sự sống giúp chúng ta nhận thức trở lại rằng “sự sống là một món quà được trao ban”. Với góc nhìn này, liệu con người sẽ “khôn ngoan hơn”, “bớt ngạo mạn” và “có lòng biết ơn sâu sắc hơn”?

Trái đất đau bệnh, tâm hồn đau bệnh

Theo tinh thần bảo vệ Ngôi nhà Chung từ thông điệp Laudato si’ của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô, tài liệu mới của Hàn lâm viện về Sự sống nhận định, đại dịch có nhiều liên quan với tình trạng con người hủy hoại môi trường, là “triệu chứng cho sự đau bệnh của Trái đất”, thậm chí là dấu hiệu cho “tâm hồn đang đau bệnh của chúng ta” khi cố tình thờ ơ trước những triệu chứng ấy. Nhận định này được các tác giả diễn giải rất rõ ràng: “Hãy nhìn vào mối liên hệ giữa những gì đang diễn ra: nạn phá rừng ngày càng trầm trọng khiến các loài động vật hoang dã phải tiến gần đến nơi sinh sống của con người. Các loài siêu vi mà chúng mang trong mình vì thế có nhiều cơ hội hơn để lây nhiễm cho người. Ðây chính là những ‘bệnh lây truyền từ động vật’ (Zoonosis) mà khoa học đã nói đến từ lâu. Bên cạnh đó, nhu cầu ăn thịt quá mức ở các nước phát triển đã dẫn đến những khu chăn nuôi công nghiệp khổng lồ. Và có thể dễ dàng nhìn thấy các yếu tố vừa nêu sẽ là nguy cơ dẫn đến sự phát tán những loài siêu vi, thông qua hệ thống giao thông vận chuyến quốc tế, nhu cầu di chuyển với số lượng ngày càng lớn của con người để kinh doanh, du lịch…”.

New York lặng lẽ...

Như vậy, chúng ta cần phải ý thức rằng “con người sống trên Ðịa cầu như những ‘người canh gác’, chứ không phải như những chủ nhân hay chúa tể muôn loài”. Chúa trao ban tất cả cho chúng ta, nhưng không phải một cách tuyệt đối. Con người không phải bất khả xâm phạm, mà có nhiều điểm yếu và dễ bị tổn thương. Covid-19 giúp chúng ta nhận ra có là những cường quốc, là người quyền cao chức trọng hay giàu sang thì vẫn không thể tránh được những thương tổn, dù kẻ thù đôi khi chỉ là một sinh vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường, thậm chí không có đủ các chức năng di truyền và chỉ có thể sinh sôi nhờ vào tế bào của vật chủ.

Những trải nghiệm này giúp cộng đồng cảm thông hơn với những nước nghèo, những thân phận chịu nhiều khổ đau: “Cần mở mắt nhìn thẳng vào thực tế là vẫn còn nhiều người phải vượt qua những thách thức hằng ngày để sinh tồn, để có được những điều kiện sống tối thiểu, để có thực phẩm cho con ăn, để vượt qua nỗi đe dọa của những bệnh tật mà y học đã có thuốc chữa nhưng lại quá tầm tay của họ. Bệnh sốt rét, bệnh lao, tình trạng thiếu nước sạch… vẫn còn cướp đi hàng triệu sinh mạng mỗi năm ở những nước nghèo. Những vấn đề này chúng ta đã biết đến từ nhiều thập niên qua và có thể giải quyết được bằng nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế và những chính sách thiết thực. Bao nhiêu là sinh mạng lẽ ra đã được cứu, bao nhiêu loại bệnh đã có thể bị loại trừ…”.

Paris không một bóng người trong giai đoạn nước Pháp phong tỏa toàn quốc

Các tác giả của tập tài liệu nhấn mạnh những nỗ lực của các nhân viên y tế trên khắp thế giới trong đại dịch. Bằng sự kiên cường và tâm sức của mình, họ đã cứu được bao mạng sống. Từ thực tế của Covid-19, các chính trị gia cũng cần lưu ý, ngoài những đầu tư cho hệ thống bệnh viện, cũng cần phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình, trung tâm y tế địa phương, các cơ sở xã hội, đặc biệt là nhà hưu dưỡng… Ngoài ra, theo Hàn lâm viện về Sự sống, việc chống dịch cần có sự chung sức của cộng đồng quốc tế vì khả năng riêng lẻ của từng quốc gia là không đủ. Y khoa phải là lãnh vực của hợp tác, chứ không phải của cạnh tranh.

Lan Chi

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.