Nhà thờ 1.700 năm tuổi ở Ethiopia

Tàn tích của một nhà thờ 1.700 năm tuổi vừa được tìm thấy ở Ethiopia, hé lộ những manh mối hiếm hoi về thời điểm Kitô giáo được truyền đến vùng hạ Sahara của châu Phi.

Trong lúc khai quật thị trấn cổ Beta Samati bị chôn vùi ở miền bắc Ethiopia, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhà thờ được xây dựng theo kiểu nhà thờ La Mã đời đầu. Phát hiện này cho phép các học giả tiến hành nghiên cứu mới về vương triều Aksum cổ đại, một nền văn minh châu Phi ít được biết đến nhưng thuộc nhóm những người đầu tiên cải đạo sang Kitô giáo vào thế kỷ 4.

Tàn tích ở Aksum

Beta Samati có nghĩa là “ngôi nhà của sự tiếp kiến” theo ngôn ngữ Tigrinya địa phương. Nó là một phần của vương quốc với kinh đô là cổ thành Aksum. Aksum từng là biểu tượng quyền lực của khu vực từ năm 80 trước công nguyên cho đến năm 825. Nó cũng là đối tác giao thương của đế chế Rome, nhờ vào địa thế gần Hồng Hải trên con đường tơ lụa đến Ấn Ðộ. Thế nhưng, cái tên Beta Samati lại hầu như chẳng hề được người đời nay biết đến. “Ðó là một trong những điều mà chúng tôi đang nỗ lực thay đổi”, theo nhà khảo cổ học Michael Harrower của Ðại học Johns Hopkins tại TP Baltimore (Mỹ).

Các cổ vật được phát hiện xác nhận truyền thống được lưu truyền từ xưa ở Ethiopia

“Ai nấy đều biết về Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại và đế quốc La Mã…, nhưng họ lại không biết rằng Aksum là một trong những nền văn minh quyền lực nhất của thế giới cổ đại, và thật sự là một trong những nền văn minh đầu tiên”, theo trang Live Science dẫn lời chuyên gia Harrower. Ông Harrower và các đồng nghiệp đã làm việc tại Beta Samati từ năm 2011 đến 2016, và kết quả thu được đã được đăng trên chuyên san Antiquity. Dựa trên những manh mối còn sót lại, họ phát hiện con người đã sống tại Beta Samati từ khoảng năm 750 trước Công nguyên, vào thời tiền Aksum, và kéo dài cho đến khoảng năm 650, thời điểm vương quốc hùng mạnh một thời bất ngờ bị suy tàn đầy bí ẩn.

Phát hiện đóng vai trò then chốt của báo cáo là nhà thờ cổ đại được xây dựng vào thời điểm đạo Kitô trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc Aksum. Sự cải đạo diễn ra trùng vào thời điểm tôn giáo mới lan rộng khắp đế quốc La Mã theo mệnh lệnh của hoàng đế Constantine vào năm 323. Ngôi thánh đường được xây theo kiến trúc La Mã, có kích thước 18mx12m, và cho đến nay được xem là nhà thờ cổ nhất của đạo Công giáo tại vùng hạ Sahara. Nhóm của chuyên gia Harrower tìm được những cổ vật tôn giáo lẫn thế tục ở bên trong và xung quanh nhà thờ, bao gồm một chiếc nhẫn vàng, các bức tượng gia súc, những cây thánh giá, ấn triện. Họ cũng phát hiện một mặt dây chuyên bằng đá được khắc hình thánh giá và dòng chữ cở Ethiopia nghĩa là “thiêng liêng”. Gần bức tường phía đông, họ cũng tìm được dòng chữ khác mang theo lời cầu nguyện “xin Chúa Giêsu hãy thương chúng con”.

Các chuyên gia đang nỗ lực khai quật để có thêm nhiều thông tin về thời Aksum

Theo trang Smithsonian, sự tồn tại của nhà thờ và những đồ vật bên trong “xác nhận truyền thống được lưu truyền từ xưa ở Ethiopia rằng đạo Kitô đã đến vùng đất cách Rome gần 5.000 km từ rất sớm”. “Ðiều đó cho thấy tôn giáo mới (Kitô giáo) đã lan rộng một cách nhanh chóng và vươn đến những vùng đất xa xôi nhờ vào các hệ thống giao thương cổ đại, liên kết Ðịa Trung Hải thông qua Hồng Hải với châu Phi và Nam Á, mang đến ánh sáng mới về kỷ nguyên mà giới sử giả ít biết đến”, theo báo cáo. Dù Kitô giáo đã đến Ai Cập từ thế kỷ 3, nhưng phải đợi đến khi hoàng đế Constantine tuyên bố hợp pháp hóa tôn giáo mới, đạo Thiên Chúa mới bắt đầu lan tỏa rộng khắp châu Âu và vùng Cận Ðông, theo trang Smithsonian. Nhờ vào phát hiện của đội ngũ chuyên gia do ông Harrower dẫn đầu, giờ đây các nhà nghiên cứu “có thể tự tin xác định thời điểm Kitô giáo được truyền đến Ethiopia”.

“Theo tôi được biết, đây là chứng cứ trực tiếp và lâu đời nhất về một nhà thờ ở Ethiopia, cũng như trên toàn bộ vùng hạ Sahara của châu Phi”, theo giáo sư Aaron Butts của Ðại học Công giáo ở Washington D.C. Còn nhà khảo cổ học Harrower hy vọng cuộc nghiên cứu sẽ lấp đầy những khoảng thiếu hụt quan trọng trong hiểu biết của nhân loại về các nền văn minh thời tiền Aksum và Aksum.

Các dự án nghiên cứu vẫn được tiến hành tại Beta Samati trong thời gian tới, và hứa hẹn sẽ mang đến những khám phá ấn tượng khác.

LING LANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại biểu Công giáo tại Quốc hội Hàn Quốc 
Đại biểu Công giáo tại Quốc hội Hàn Quốc 
Số đại biểu Công giáo tại Quốc hội khóa mới ở Hàn Quốc lên tới 80 người trên tổng số 300 đại biểu, theo kết quả cuộc bầu cử ngày 10.4.2024.
Chân phước Pauline Jaricot được đặt tên cho một nhà nguyện
Chân phước Pauline Jaricot được đặt tên cho một nhà nguyện
Nhà nguyện của Hội giáo hoàng Truyền giáo Romania được đặt theo tên chân phước Pauline Jaricot, người sáng lập Hội Truyền bá Đức tin. Lễ khánh thành ngày 20.4.2024 tại Bucharest do Đức cha Aurel Perca, Tổng Giám mục Bucharest chủ trì.
“Hành tinh và nhựa”
“Hành tinh và nhựa”
Nhân Ngày Trái đất 2024 (22.4.2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở mọi người về nghĩa vụ bảo vệ hành tinh và gìn giữ hòa bình. Chủ đề của Ngày Trái đất 2024 là “Hành tinh và nhựa”, kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng các loại...
Đại biểu Công giáo tại Quốc hội Hàn Quốc 
Đại biểu Công giáo tại Quốc hội Hàn Quốc 
Số đại biểu Công giáo tại Quốc hội khóa mới ở Hàn Quốc lên tới 80 người trên tổng số 300 đại biểu, theo kết quả cuộc bầu cử ngày 10.4.2024.
Chân phước Pauline Jaricot được đặt tên cho một nhà nguyện
Chân phước Pauline Jaricot được đặt tên cho một nhà nguyện
Nhà nguyện của Hội giáo hoàng Truyền giáo Romania được đặt theo tên chân phước Pauline Jaricot, người sáng lập Hội Truyền bá Đức tin. Lễ khánh thành ngày 20.4.2024 tại Bucharest do Đức cha Aurel Perca, Tổng Giám mục Bucharest chủ trì.
“Hành tinh và nhựa”
“Hành tinh và nhựa”
Nhân Ngày Trái đất 2024 (22.4.2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở mọi người về nghĩa vụ bảo vệ hành tinh và gìn giữ hòa bình. Chủ đề của Ngày Trái đất 2024 là “Hành tinh và nhựa”, kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng các loại...
Sẽ có 6,5 triệu người viếng thánh tích thánh Phanxicô Xaviê
Sẽ có 6,5 triệu người viếng thánh tích thánh Phanxicô Xaviê
Tại Tổng Giáo phận Goa ở Ấn Độ, việc trưng bày trọng thể thánh tích của thánh Phanxicô Xaviê 10 năm một lần, sẽ được tổ chức vào ngày 21.11.2024 và kết thúc vào Chúa nhật 5.1.2025.
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Bộ Bác ái Vatican kết hợp với Hiệp hội Komen Ý đã điều hành một phòng khám nhằm sàng lọc miễn phí ung thư vú cho phụ nữ vô gia cư.
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Các vị giám mục ở Québec, Canada mời gọi các cộng đoàn Kitô đáp lại “tiếng kêu của những người đang đói”, để bảo đảm mọi người có đủ thức ăn.
Nhà khoa học Công giáo tiên phong của thiên văn học hiện đại
Nhà khoa học Công giáo tiên phong của thiên văn học hiện đại
Khoa học gia người Ðức Johannes Müller von Königsberg (1436-1476) là nhà chiêm tinh và toán học, được mệnh danh là “cha đẻ ngành thiên văn học hiện đại”, và là một trong những nhà in ấn đầu tiên của thế giới.
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Ông Mariano Angelucci, phụ trách về du lịch của Rome khẳng định, các dự án lớn cho Năm Thánh 2025 sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Thủ đô của Ý sẽ sẵn sàng đón khoảng 50 triệu người, gồm các tín hữu hành hương và khách du lịch.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024