Ðại học Harvard đang giữ thánh tích thánh Sebastian

Trong lúc Ðại học Harvard (Mỹ) bắt đầu quy trình hoàn trả hàng ngàn hài cốt người da đỏ cho những phía liên quan, trường này cũng được kêu gọi hãy trả lại thánh tích cấp 1 của thánh Sebastian cho Giáo hội Công giáo.

hình 2.jfif (84 KB)

“Vị trí phù hợp dành cho thánh tích của thánh Sebastian là nhà thờ, nhà nguyện Công giáo, chứ không phải thuộc về thư viện của một đại học thế tục”, trang tin College Fix dẫn lời ông C.J. Doyle thuộc Phong trào Công giáo Tiến hành nhận định hồi tháng 5. Ông kêu gọi phía Đại học Harvard hãy làm điều đúng đắn với việc tặng thánh tích cho một giáo xứ. Trả lời hãng tin Catholic News Agency, người phát ngôn Thư viện Harvard Kerry Conley xác nhận đại học đã mua thánh tích trên từ một người bán sách cổ vào năm 2021. Thánh tích là một mẩu xương, được đặt bên một mề đay, có kèm theo giấy chứng nhận của Giáo hội Công giáo, theo mô tả trên website của Thư viện Harvard. Huy hiệu của Đức Giám mục Nicola Angelo Maria Landini, Giám mục hiệu tòa Porphyreon (ngày nay là Jieh, Li Băng) được in trên giấy chứng nhận đề ngày 12.10.1774. Chữ khắc trên mề đay chứa thánh tích là “S. Simonii Ap”, có nghĩa “trước đây từng chứa thánh tích của thánh Simon Nhiệt Thành”.

Thánh tích được cất giữ bên trong thư viện và ở khu đặc biệt, chỉ có nhân viên và các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận theo yêu cầu. Người phát ngôn Conley cho biết kể từ khi được đưa vào danh mục của thư viện, Đại học Harvard chưa thực hiện bất kỳ cuộc thử nghiệm di truyền nào đối với thánh tích của thánh Sebastian.

DH Harvard.png (1.60 MB)

Nếu thánh tích trên được chứng thực, liệu Đại học Harvard có bắt buộc phải trao trả lại cho Giáo hội Công giáo hay không? Trả lời Hãng Catholic News Agency, cha Carlos Martins, chuyên gia về thánh tích và Giám đốc tổ chức Treasures of the Church (Những báu vật của Giáo hội, trụ sở ở Mỹ), trả lời là “có”. “Có, như bất kỳ cá nhân, tập thể nào đang sở hữu vật phẩm có ý nghĩa linh thiêng đối với một cá nhân, một tổ chức hoặc quốc gia”, cha Martins khẳng định. Cha Martins ví dụ trường hợp một người bằng cách nào đó sở hữu hợp pháp bản gốc của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, điều đúng đắn mà người này có thể làm là hoàn trả cho nhân dân Mỹ.

Năm 2022, Đại học Harvard thi hành chính sách hoàn trả hài cốt người và những đồ vật linh thiêng nhưng theo cơ chế duyệt từng món một. Cá nhân, tập thể muốn nhận phải cung cấp chứng cứ cho thấy họ có liên quan đến đồ vật đó. “Yêu cầu hoàn trả nên ghi rõ mức độ quan trọng của đồ vật đối với bên yêu cầu, theo một phạm trù có thể bao gồm tầm quan trọng liên quan đến tính chất linh thiêng, văn hóa, tôn giáo, quốc gia, cộng đồng hoặc lịch sử? Liệu việc không có đồ vật phải chăng sẽ mang đến ảnh hưởng cho cộng đồng của người yêu cầu?”, chính sách ghi rõ.

hình 3.png (49 KB)
 Theo mô tả trên website của Thư viện Harvard, thánh tích là một mẩu xương của thánh nhân

Hiện vẫn chưa có bên nào tiếp xúc với Đại học Harvard để đề nghị việc hoàn trả thánh tích của thánh Sebastian. Tổng Giáo phận Boston ở bang Massachusetts chưa bình luận về thông tin trên.

Thánh tích đang chờ đợi bên trong các viện bảo tàng

Việc thánh tích của Giáo hội Công giáo đang thuộc quyền sở hữu của các cơ quan, tổ chức thế tục không chỉ dừng ở Ðại học Harvard, mà bất cứ bảo tàng lớn nào của Mỹ cũng có lưu giữ thánh tích trong bộ sưu tập. Chẳng hạn, Viện Mỹ thuật Chicago đang có thánh tích của thánh Christina, thánh Anne, thánh Bernward và thánh Godehard xứ Hildesheim, thánh Anianus và thánh Lawrence. Bảo tàng Mỹ thuật Cleveland cũng lưu giữ một mẩu xương của thánh Sebastian. Còn Bảo tàng Mỹ thuật New York đang giữ thánh tích của thánh Mary Magdalene.

Trong tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô đang sống, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô giảng về thánh Sebastian như là hình mẫu can trường cho thanh niên:tonghuan.jpg (88 KB)

“Vào thế kỷ thứ III, thánh Sebastian là chỉ huy trẻ của lực lượng Cận vệ Hoàng đế. Người ta kể rằng đi đâu ngài cũng nói về Ðức Kitô và tìm cách làm cho các đồng đội của mình theo đạo, đến mức ngài bị buộc phải chối bỏ đức tin. Vì bất tuân lệnh ấy, ngài phải hứng một trận mưa mũi tên, nhưng ngài vẫn sống sót và tiếp tục rao giảng về Ðức Kitô mà không hề sợ hãi. Cuối cùng, họ đánh ngài cho đến chết”. Thánh nhân tử đạo ở Rome vào thế kỷ thứ III và trở thành quan thầy của cung thủ và vận động viên.

LING LANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Sau khi kết quả nghiên cứu về Vải liệm Turin được công bố, mạng internet chỉ qua một đêm đã “dậy sóng” vì hình ảnh quá sức chân thực về Chúa Giêsu được trí thông minh nhân tạo (AI) kết xuất dựa vào hình ảnh in trên vải liệm.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.