Giới khảo cổ đã tìm được bằng chứng xác thực cho thấy từng xảy ra cuộc bạo động chống Thánh Tông đồ Phaolô tại Ephesus trong lúc ngài rao giảng tại đây.
Thánh Phaolô đã dừng chân ở cổ thành Ephesus của Hy Lạp cổ đại (hiện nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) suốt hơn 2 năm trong thập niên 50 sau công nguyên. Tọa lạc cách bờ biển Ionia khoảng 3 km về hướng tây nam của tỉnh hiện tại là Selcuk, Ephesus từng là cảng biển sầm uất thời đó. Nơi đây cũng là thủ phủ của La Mã châu Á, với số dân khoảng 200.000 người (được xếp vào hàng đô thị lớn nhất thời Đế quốc La Mã). Do vậy, không ngạc nhiên khi Ephesus trở thành địa điểm truyền giáo hoàn hảo đối với Thánh Phaolô.
Diễn biến trong Kinh Thánh
Trước khi xảy ra vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ cách đây vài tháng, Ephesus vẫn là địa điểm du lịch ưa thích của du khách thế giới và là nơi cập cảng của nhiều du thuyền. Công tác bảo vệ di tích trong suốt 121 năm qua do Viện Khảo cổ học Áo triển khai đã biến cổ thành Hy Lạp trở thành địa điểm khai quật tỉ mỉ nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Du khách có thể dạo bước thăm thú toàn bộ khu thành cổ, đặt chân lên đại lộ từng ghi dấu chân của các đại đế và các vị thánh. Và một trong những nơi nổi tiếng nhất cũng như được bảo tồn tốt nhất là nhà hát 25.000 chỗ ngồi từ thời Hy - La. Tất nhiên, không thể phủ nhận được ấn tượng do Ephesus mang lại về khía cạnh khảo cổ và du lịch. Thế nhưng, nơi này đặc biệt càng nổi tiếng vì từng diễn ra một trong những câu chuyện đặc sắc được Sách Thánh ghi lại, và bối cảnh vẫn được duy trì sau ngần ấy thời gian.
Câu chuyện bắt đầu với cảnh tượng Thánh Phaolô rời khỏi Apollos để đảm nhận trách nhiệm ở Corinth, tiếp tục cuộc hành trình truyền giáo. Chuyện kết thúc với sự kiện ngài chạm trán một đám đông đang trong cơn giận dữ. Khi đến Ephesus, ngài gặp gỡ một số tín hữu và dạy họ về Chúa Thánh Thần, cũng như thực hiện bí tích rửa tội. Thế nhưng mọi chuyện xảy ra sau đó khá bất ngờ. Những lời huấn dụ của Thánh Tông đồ Phaolô hoàn toàn đi ngược với các nền tảng Do Thái và lòng tin vào thần linh lúc đó tại thành phố lớn thuộc Đế quốc La Mã. Phản ứng của một số người trong giáo đường cũng dễ đoán : ngoan cố, hoài nghi và gièm pha.
Di tích đền thờ của nữ thần Artemis - Ảnh: Traveltime-turkey |
Đối với những người tin vào thần linh, vấn đề trở nên vô cùng nghiêm trọng vì nó liên quan đến thu nhập của họ. Một thợ bạc tên Demetrius kích động các thợ bạc khác trong thành rằng những lời huấn dụ của Thánh Phaolô đồng nghĩa với tin xấu cho chuyện kinh doanh vàng bạc. Để có thể hiểu rõ hơn, cần nhớ rằng Ephesus nổi tiếng từ lâu với danh hiệu là đền thờ của nữ thần Artemis, hay còn gọi là “Diana”, vị thần liên quan đến sinh sản, trẻ con, sự trong trắng và săn bắn. Đền thờ của thần Artemis tại đây được xếp vào danh sách Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Chiều dài 130m, rộng 61m, đền thờ này lớp gấp 4 lần kích thước của đền thờ Parthenon ở Hy Lạp. Toàn bộ cấu trúc được chống đỡ bởi 127 cột lớn, với chiều cao 18m và đường kính 2,1m. Và giới thợ bạc địa phương trở nên giàu có nhờ bán đồ cúng cho nữ thần Artemis.
Điều đó có thể giải thích tất cả: Các Tông đồ có thể đe dọa đến hoạt động thờ cúng Artemis, từ đó không những đe dọa đến sinh kế mà còn làm lung lay vị thế của Ephesus trong Đế quốc La Mã. Thế là nhiều người xuống đường la to khẩu hiệu: “Artemis là nữ thần vĩ đại của người Ephesus”. Toàn bộ sự việc đã được phản ánh trong các tài liệu về Thánh Phaolô. Theo Sách Công vụ Tông đồ 19:23-41, thợ bạc Demetrius lên âm mưu kích động người dân chống lại ngài và một số thành viên trong giáo đoàn. Theo văn bản trong sách này, những người sau khi nghe Demetrius xúi giục đã lao xuống đường. Những người khác dù không hiểu chuyện gì đang xảy ra cũng nối gót theo sau, và đám đông trong cơn giận dữ đã tóm lấy một số bạn đồng hành của Thánh Phaolô và lôi đến nhà hát. Riêng bản thân thánh Phaolô được thuyết phục không lộ diện vì sự an toàn của chính mình.
Chứng cứ về mặt khảo cổ
Trên tạp chí Biblical Archaeology Review, tác giả James Edwards đã viết: Vào năm 1984, một tượng đài cao 76cm đã được tìm thấy trên con đường nối liền nhà hát Ephesus với đấu trường cổ đại của thành phố. Được xác định có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 2 đến đầu thế kỷ thứ 3, tượng đài này đã được phường hội thợ bạc ở Ephesus trả tiền xây dựng. Đây cũng là nhóm cách đó hơn một thế kỷ đã đóng vai trò trung tâm trong vụ bạo động đã được Thánh sử Luca ghi lại. Những dòng chữ khắc trên tượng đài gợi lên sự tương đồng đối với các Thiên kể về sự nghiệp của các Thánh Tông đồ. Chẳng hạn, trong Thiên 19:35, từ “kẻ tôi tớ của thành thị” (như vua James Version từng tự gọi mình) kể về Ephesus trong vai trò của “người bảo vệ đền thờ”, hoặc “người gác đền” của nữ thần Artemis (hoặc Diana). Toàn bộ nội dung của tượng đài là nhằm ca ngợi đô thị vĩ đại nhất châu Á thời đó (tức Ephesus), cũng như vinh danh người bảo vệ đền thờ linh thiêng của vị thần bảo hộ thành phố.
Bài viết kết luận: “Thánh sử Luca biết rõ ngài đang tường thuật về vụ bạo động trong nhà hát”, và việc tìm được tượng đài là một minh chứng cho thấy sự chính xác trong việc thông tin về những gì xảy ra vào thời đó.
LING LANG
Bình luận