Đồng tính và hôn nhân đồng tính*

Từ nhiều thập kỷ nay, trong những nước có ít nhiều tự do, thấy rộ lên trào lưu luyến ái đồng tính (homosexuel). Ở một góc phố tôi tối nào đó của một đô thị phồn hoa, người ta có thể bắt gặp một nam mại dâm đứng chờ khách.

Táo bạo hơn, nhiều cặp đồng tính quyết định sống chung như vợ chồng thực thụ, bất chấp dư luận, lại còn đòi pháp luật phải chính thức công nhận Hôn nhân đồng tính của họ nữa. Ngày nay trên thế giới, không những chỉ những nước Âu Mỹ, mà một số nước đang phát triển cũng đã công nhận hôn nhân đồng tính, thậm chí công nhận “giới tính thứ ba”, tức giới tính của người chuyển giới.

Hôn nhân đồng tính và giao hợp đồng tính đặt ra cho Giáo hội nhiều vấn đề gai góc, cả về mặt luân lý lẫn mục vụ. Hôn nhân đồng tính có phản tự nhiên hay không? Nếu chứng minh được đồng tính có nền tảng ở cấu trúc cơ thể, thì tự nhiên sẽ được quan niệm thế nào đây? Bằng như nếu coi đây là rối loạn giới tính hay bệnh tâm thần, thì thay vì khinh rẻ, chúng ta lại phải cảm thông và tỏ lòng thương xót nữa.

Hôn nhân đồng tính tự nó mở vào Gia đình đồng tính. Và hẳn là người ta muốn có con. Nếu đây là con nuôi, thì bố mẹ đồng tính có đáng là tấm gương cho con cái soi vào, khiến chúng nên người hay không? Bằng như vợ chồng đồng tính muốn sinh con một cách tự nhiên, thì họ lại phải chuyển giới đến độ thay đổi hẳn thân xác, thành như một thân xác khác, thì thủ biến (manipulation) đến mức ấy có động chạm đến nhân phẩm không nữa?

Để có giải đáp cho biết bao câu hỏi như thế, bắt đầu chúng ta nên tìm hiểu tiến trình của sự hình thành giới tính trong thiên nhiên và ý nghĩa của nó, kế đến xem do đâu mà có việc ứng xử đồng tính ngược chiều với hướng nhắm của sự phân giới tính ấy.

Tiến trình hình thành giới tính và mục đích của nó

Ai cũng biết sự phân tính đực-cái, nam-nữ nhắm mục đích bào tồn giống nòi. Cứ nhìn vào sự tiến hóa trong sinh sản, bắt đầu từ loại đơn bào đến con người, một tiến hóa kéo dài cả triệu triệu năm, chúng ta sẽ thấy đúng như vậy.

Loại đơn bào như giun chỉ việc tự xẻ làm hai là đủ cho một thành hai con rồi. Có điều cứ lâu lâu lại phải diễn ra cái gọi là tiếp hợp (conjugaison) giữa những con đơn bào ấy để duy trì khả năng sinh sản bằng phân đôi nói trên. Phải chăng tiếp hợp đã có gì như cọ sát âm dương bằng hình thức tối giản đơn? Chỉ biết rằng khi cơ thể sinh vật đã phức tạp và hoàn thiện đủ, thì tiếp hợp sẽ nhường chỗ cho thụ tinh: cái trứng hợp tử phải do hai giao tử đực cái kết lại mà thành, như nhụy đực và nhụy cái của bông hoa chẳng hạn.

Khi mà cơ thể đã phức tạp nhiều và hoàn thiện hẳn, cũng là khi cá thể tính của sinh vật (động vật) đã xác định hoàn toàn, thì đực sẽ là cả con chó, con heo này, và cái sẽ là toàn con chó kia, con heo kia, rất rõ. Khi ấy, thì thụ tinh sẽ là qua giao hợp của một con đực và một con cái. Cũng khi ấy, chức năng sinh sản đã phân cách hẳn với các chức năng sinh lý khác.

Vâng, đúng là sự phân tính nhắm mục đích bảo tồn nòi giống nơi những sinh vật thượng đẳng.

*

Có điều nơi con người, tuy phân tính vẫn nhắm sinh sản, nhưng không chỉ sinh sản.

Lần theo tiến trình văn minh hóa nơi loài người, ai nấy đều thấy rõ: nữ và nam không hoàn toàn bị cuốn theo cơn lốc bảo tồn nòi giống như động vật nữa. Tình cảm rồi sẽ chi phối họ mạnh hơn xác thịt. Vâng, con người văn minh đến với nhau bằng tình cảm trước tiên. Do sự tương ái nam nữ ấy, hai bên bị hút vào nhau để muốn sống chung trọn đời với nhau. Và đây là gia đình, nó ngày càng hướng về sự trường tồn vĩnh viễn: không chỉ sự khăng khít giữa hai vợ chồng, mà sự khăng khít ấy nối dài sang những đứa con, đứa cháu dễ thương, chúng không chỉ được đùm bọc, nuôi dưỡng, che chở, mà còn được giáo dục nên người. Và tình gia đình thâm sâu ấy biểu hiện nơi con cháu bằng đức Hiếu, vươn rộng đến thân thích thành họ hàng, vươn cao đến ông bà trong tục Thờ gia tiên.

Quả vậy, sư phân tính nơi con người, nhất là với đạo làm người, không chỉ nhắm mục đích sinh sản, mà còn vì một cái gì thiêng liêng hơn, nó đi đôi với phẩm giá người. Vâng, nếu chỉ để duy trì nòi giống thôi, thì gặp gỡ qua đường cũng xong, như giữa hai con heo, con mèo ấy, chứ đâu cần đến thủy chung, hẹn non thề biển, đâu cần đến chữ Hiếu và những bổn phận giữa vợ chồng với nhau, giữa con cái với mẹ cha, giữa cháu chắt với ông bà, v.v…

Thế nhưng cái gia đình lý tưởng mà sự phân tính nhắm nơi con người ấy sẽ gặp rắc rối với hôn nhân đồng tính, khi mà sống chung thì có, nhưng tông tộc trường tồn thì không, bởi không còn con cháu nối dõi tông đường nữa.

Do đâu mà có hiện tượng đồng tính nghịch thường như thế?

Nguồn gốc Đồng tính nơi Lưỡng tính?

Theo sử gia tôn giáo danh tiếng Mircea Eliade, rất nhiều dân tộc như Ấn Độ, Ba Tư, Ai Cập, Bắc Âu có huyền thoại ngàn xưa về Con người lưỡng tính (Androgyne). Phải chăng từ muôn xưa, người ta nghĩ rằng sự Toàn vẹn thần thánh của Con người là ở chỗ nó chưa phân chia thành hai, nam riêng nữ riêng? Chỉ vì Con người toàn vẹn ấy bị xẻ làm hai, nên hai nửa mới khốn khổ tìm nhau, cũng là tìm lại sự toàn vẹn nguyên sơ của mình. Câu truyện Sáng thế thư chương II có lẽ cũng là sao chép huyền thoại ấy từ vùng Lưỡng hà (Ba tư): Thiên Chúa lấy bụi đất làm nên Con người (số ít) (c.7). Rồi để con người khỏi cô độc và có trợ tá phù hợp, Thiên Chúa đã lấy xương sườn của con người mà làm nên một phụ nữ (c.18,22).

Sự lưỡng tính ấy mới là của thân xác, nhà phân tâm học Carl Gustav Jung rồi sẽ đưa nó vào cả tâm hồn nữa. Theo ông, thì người nam cũng có hồn nữ là Anima (giống cái), người nữ cũng có hồn nam là Animus (giống đực). Nghĩa là từ sâu thẳm của tâm hệ (psyché), ai nấy đều có cả Animus lẫn Anima.

Bây giờ, với khoa học phát triển, chúng ta thử xem sự lưỡng tính ấy có thật ở nền tảng là cơ thể hay không.

Trước tiên, trong cơ thể của bất cứ ai cũng có đủ cả hocmon nam testosterone lẫn hocmon nữ oestradiol. Có điều nam giầu testosterone hơn, và nữ giầu oestradiol hơn, thế thôi. Thế mà, như chúng ta thấy, hai hocmon ấy thiết yếu bậc nhất cho chức năng sinh dục. Chúng lại còn tác động vào vùng não nó điều khiển ứng xử giới tính (comportements sexuels) nữa. Nói tóm lại không ai là nữ hay nam tuyệt đối, và điều này đi đúng với quy định của nguyên lý Âm-dương: “dương trung hữu âm, âm trung hữu dương” xét về cả hai mặt Khí và Lý.

Giới tính cũng được quyết định ở ADN nữa. Vâng, một nam nhân bình thường thì mang cặp nhiễm sắc thể XY, trong khi nữ nhân bình thường có cặp nhiễm sắc thể XX. Vâng, bình thường là như vậy. Còn bất bình thường là khi một phụ nữ thay vì XX lại có XY, một đàn ông thay vì XY lại có XX. Mà không phải hiếm lắm đâu. Thật vậy, cứ 20.000 nam thì có một XX (nên vô sản); cứ 100.000 nữ thì có một XY (cũng vô sản luôn); thêm vào đấy, cứ 30.000 người thì có một lưỡng tính (hermaphrodite), nghĩa là có cả hai cơ quan sinh dục đực cái khác nhau[2], do đó có xáo trộn giới tính tự nhiên.

Như thế, xem ra thứ ứng xử giới tính của người đồng tính, thứ ứng xử ấy có nguồn gốc ở sự lưỡng tính của con người, và nó có thể phát sinh hoặc do tỷ lệ hocmon đực cái biến đổi, hoặc do xáo trộn nhiễm sắc thể XX-XY, hoặc do rối loạn ở não, tại Vùng dưới đồi (Hypothalamus). Riêng về tỷ lệ hocmon đực-cái, để thí nghiệm, người ta đã bơm thêm testosterone vô một con chuột cái, và nó có thể đi nhảy một cô chuột cái khác.

Nói tóm lại, đồng tính có nguồn gốc thứ nhất ở sự lưỡng tính của cơ thể con người, và nguồn gốc thứ hai do trục trặc chức năng của Hypothalamus, tức não giữa. Quả thế, có ba lớp não: lớpngoài, lớp trong cùng, và lớp đứng giữa hai lớp ấy. Hypothalamus hay Vùng dưới đồi thuộc não giữa. Nó có nhiều nhân hay noyau, trong đó có noyau ventromedian và aire préoptique médiale chúng điều khiển ứng xử giới tính, cái trước thúc ứng xử nữ và cản ứng xử nam, cái sau kích ứng xứ nam và ngăn ứng xử nữ... Nói rõ hơn, sự luyến ái đồng tính có nguồn gốc ở cơ thể, xét cả về mặt giải phẫu học (anatomique) lẫn hình thái học (morphologique). Dĩ nhiên, môi trường (xã hội, giáo dục, tâm lý) cũng góp phần không nhỏ vào việc kìm hãm hay phát triển sự đồng tính ấy.

*

Người ta có thể đặt vấn đề: Do đâu mà ngày xưa không thấy nói đến đồng tính, mà ngày nay nó lại rộ lên như một phong trào vậy?

Ngày xưa hay ngày nay ở chốn thôn dã, mấy ai đủ dũng khí để sống ngược với dư luận đây? Xã hội nhìn ai là nam hay nữ, thì người ấy bị đóng cứng vào đấy, không thể thoát ra được. Để rồi khi đã tuổi cập kê, cha mẹ dựng vợ gả chồng cho xong, thì dù ngược lại với xu hướng riêng, người đồng tính cũng đành chịu vậy, và họ cứ sinh con đẻ cái như người bình thường, để rồi cái xu hướng luyến ái đồng tính tư riêng sẽ bị chôn vùi qua năm tháng. Chỉ thỉnh thoảng trong các khu nội trú nam sinh khép kín, mới thấy đôi ba luyến ái đồng tính, nhưng có lẽ chỉ vì lâu không gặp nữ, nên một nam sinh mới bị hấp dẫn bởi một nam sinh có dáng dấp nữ nhi đôi chút, thế thôi.

Thật ra, thì xưa kia tại Mỹ châu, nhất là Phi châu, cũng thấy có nói đến đồng tính, nhưng không nhiều, và người ta thường coi đó như một thứ bệnh, một rối loại tâm thần chẳng hạn. Lại xem ra sách Levi (18.22; 20.13) và thư Roma (1.27) cũng nhắc tới giao hoan đồng tính, nhưng có lẽ đây chỉ là loạn dâm suông.

Ngày nay, do bầu khí tự do, người ta không cần che dấu nữa, nên luyến ái đồng tính mới rộ lên, và do đó mới thấy số người đồng tính rất đông, ngoài trí tưởng tượng. Cứ nhìn vào một nước như Ấn Độ, với dân số hơn một tỷ, nay đã có tới 2 triệu người chuyển giới[3]. Chuyển giới trong một nước đang phát triển như Ấn, phải tốn tới mấy ngàn đô la Mỹ, thì mười người họa may mới có một đủ điều kiện thôi. Nên số người đồng tính phải tới hơn chục triệu là ít. Việt Nam cũng là một nước đang phát triển, thế mà nay cũng có cả ngàn người có điều kiện ra chuyển giới ở nước ngoài rồi.[4]

Chuyển giới như trên mới chỉ là tạo dáng bên ngoài, như giải phẫu ngực và hạ bộ, thế thôi, chứ chưa phải để sinh con một cách bình thường. Liệu y khoa trong tương lai có thể làm như vậy được không?

Những khả năng hôm nay và mai ngày của việc Chuyển giới

Tạo dáng bên ngoài, cho nam có dáng nữ, bằng cách bơm ngực và thay đổi cơ quan sinh dục, thì nay người ta làm được không mấy khó khăn. Chỉ cần chịu tốn: mấy ngàn đô bên các nước nghèo, mấy chục ngàn đô bên các nước phát triển! Chứ thay đổi bên trong, như ghép tử cung và buồng trứng là điều khác hẳn.

Việc cấy ghép tử cung và làm cho tử cung ấy sống và hoạt động được, y khoa đã nghĩ đến từ lâu, nhưng chỉ nay mới thành công bước đầu. Tạp chí Science et Vie số tháng hai năm 2015 cho biết, đây là thành công sau nhiều lần thất bại (tr.78vt.): thất bại do ghép được mà không mang thai nổi, hay do mang thai nổi nhưng không kết tận được ở việc sinh con!

Thật ra, ca thành công nói trên chưa phải là ghép tử cung cho một nam nhân, mà cho một nữ nhân sinh ra không tử cung và âm hộ. Có điều ghép thành công rồi, người ta được khích lệ để nghĩ đến việc nghiên cứu lấy tử cung phụ nữ đưa vô bụng một nam nhân đồng tính để người này có hạnh phúc được sinh con. Trước hết, phải tìm chỗ đủ rộng trong khoang bụng cho tử cung ghép, vì khi đã có thai, thai nhi sẽ lớn rất mau khiến tử cung trương phình lên, chèn lấn sang các cơ quan khác. Thế rồi khi thai nhi đủ lớn, lại phải có lực đẩy xuống để nó được sinh ra với nhau bọc ngoài. Ngoài ra, không chỉ cho tử cung nối với hệ mạch máu để nó sống và được nuôi dưỡng, mà còn nối với hệ thần kinh để khi thai nhi cựa quậy, người mẹ có thể sung sướng cảm nhận được.

Cho đến nay, chưa ai dám nghĩ đến việc sinh đẻ bình thường cho người vợ (đực), mà chỉ cho giao tử kết hợp ngoại môi (in vitro), rồi giải phẫu đưa vô tử cung vay mượn ấy, và khi thai nhi lớn đủ, lại phải giải phẫu để lấy nó ra, thế thôi. Nói chi đến việc ghép buồng trứng và làm sao để tới kỳ thì trứng rụng. Nói chi đến việc nối kết các cơ quan sinh sản với cơ quan sinh dục, và phối hợp nhịp nhàng hoạt động của tất cả.

Những kết luận luân lý

Như trên kia đã trình bày, sự phân tính nơi con người không chỉ nhằm mục đích sinh sản, mà vấn đề tình cảm cũng được đặt ra. Để xứng đáng với con người, quan hệ nam nữ không thể là chuyện qua đường, mà hai bên phải có ý nguyện sống chung trọn đời trong yêu thương, cũng là để chung lo cho con cái được nuôi dưỡng và giáo dục nên người.

Nếu nhìn quan hệ vợ chồng như thế, thì hẳn không có gì đáng trách khi hai người đồng tính kết thành đôi lứa để sống trọn đời với nhau, phải không? Vâng, nếu sự tương ái được biểu lộ qua cử chỉ ôm hôn, thì không có vấn đề luân lý đặt ra, dù điều ấy xem chướng mắt người đời. Vấn đề luân lý chỉ thực sự đặt ra khi ngoài ôm hôn còn có giao hợp nữa. Bởi lẽ mục đích của giao hợp là bảo tồn nòi giống, trong khi giao hợp đồng tính chỉ là để hưởng lạc thôi.

Các bạn đồng tính có thể chất vấn:

-Thế thì tại sao luân lý lại chấp nhận giao hợp như một phương thế để làm tươi mát lại tình cảm phu thê, nhất là sau một cuộc cãi vã?[5]

Xin thưa:

-Dẫu sao thì trong hành vi nói trên, người ta không tránh né việc sinh con!

-Không né tránh việc sinh con ư? Thế sao trong kế hoạch hóa gia đình, Hội thánh lại chấp nhận phương pháp Billings: tránh né giao hợp trong ngày trứng rụng? Đúng là khi áp dụng phương pháp Billings, có gì như người ta không thẳng thắn lắm, nhưng không đến nỗi nào trong hoàn cảnh phu thê bình thường và chính thức, phải không?

*

Bây giờ đến phiên những nhà mô phạm có thể đặt ngược lại câu hỏi cho anh chị em đồng tính:

_ Sao không chữa chính sự đồng tính ấy, có phải đơn giản hơn chăng? Hay là vì quá gắn bó với nó, người ta không muốn trị tại căn vậy?

Đồng tính thực ra là ứng xử giới tính ngược chiều với hướng đi của giới tính cơ thể, và đây là do trục trặc về hoạt động của Vùng dưới đồi (Hypothalamus). Các nhà hảo tâm nên tài trợ cho các chương trình nghiên cứu bộ phận thần kinh giữa này, hầu biết rõ then máy của nó và tìm ra phương cách chỉnh sửa.

Bằng như ứng xử đồng tính có nguồn gốc xa hơn nơi hocmon hay nhiễm sắc thể, thì chỉ việc thay đổi nhiễm sắc thể giới tính hay bơm thêm hocmon đực hay cái, y như bơm insuline cho người bị tiểu đường vậy.

Nếu người đồng tính không muốn chữa khỏi sự ứng xử đồng tính, đành thuận theo họ để thay đổi giới tính cơ thể của họ, nhất là chuyển nam sang nữ, với việc cấy ghép tử cung và buồng trứng. Đây là công việc vô cùng khó khăn, nguy hiểm, khiến giảm thọ tới hằng chục năm, lại không biết khi thủ biến lớn đến thế, có động chạm đến phẩm giá con người hay không?

Theo bác sỹ A. Hesnard, sự phân tính “thấm nhập toàn cơ thể sinh vật, từ tổ hợp hóa học và cơ cấu thâm sâu của mỗi tổ chức (tissu) cho đến mọi hình thái tinh tế nhất của các xu hướng thuộc bản năng và hoạt động. Chẳng những có một khoa hình thái học (morphologie) về phân tính, mà về phân tính còn có cả một khoa hóa học, một khoa hóa học tổ chức, một khoa phôi sinh học…”[6]. Vì sự phân tính ăn sâu và rộng đến thế, nên thay đổi hẳn có phải là thủ biến quá đáng, coi con người như phương tiện, chứ không phải mục đích nữa?

Như đã nói trên, thay đổi cách ứng xử là tiện gọn nhất. Lại tránh được những rắc rối trong việc tìm người phối ngẫu luôn. Quả thế, nam đồng tính thì ai nấy đều muốn làm vợ cả, nên không dễ gì tìm được một ông chồng đồng tính thực sự. Hay là nam đồng tính lấy một nam không đồng tính? Nhưng thử hỏi có nam nhi bình thường nào chịu lấy một người vợ đực hay không? Hay là đành phải đi tìm một ông chồng cái, tức một người nữ đồng tính[7] muốn trở thành chồng?Trong khi chờ đợi chữa khỏi xu hướng đồng tính, các bạn đồng tính có thể họp thành những hiệp hội đồng tính như bên Âu Mỹ[8] để nương tựa vào nhau và giúp nhau sống khiết tịnh trong yêu thương theo đúng luân thường đạo lý.

Hoành Sơn



[1].  Bài này được viết theo gợi ý của một Đức cha đáng kính

[2].  Xx. Science et Vie, Avril 1997, tr.72-75.

[3].  Xx. Kiến thức ngày nay, số ra ngày 10/3/2015, tr.69.

[4].  Xx. nhật báo TUỔI TRẺ, số ra ngày 21-4-2015, tr.14.

[5].  Xx. Hoành sơn, Thần học thiêng liêng, tập 2 tái bản, 1997, tr.432...

[6].  La sexologie, Payot, 1967, tr.35, trưng dẫn trong Hoành sơn, Tính dục nhìn theo Phương Đông, Nhà xuất bản Trẻ tái bản, 2006, tr.13.

[7].  Số nữ đồng tính ít hơn nam đồng tính nhiều.

[8].  Như phong trào “Đavit và Jonathan”...

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Theo lịch trình tông du 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor, Singapore, ngày 12.9.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Singapore. Nhận lời mời của Đức Hồng Y William Goh, Tổng Giám mục Singapore, Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hiện diện, hiệp thông cùng với...
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Sơ Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, 36 tuổi, thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, có thể đã tử vong trong sự cố sập cầu Phong Châu - Phú Thọ sáng nay.
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Hội đồng Giám mục Việt Nam dự chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Singapore
Theo lịch trình tông du 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor, Singapore, ngày 12.9.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Singapore. Nhận lời mời của Đức Hồng Y William Goh, Tổng Giám mục Singapore, Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hiện diện, hiệp thông cùng với...
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Một nữ tu có thể đã tử vong do sập cầu Phong Châu
Sơ Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, 36 tuổi, thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, có thể đã tử vong trong sự cố sập cầu Phong Châu - Phú Thọ sáng nay.
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp.
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Vừa qua, Tòa Giám mục Long Xuyên đã phổ biến“Hướng dẫn mục vụ về an táng và bữa tiệc áp dụng trong giáo phận Long Xuyên”. Riêng với tiệc mừng, bản hướng dẫn là dịp để nhìn lại và cải thiện những hạn chế vì lợi ích chung của cộng...
Linh và món ăn theo ước nguyện
Linh và món ăn theo ước nguyện
Phương Thị Tuyết Linh không chỉ vào bếp mỗi ngày cho bữa cơm của gia đình mình, mà nhiều lần còn tự tay nấu hàng trăm phần ăn phục vụ cho người khó khăn. Câu hỏi “hôm nay nên nấu gì cho người nhận ăn ngon và vui?” đã thôi...
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Khi tượng ông Thánh Giuse ngủ với chiều dài 23m, cao 6m ở giáo họ biệt lập Hà Phát (GP. Xuân Lộc) hoàn thiện, hơn một tháng nay, đã có rất nhiều khách hành hương đến chiêm ngưỡng.
Lời chúc cho năm học mới
Lời chúc cho năm học mới
Niên học mới (2024-2025) lại bắt đầu, Ðức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục giáo phận Vĩnh Long, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo HÐGMVN đã gởi thư đến các học sinh, sinh viên với những tâm tình, kỳ vọng nơi thế hệ trẻ…
Tết Trung Thu
Tết Trung Thu
Giáo hội Công giáo tại Việt Nam dành ngày Trung Thu cầu nguyện cho trẻ em. Hầu hết các giáo xứ sẽ có thánh lễ buổi chiều cho thiếu nhi, thường là sau giờ các cháu đi học về.