Đừng để tiền bạc làm hư hỏng việc truyền giáo

Có khoảng 170 vị Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo hoàng Truyền giáo đã tham dự Đại hội thường niên tại Roma từ ngày 1 đến 6.6.2015. Trong số các tham dự viên tại trung tâm Salesianum của dòng Don Bosco, có một vị đại diện cho Giáo hội tại Việt Nam, đó là linh mục Ngô Quang Tuyên.

Như thường lệ, Đại hội gồm hai phần: phần đầu là khóa họp mục vụ kéo dài đến ngày 3.6.2015, tiếp đến là khóa họp về việc phân chia tài trợ và hành chánh.

Hiện diện tại Đại hội có Đức Hồng y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo và Đức Tổng Giám mục Protase Rugambwa, người Tanzania, đồng Tổng Thư ký Bộ Truyền giáo, kiêm Chủ tịch các Hội Giáo hoàng Truyền giáo.

Trong diễn văn khai mạc Đại hội vào sáng 1.6, Đức Hồng y Filoni đã ca ngợi sức sinh động của nhiều Giáo hội tuy ở trong hoàn cảnh khó khăn: “Trong những cuộc viếng thăm mới đây của tôi tại Iraq, Việt Nam, Cameroun, Guinea, Equator, tôi đã nhận thấy các Giáo hội địa phương này, dù sống giữa chiến tranh, bất hạnh và cảnh nghèo đói, vẫn cố gắng trung thành với Tin Mừng để làm chứng tá. Tôi đã chứng kiến những gì các Giáo hội ấy làm để bảo vệ phẩm giá con người và xoa dịu những đau khổ rất lớn lao của dân chúng”.

Đức Hồng y Tổng trưởng Bộ Truyền giáo cũng nói đến sự đánh mất cảm thức về Giáo hội, đặc biệt là tại Tây phương, đưa đến sự giảm sút các ngân khoản lạc quyên để giúp đỡ các xứ truyền giáo, và làm suy yếu sự cộng tác trong lãnh vực này. Ngài mời gọi: “Chúng ta phải làm như Thánh Phaolô Tông đồ kêu gọi tình huynh đệ và liên đới Kitô, mời gọi các cộng đoàn Giáo hội Kitô đến giúp đỡ các anh chị em ở Giêrusalem đang bị hạn hán và bách hại. Đây là một công tác phục vụ Giáo hội, làm đẹp lòng Chúa. Cộng đoàn Kitô được mời gọi chia sẻ của cải và nhân sự theo khả năng của mình”.

Nhân dịp này, vị Tổng trưởng Bộ Truyền giáo cũng nhắc nhở các vị Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo hoàng Truyền giáo về việc sử dụng các tiền tài trợ do các tín hữu đóng góp. Cần phải quản lý các của dâng cúng trong sự minh bạch và với tinh thần trách nhiệm, hết sức giảm bớt các chi phí quản trị các cơ cấu. Các vị Giám đốc toàn quốc có nghĩa vụ tế nhị là canh chừng, giám sát và báo cho cơ quan thẩm quyền trường hợp của các dâng cúng bị dùng vào các dự án khác hoặc dùng vào việc riêng tư.

Đức Hồng y Orlando Quevedo, Tổng Giám mục giáo phận Cotobato ở miền nam Philippines, trong phiên họp ngày 2.6, trình bày đề tài “Làm thế nào để nâng đỡ sứ mạng truyền giáo hoàn vũ hôm nay và ngày mai”.

Trong buổi tiếp kiến các tham dự viên vào sáng 5.6.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh giác các Hội Giáo hoàng Truyền giáo đừng trở thành những tổ chức Phi chính phủ (ONG) phân phát tài trợ, một văn phòng phân phát các khoản tài trợ thông thường và ngoại thường. Tiền bạc là trợ giúp hữu ích, nhưng chúng cũng có thể làm hư hỏng việc truyền giáo. Ngài nhắn nhủ: “Với bao nhiêu kế hoạch và chương trình, xin anh em vui lòng đừng gạt bỏ Chúa Giêsu Kitô ra ngoài các Công trình Truyền giáo, vì đây là công trình của Chúa. Không thể có một sự loan báo Tin Mừng nếu không ở trong năng lực thánh hóa của Chúa Thánh Linh, là Đấng có khả năng đổi mới, đánh động, mang lại đà tiến cho Giáo hội trong sự táo bạo đi ra khỏi mình để loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc”.

QV

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.