Ðược gọi vào con đường thánh giá

1.

Năm nay tôi được 62 năm tuổi linh mục. Làm linh mục được 62 năm, thời gian đó phải coi là quý. Tôi rất cảm tạ Chúa về ơn quý trọng đó Chúa đã thương ban cho tôi.

2.

Nhìn lại 62 năm linh mục, tôi thấy ơn gọi của tôi là : “Hãy theo Chúa”. Chúa Giêsu đã gọi tôi, như xưa đã gọi các môn đệ đầu tiên của Người (Mt 4, 18-24). Chính Chúa Giêsu đã chủ động gọi tôi.

3.

Khi tôi đi theo Chúa Giêsu, thì Chúa nói điều kiện tôi phải có để theo Chúa là : “Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24).

4.

Theo Chúa Giêsu là gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu. “Thầy là cây nho, các con là cành nho… Ai ở lại trong Thầy, thì người ấy sinh được nhiều hoa trái” (Ga 15, 1-6).

5.

Ở lại trong Chúa Giêsu, kết hợp mật thiết với Người trong những hoàn cảnh vinh quang của Người, thì tương đối dễ. Nhưng sẽ không dễ chút nào, trong những hoàn cảnh Người chịu khổ đau.

6.

Tôi có kinh nghiệm đó. Kinh nghiệm sâu sắc nhất là hoàn cảnh Chúa Giêsu bị rơi vào cảnh đau đớn, cô đơn tột độ, rồi Chúa gọi tôi hãy chia sẻ với Người.

7.

Tới thứ năm tuần thánh, Chúa Giêsu cầu nguyện ở Vườn Cây Dầu. Tại đó, Người đã rơi vào cảnh buồn phiền, sợ hãi và cô đơn ghê gớm. Đến nỗi Người đã phải thốt lên : “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được”. Rồi Người nói với Chúa Cha : “Nếu có thể, xin cho con khỏi phải uống chén đắng này” (Mc 24, 34-36).

8.

Trong 62 năm qua, tôi đã được Chúa Giêsu gọi tôi vào cảnh đau buồn, sợ hãi, cô đơn đó của Người. Chỉ trong những thời gian ngắn. Tôi đã cảm thấy rất thấm thía đau khổ đó ghê gớm thế nào. Chia sẻ với Chúa Giêsu đau khổ trong tinh thần gắn bó mật thiết với Người, quả là điều không dễ. Phải nhờ ơn Chúa.

9.

Nhất là trên cây Thánh Giá, Chúa Giêsu với những đau đớn ghê gớm trong thân xác và trong tâm hồn, Người đã lại thốt lên một lời than thở diễn tả sự cực khổ của Người : “Lạy Cha sao cha nỡ bỏ con”. (Mc 15, 34).

10.

Tôi cũng đã được Chúa gọi chia sẻ nỗi đau cô đơn cùng độ đó của Người. Chỉ một chút mà thôi. Nhưng quá đủ để tôi cảm thấy là bước theo Chúa, nên giống Chúa, không dễ chút nào. Phải nhờ ơn Chúa.

11.

Trong những trường hợp như vậy, tôi mới nhận ra rằng : Cái giá Chúa phải trả, để cứu Hội Thánh và cứu nhân loại, là tình yêu hy sinh đến tận cùng.

12.

Rồi từ đó tôi lại hiểu thêm. Trong suốt 62 năm đời linh mục của tôi, Chúa cũng đã dùng tình yêu hy sinh đó, mà cứu tôi. Trong tình yêu đó cũng có phần đóng góp của nhiều người. Họ đang cùng với Chúa, mà cứu tôi, bằng những hy sinh đầy đau đớn. Tôi chịu ơn họ.

13.

Và rồi cũng từ đó, tôi hiểu rõ hơn ơn gọi của tôi, đó là : Hãy cùng với Chúa Giêsu mà cứu đoàn chiên và đồng bào tôi, bằng tình yêu hy sinh cho đến cùng độ.

14.

Do đó, tôi hiểu những việc tôi đã làm trong 62 năm linh mục một cách chính xác hơn theo ánh sáng mầu nhiệm Thánh Giá.

Nghĩa là, nếu không tỉnh thức, thì nhiều việc tôi làm, bề ngoài coi như có giá trị cứu rỗi các linh hồn, làm sáng danh Chúa. Nhưng thực sự là không có giá trị đó.

15.

Đến đây, tôi mới hiểu rõ hơn những lời Chúa Giêsu đã phán xưa : “Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng : Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Thầy, mà nói tiên tri, mà trừ quỉ, mà làm nhiều phép lạ đó sao ? Nhưng bấy giờ Thầy sẽ nói với họ rằng : Ta không biết các ngươi. Hãy xéo đi cho khuất mắt ta, hỡi bọn làm điều gian ác”. ( Mt 7, 22-23).

16.

Tôi thấy đời linh mục phải rất tỉnh thức, kẻo có những khổ đau mà không phải hy sinh vì Chúa. Cũng như có những tình yêu lại thiếu vắng hy sinh có giá trị của Thánh Giá.

17.

Nhìn lại 62 năm linh mục, tôi nhận thấy tôi có bổn phận phải bước theo Chúa Giêsu trên đường Thánh Giá một cách chân thực và trung tín.

18.

Tôi phải quan tâm cách riêng đến những người đau khổ, cô đơn. Có thể họ đang là những của lễ, Chúa dùng để cộng tác với Chúa trong chương trình cứu độ hiện nay.

19.

Nhiều khi chúng ta tưởng chúng ta cứu họ, nhưng thực sự họ mới là những kẻ cứu chúng ta, do những đau khổ hy sinh họ chịu vì Chúa.

20.

Vinh dự của chúng ta là Thánh Giá Đức Kitô(1Cr 2,2). Thánh Giá đó là những khổ đau, những nhọc nhằn, những cô đơn, những nhục nhã, những cuộc chiến nội tâm cam go, những từ bỏ mình hằng ngày, vác Thánh Giá mà vẫn vui, vì được hy sinh cho người khác.

Thực là xấu hổ, nếu tôi bỏ vinh dự của Thánh Giá, để tự hào về những hưởng thụ.

21.

Trong suốt 62 năm qua, khi sống mầu nhiệm Thánh Giá, tôi đã nhớ rất nhiều đến gương sáng của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, của Thánh Gioan Vianney cha sở xứ Ars, của cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, của Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ký ức về 62 năm linh mục vang lên những bài ca về Thánh Giá.

22.

Những ngày này, khi sống mầu nhiệm Thánh Giá, tôi nhớ cách riêng đến các chứng nhân của Thánh Giá tại Việt Nam hôm nay.

23.

Họ hiện đang sống chung quanh tôi. Họ được Chúa yêu thương. Họ được Chúa dùng để cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa, với những bước nhỏ, âm thầm mà dũng cảm, nhất là trong sự họ chu toàn bổn phận của mình. Thánh Giá của họ là rất nhiều.

24.

Cách riêng, với các linh mục tại Việt Nam hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi họ hãy là chứng nhân của Thánh Giá một cách khôn ngoan theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.

Tình hình càng phức tạp, các linh mục càng cần phải cầu nguyện và tỉnh thức, để nghe được Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần đang muốn các chủ chăn hãy vác Thánh Giá thay cho đoàn chiên, chứ đừng bắt họ vác Thánh Giá thay cho mình, hoặc là gây cho họ những đau khổ không cần thiết.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đức tin và văn hóa:  Hai lãnh vực cần tỉnh thức  và cầu nguyện
Đức tin và văn hóa: Hai lãnh vực cần tỉnh thức và cầu nguyện
Trong đời mục vụ, Chúa hay nhắc bảo tôi, lúc lời này, lúc lời kia. Nhưng có một lời Chúa nhắc bảo nhiều nhất, đó là “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mt 24,41).
Chứng nhân âm thầm
Chứng nhân âm thầm
Thời đại mới này đang chứng kiến nhiều khám phá mới. Một trong những khám phá rất quan trọng là nhìn ra sức mạnh to lớn của những cái cực nhỏ, những cái không tỏ hiện, những cái siêu hình.
Trở về
Trở về
Sự trở về nói ở đây được giới hạn trong việc từ bỏ những ảo tưởng nguy hại trong đời sống đạo, để chân thành sống với những thực tế cần thiết cho việc trưởng thành đức tin.
Đức tin và văn hóa:  Hai lãnh vực cần tỉnh thức  và cầu nguyện
Đức tin và văn hóa: Hai lãnh vực cần tỉnh thức và cầu nguyện
Trong đời mục vụ, Chúa hay nhắc bảo tôi, lúc lời này, lúc lời kia. Nhưng có một lời Chúa nhắc bảo nhiều nhất, đó là “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mt 24,41).
Chứng nhân âm thầm
Chứng nhân âm thầm
Thời đại mới này đang chứng kiến nhiều khám phá mới. Một trong những khám phá rất quan trọng là nhìn ra sức mạnh to lớn của những cái cực nhỏ, những cái không tỏ hiện, những cái siêu hình.
Trở về
Trở về
Sự trở về nói ở đây được giới hạn trong việc từ bỏ những ảo tưởng nguy hại trong đời sống đạo, để chân thành sống với những thực tế cần thiết cho việc trưởng thành đức tin.
Lộ trình Lời Chúa
Lộ trình Lời Chúa
Một trong những việc mà người phục vụ Dân Chúa cần làm là xem xét lại nhiệm vụ rao giảng của mình. Mình đã thực hiện thế nào? Diễn biến ra sao? Kết quả nhiều hay ít?
Ra khơi từ đâu?
Ra khơi từ đâu?
Tại Việt Nam, “Ra khơi” được nhiều nơi dùng như một khẩu hiệu phong trào. Trong nhiều trường hợp, “Ra khơi” chỉ là ra khơi với một địa chỉ khơi khơi, trông trống vậy thôi. Không biết khởi hành từ đâu, không nhắm địa chỉ nào chính xác.
Trăn trở về cách giới thiệu Tin Mừng
Trăn trở về cách giới thiệu Tin Mừng
Năm Thánh đòi chúng ta phải hoán cải. Nghĩa là các tín hữu Kitô phải đổi mới chính mình. Ðổi mới ở nhiều lãnh vực: Trong suy nghĩ, trong đánh giá, trong ước muốn, trong chọn lựa, trong phong cách. Ðặc biệt phải đổi mới cách giới thiệu Tin Mừng,...
Hạnh phúc
Hạnh phúc
Ngày đầu Xuân, lời được nói nhiều nhất là lời Hạnh phúc, chữ được viết nhiều nhất là chữ Hạnh phúc, cầu mong lớn nhất là cầu mong Hạnh phúc. Những hiện tượng trên đây chứng tỏ tư tưởng Hạnh phúc luôn dính liền với con người, khát vọng Hạnh...
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.