Hiểu thêm về cuộc hành trình của Ðức Mẹ và thánh Giuse đến Bêlem

Báo cáo công bố vào dịp Giáng Sinh năm nay cho rằng lừa thật sự là lựa chọn hoàn hảo cho cuộc hành trình của Ðức Maria và thánh Giuse từ Nazareth đến nơi Mẹ hạ sinh Chúa Hài Ðồng.

Vào thời điểm Ngôi Hai xuống thế làm người, ai nấy đều di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng cách đi bộ, hoặc cưỡi lừa, ngựa hoặc dùng xe kéo. Trong khi đó, cuộc hành trình từ Nazareth đến Bêlem phải mất từ 4 - 6 ngày, thông qua những lối đi gập ghềnh và trên đường có thể chạm trán nhiều loài động vật hoang dã. Tuy nhiên, Thánh Kinh lại không nói rõ Ðức Mẹ và thánh Giuse bằng cách nào đến được nơi đã định, mà chỉ cho biết hai vị đến thành phố của David, tức Bêlem.

Thế nhưng, một điều chắc chắn là Mẹ lúc đó đang mang thai Chúa Hài Ðồng, và sẽ không thể hoàn tất cuộc hành trình nếu đi bộ. Ðể di chuyển những đoạn đường dài, người thời đó có thể sử dụng phương tiện khác như cưỡi lừa, lạc đà, ngựa hoặc xe ngựa kéo. Do thánh Giuse không giàu có, ngài ắt hẳn khó có thể thuê được lạc đà, ngựa hoặc xe ngựa kéo cho cuộc hành trình kéo dài nhiều ngày này. Vì vậy, giả thuyết lâu nay là ngài sở hữu, hoặc mượn, hoặc thuê một con lừa để đưa Ðức Mẹ đến Bêlem.

Trong nỗ lực mới nhằm xác định phương tiện được Thánh Gia sử dụng cho cuộc hành trình lịch sử, các nhà khoa học của Ðại học Portsmouth (Anh) cho rằng, lừa là sự lựa chọn thích hợp nhất so với con la nếu xét về khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt và mức độ phổ biến ở Ðất Thánh. Ðội ngũ nghiên cứu phát hiện loài lừa (Equus asinus) có thể thích nghi với khí hậu nóng và khô tại Ðất Thánh hơn bất cứ thành viên nào khác của họ ngựa (Equidae). Một nữ phát ngôn viên của đại học Anh cho biết: “Kết quả nghiên cứu của Ðại học Portsmouth chứng tỏ loài này phù hợp với những giai đoạn thời tiết nóng bức trong năm và chịu đựng tốt khí hậu khô hạn. Có vẻ như lừa thích ánh nắng và sức nóng từ Mặt trời”.

Lừa trong một con tem về Noel

Ðể rút ra kết luận trên, nhóm chuyên gia tiến hành phân tích các điều kiện thời tiết mà loài lừa và la tìm cách tránh nóng. “Chúng tôi phát hiện trong khi la sẽ tìm chỗ trú khi trời nóng bức và để tránh côn trùng, loài lừa lại thoải mái trước ánh nắng và chịu đựng sức nóng tỏa ra từ Mặt trời trong thời gian lâu hơn”, theo nữ phát ngôn viên. Chuyên gia về hành vi của họ ngựa, tiến sĩ Leanne Proops đang công tác tại Khoa tâm lý của Ðại học Portsmouth là người dẫn đầu cuộc nghiên cứu 130 con lừa và la tại hai địa điểm ở miền nam Tây Ban Nha trong suốt 7 tuần lễ vào mùa hè. Tại cả hai nơi, các nhà nghiên cứu lần lượt ghi nhận nhu cầu của các động vật tìm kiếm bóng râm trong lúc nhiệt độ ngoài trời dao động từ 14oC đến 37oC. Trong toàn bộ quá trình, các bác sĩ thú y luôn quan sát nhằm đảm bảo chúng được khỏe mạnh.

Trưởng nhóm - tiến sĩ Proops thong tin : “Chúng tôi phát hiện lừa ít đi tìm chỗ mát trong lúc trời nóng bức hay khi ánh nắng chói chang, khác xa với la”. Rõ ràng, lừa thích nghi tốt hơn với khí hậu khô nóng và chịu được ánh nắng ở cường độ gắt hơn. Ngược lại, loài ngựa sống thoải mái trong điều kiện thời tiết lạnh, và kết quả nghiên cứu trước đó đã chứng minh lừa có khuynh hướng đi tránh lạnh thường xuyên hơn so với ngựa nếu phải sống trong điều kiện băng giá. “Vì là con lai, la thường thể hiện sự pha trộn đặc tính của cả hai loài, như vào mùa đông, lông con la mọc dài hơn mùa hè. Vì thế, có lẽ la khó thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn và ánh nắng Mặt trời như loài lừa”, theo báo cáo đăng trên chuyên san Journal Of Applied Animal Behaviour Science.

Nhà thờ Giáng Sinh

Ðồng tác giả báo cáo, tiến sĩ Faith Burden, giám đốc nghiên cứu và hỗ trợ hoạt động của dịch vụ cứu hộ động vật The Donkey Sanctuary tại Anh nói “mức độ nhạy cảm của la đối với nhiệt độ cao và ánh sáng có thể đến từ sự khác biệt trong quá trình tiến hóa giữa ngựa và lừa về khía cạnh địa lý lẫn thời tiết”. Xét khí hậu quanh năm ở Israel thì lừa là loài có thể sống tốt nhất vì những lúc nhiệt độ lên đến trên dưới 40oC trong mùa hè, chúng vẫn thoải mái, trong khi mùa đông thì nhiệt độ không xuống thấp quá, chúng chịu đựng được. Do đó, lừa chắc chắn là loài gia súc được nuôi rất phổ biến để phục vụ chuyên chở ở khu vực Ðất Thánh vào thời điểm cách đây hơn 2.000 năm. Và vì được nuôi nhiều, nên giá để thuê lừa không cao, phù hợp với hoàn cảnh của Ðức Mẹ và thánh Giuse. Các chuyên gia hy vọng đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc lâu nay trong Thánh Kinh, rằng Ðức Maria sử dụng phương tiện gì trong cuộc hành trình trước đêm Giáng Sinh.

LING LANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.