(tiêp theo)
Rảo bước giữa những hàng mộ trắng ngay hàng thẳng lối, vẽ lại sơ nét chân dung những mục tử đã rời cõi thế với biên độ thời gian từ 38 đến 151 năm, quả thực đã gây cho tôi nhiều xúc cảm. Trong mạch nối tiếp từ số báo trước, nay xin gợi nhớ đôi chút về những vị đã có ảnh hưởng hoặc tham dự trực tiếp vào thời kỳ sách báo nhà đạo mới phôi thai, nhưng không kém phần sôi động, vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Báo chí và ngành in ấn Việt Nam giai đoạn đầu ghi nhận sự góp phần không nhỏ của những học giả và một số đông trí thức Công giáo. Thật bất ngờ khi đi viếng nghĩa trang linh mục Chí Hòa, chúng tôi tìm thấy tên của bốn linh mục có gắn bó mật thiết với nhà in Tân Định (cùng với Ninh Phú ở miền Bắc, Làng Sông ở miền Trung, là những nhà in chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta, ra đời năm 1862 -NV) và tờ báo Nam Kỳ Địa Phận (ra số 1 năm 1908). Đó là các cha Giacôbê Huỳnh Công Quận (1865-1943), Gabriel Nguyễn Thanh Long (1870-1941), Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng (1873-1952) và Phaolô Nguyễn Văn Vàng (1887-1979). Mộ của bốn vị nằm rất gần nhau, và cũng giản dị một màu sơn trắng như bao ngôi mộ khác trong Đất Thánh.
Trước khi kể lại rõ hơn từng giai đoạn mà tên tuổi các cha gắn với sách báo Công giáo tại Sài Gòn, xin nhắc lại đôi nét về nhà in Tân Định và tờ Nam Kỳ Địa Phận.
Theotác giả Nguyễn Thị Trúc Bạch với bài nghiên cứu về In ấn, xuất bản trong phát triển chữ Quốc ngữ, báo chí và văn học ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội TPHCM số 11, 2021) thì: “Vào năm 1862, Thống đốc Bonard viết thư cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp yêu cầu chính phủ Pháp gởi thợ in và sắp chữ sang Việt Nam. Từ máy móc, mẫu chữ, mực in, giấy in… đến thợ in đều được gởi từ Pháp sang. Năm 1862, Nhà in Imprimerie Impériale được thành lập, đây là nhà in đầu tiên của chính quyền thuộc địa tại Sài Gòn. Nhà in Imprimerie Impériale, sau đổi tên là Imprimerie, rồi Coloniale Imprimerie du Gouvernement…, đến năm 1864 có tên là Nhà in Nhà Chung (Imprimerie de la Mission), cuối cùng thì thành Nhà in Tân Định. Đây là nhà in đầu tiên ở Nam bộ do người Việt làm chủ, ban đầu chủ yếu in, xuất bản các kinh sách truyền đạo bằng mẫu tự Latinh, về sau in thêm từ điển, sách biên khảo, tác phẩm văn học… Trong Nam Kỳ phong tục diễn ca, Nguyễn Liên Phong từng khắc họa khung cảnh Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX với sự hiện diện của một nhà in, đó chínhlà nhà in Tân Định”.
Còn tờ Nam Kỳ Địa Phận(La Semaine Religieuse) dày 16 trang, khổ 25cmx16cm, phát hành thứ Năm hằng tuần ở miền Nam,làtờ báo tôn giáo khởi đầu,cũng là cơ quan ngôn luận chính thức đầu tiên của người Công giáo Việt Nam. Số báo thứ nhấtrangày 26.11.1908; đình bản ngày 1.3.1945 (sau số 1849).Trang bìa của báo có in huy hiệu của Tòa Giám mục Sài Gònbấy giờ. Tôn chỉ của Ban Biên tập ở ngay số 1 ranăm1908 ghi : “Bổn quán kỉnh cáo, tòa báo đã ước ao cho con nhà Annam ta, đua nhau tấn tài, tấn đức, thông phần đạo, ngoan việc đời. Trong nhựt báo sẽ biện luận về những điều sau: đạo lý, phong hóa, bá nghệ, bác học và văn tín. Tờ báo có ý khai đằng văn minh cho nhân dân đặng tấn phát cho bề đạo việc đời đều thông thuộc”. Đến 1916, báo nghiêng nhiều về mảng văn học và bắt đầu đăng các truyện sáng tác… Tuần báo Nam Kỳ Địa Phận do vị Giám mục người Pháp Mossard chủ trương thành lậpvà cha Huỳnh Tịnh Hướng chủ bút giai đoạn đầu,duy trì được36 năm 4 tháng. Đáng lưu ý ở chỗ, tuy là “báo đạo” nhưng chỉ bàn về vấn đề đạo khoảng một phần ba, còn lại bàn về đủ mọi vấn đề của cuộc nhân sinh, từ văn học dân gian,đến thuốc Bắc, thuốc Nam, làm ăn buôn bán… Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam, từng nhận xét: “Người Công giáo là lực lượng tiên phong cho nghề làm báo ở Việt Nam. Bên cạnh những cây bút báo chí nổi tiếng như Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Của, Trần Chính Chiếu…, còn phải kể đến các nhân vật như cha Vàng, người quản lý báo chí có tài, giỏi cả Nho học và Tây học, lại biết cách tân nghề báo theo hướng chuyên nghiệp; cùng Lm. JB. Huỳnh Tịnh Hướng (trị sự), Lm Liễu (kỹ thuật in), Lm Hồ Tâm Đắc (sửa bài)…, mới có thể có được tờ báo Công giáo đầu tiên, tờ Nam Kỳ Địa Phận hồi đầu thế kỷ” (Báo chí Tôn giáo ở Việt Nam trước 1945 - trang 55).
Giáo dân họ đạo Jeanne d’ Arc viếng mộ cha Hướng
|
Như vậy là đã rõ, vai trò của những cha đã kể đối với tờ báo Nam Kỳ Địa Phận là rất lớn. Nhưng chưa dừng lại ở đó, các ngài còn giữ nhiều vị trí quan trọng ở các họ đạo và cả ở Nhà in Tân Định. Chẳng hạn như trường hợp cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng. Cha sinh tại Mỹ Tho, là cha sở tiên khởi họ đạoJeanne d’Arc(nhà thờ Ngã Sáu), có công hình thành nên ngôi thánh đường cho đến nay vẫn còn hiện diện.Nhà thờ này đặt viên đá đầu tiên năm 1922 - vào ngày lễ kính thánh Jeanne d’Arc -và 6 năm sau thì hoàn tất, với lối kiến trúc châu Âu độc đáo, được hình thành từ ý tưởng và thiết kế của cha Hướng. Một chi tiết rất đáng ghi nhận là hiện hằng năm, vẫn có nhiều nhóm bà con giáo dân thuộc nhà thờ Ngã Sáu luân phiên viếng mộ cha Hướng tại nghĩa trang Chí Hòa, như một sự tri ân tiền nhân, dù cha đã rời cõi thế hơn 70 năm ngoài, và chắc chắn rằng, trong số những hậu thế đến thắp hương trên mộ cha, hiếm còn ai là người đã từng gặp ngài. Nhưng có lẽ, họ đã từng được nghe thế hệ ông cha nhắc về vị linh mục tài hoa,đạo đức, là người cùng vớimột số học giả,tríthức, linh mục đương thờitạo lập và duy trìtờ báo Công giáo đầu tiên ở Việt Nam.Cha Hướng cũng có thời gian gắn bó với nhà thờ Phanxicô Xaviê trong vai trò chủ chăn, sau khi cha Tam qua đời…
Nghĩa trang chiều đã lập Đông nhưng nắng vẫn vàng vọt đến hanh người, tôi men theo những hàng cây xanh ven lối đi, đang miên man nghĩ về những thành tựu người xưa đã đặt nền móng cho hậu thế, thì bất chợt dừng chân bên mộ phần của linh mục Gabriel Nguyễn Thanh Long (1870-1941). Đây cũng là một tên tuổi lớn của văn hóa Việt Nam thời kỳ đầu, từng làm giáo sư Tiểu Chủng viện Sài Gòn từ năm 1918-1941, thầy của Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, Đức cố Giám mục Giacôbê Nguyễn Văn Mầu. Cha Long sinh ra và lớn lên ở họ đạo Thị Nghè, có thời gian làm cha sở họ đạo Bà Rịa (nay là giáo xứ Chánh tòa GP Bà Rịa). Vào những năm từ 1919-1926, ngài đảm nhiệm chức giám đốc Nhà in Tân Định và từ năm 1919-1922 thì kiêm thêm Chủ nhiệm báo Nam Kỳ Địa Phận. Sau khi thôi các công việc này, ngài về làm cha sở Tân Định. Sự sôi động của tờ báo Công giáo đầu tiên ngày ấy không thể quên ghi tên vị linh mục uyên bác: cha Gabriel Long. Chúng tôi đọc được trong lịch sử họ đạo Tân Định một chi tiết thú vị, đong đầy tình cảm của giáo dân: “Cha Long rất yêu thương học trò nhà in. Ngài mua sắm nhạc cụ, lập một “Ban nhạc Nhà in”. Ngài còn mướn thầy về huấn luyện cho học trò. Ban nhạc này đã từng phục vụ cho các buổi lễ trọng tại nhà thờ Tân Định và nhiều nơi khác khi có những cuộc lễ như vinh quy, lễ vàng, lễ bạc, lễ hôn phối. Năm 1928, khi cha GB Nguyễn Bá Tòng (sau này là Giám mục tiên khởi của Việt Nam - NV) cho công diễn tuồng Thương Khó tại Tân Định thì Ban nhạc này đã trợ giúp rất thành công”.
Nhà thờ Ngã Sáu |
Như đã đề cập ở trên, cha Long rời các công việc ở nhà in năm 1922 và rời báo năm 1926, vậy vị kế tiếp ngài là chân dung mục tử nào? Theo các tư liệu chúng tôi đối chiếu thì cha Giacôbê Huỳnh Công Quận (1865-1943) là gạch nối tiếp theo. Mộ ngài trong Đất Thánh Chí Hòa hiện cũng nằm gần phần mộ cha Long. Cha Quận sinh ở Bà Rịa và làm mục vụ ở nhiều họ đạo thuộc địa phận Tây Đàng Trong.Năm 1896, Đức chaDépierrephong chứclinh mục cho thầy Giacôbê tại nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn, một lượt cùng lúcvới2 ngườikhác là thầySimon Chánh và Gioan Baotixita Tòng. Cha Simon Chánh đã qua đời, còn cha Gioan Baotixita Tòng về sau làm Giám mục địa phận PhátDiệm.Có một giai đoạn dài từ 1922, cha Quận vừa làm việc ở báo vừa coi sóc giáo dân miệt Gò Vấp.Năm 1934-1943, cha làm giám đốc nhà in Tân Định và Chủ nhiệm báo Nam Kỳ Địa Phận. Như vậy, cha đã dành 9 năm cuối đời hoàn toàn dốc sức cho nhà in và tờ báo của người Công giáo tại Sài Gòn. Lịch sử họ đạo Tân Định cũng có đoạn viết về cha Quận: “Trong vòng gần 10 năm coi sóc nhà in, tuy tuổi già sức yếu, lại thêm gặp lúc khủng hoảng chiến tranh, vật liệu mắc mỏ, ấn quán và thiện báo không được thạnh phát gì, nhưng cha già cũng quy cóp đặng số tiền mà cho hy vọng độc nhất của ngài là muốn xây dựng lại nhà in, vì nhà in đời Cố Sơn sáng lập tròm trèm một thế kỷ trước đến nay đã cũ kỹ lắm rồi. Song rất tiếc chocha Quận, ý nguyện chưa đặng thành đạt, mà sự chết chẳng chờ đợi ngài…”.Những dòng vắn vỏi thế thôi nhưng đã gây xúc động mạnh cho người đọc, bởi những ưu tư nặng gánh trách nhiệm của người mục tử suốt đời tận tụy với việc thăng tiến giáo dân, phát triển xã hội… Bài ai điếu sau khi cha Quận mất đăng năm 1943 trên tờ Nam Kỳ Địa Phận khá dài, là một tư liệu hay mà chúng tôi từng tìm được.
Cuối cùng là chân dung vị linh mục thứ bốn gắn với báo chí, in ấn nhà đạo đang an nghỉ ở nghĩa trang Chí Hòa: cha Phaolô Nguyễn Văn Vàng (1887-1979). Cha Vàng sinh tại Cầu Kho,chịu chức linh mục năm 1914. Sau khi báo Nam Kỳ Địa Phận đóng cửa, cha về nhậm chứccha sởTân Định kiêm giám đốcNhàin Tân Định ngày 23.4.1946. Ngày 12.5.1965, sau 19 năm giữ nhiệm vụcha sở Tân Định,cha Phaolô Vàng, lúc đó 78 tuổi, đã đệ đơn từ chức lên đấng bản quyền. Để tỏ lòng yêu mến vịlinh mục cao niên nhiều công trạng, giáo dân Tân Định đã tổ chức một bữa tiệc từ giã ngài, có mời Đức Khâm sứ Tòa Thánh, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, nhiều linh mục và trên 200 giáo dân tham dự. Sau đóngài hưu dưỡng luôn tại nhà in.
Lục lại chuyện xưa, nhắc về những người cũ, nhưng dường như chúng ta lại chạm gặp bao điều mới mẻ… Xin xem tiếp ở số báo sau những chân dung mục tử một thời nhiều người đã từng nghe tiếng, biết tên...
(còn nữa)
Minh Hải
Bình luận