Khám phá câu chuyện về nữ thánh Corona

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành khắp toàn cầu, một vị thánh đến từ Ðức đang thu hút sự chú ý của dư luận, mang đến niềm hy vọng trong thời điểm đại dịch lan tràn.

Chỉ mất vài tháng để dịch Covid-19 do siêu vi Corona chủng mới gây ra gieo rắc bệnh tật cho gần 5 triệu người trên toàn thế giới, với số người chết đã vượt 320.000. Trong khi các biện pháp phong tỏa do chính phủ nhiều nước áp dụng đã phần nào kiểm soát được đà lây lan của dịch bệnh, một cuộc triển lãm tại nhà thờ Chánh tòa của giáo phận Aachen (Ðức) đang gợi lên sự quan tâm của người đời nay với một vị thánh ít được biết đến, thánh Corona.

Triển lãm tại nhà thờ

Sự quan tâm của dư luận đối với thánh Corona thật sự đã mang lại nhiều thuận lợi cho nhà thờ Chánh tòa Aachen để thực hiện các dự án. Trước khi dịch bệnh bùng phát, giáo phận này đã lên kế hoạch tổ chức triển lãm các tác phẩm tinh xảo xuất phát từ bàn tay của giới thợ thủ công người Ðức, trong đó có cổ vật liên quan đến thánh Corona. Ðược làm từ vàng, đồng và ngà voi, đây là hòm chứa thánh tích của vị nữ thánh, bao gồm hài cốt, và chưa từng xuất hiện trước công chúng suốt 25 năm qua.

Vào thời điểm nhiều viện bảo tàng và trung tâm triển lãm được phép mở cửa lại tại Ðức, nhà thờ Chánh tòa Aachen quyết định tổ chức cuộc triển lãm sớm hơn dự kiến. “Giống như nhiều vị thánh khác, thánh Corona là nguồn hy vọng trong những giai đoạn khó khăn của xã hội”, theo hãng thông tấn DPA dẫn lời đại điện văn phòng quản lý bộ sưu tập thánh tích của nhà thờ. Thậm chí gần đây, giáo phận Raleigh ở Mỹ cũng tổ chức cầu nguyện với thánh Corona, xin thánh nhân bảo vệ trong thời khắc nguy khốn.

Nhiều tín hữu có lẽ chưa từng nghe về thánh Corona trước đó. Câu chuyện của bà ngắn ngủi và đầy đau thương, và ít được lưu ý trong vô vàn câu chuyện khác của những vị thánh nổi tiếng trong lịch sử Giáo hội.

Câu chuyện tử đạo

Cuộc đời của thánh Corona, hay đôi khi được biết đến là thánh Stephanie (stephanoi theo tiếng Hy Lạp cũng là vương miện), thật sự ngắn ngủi và kết thúc trong thảm kịch, đồng thời có liên quan đến một vị thánh cũng ít được nhắc đến là Victor. Câu chuyện bắt đầu với Victor, một người lính La Mã bị khổ hình vì cải đạo sang Kitô giáo vào thế kỷ thứ hai. Trong một thời gian dài, đế quốc La Mã liên tục bức hại những người theo Công giáo đời đầu, và lịch sử ghi nhận vô vàn tín hữu bị giết hại và tử đạo để bảo vệ đức tin.

Chứng kiến cảnh hành hình người lính Victor, một thiếu nữ mới 16 tuổi, tức thánh nữ Corona sau này, đã công khai thừa nhận đức tin và tiến đến an ủi người tín hữu đang bị bức hại. Sau đó đến lượt cô bị bắt và hành hình. Hiện thánh Corona vẫn được mô tả với hình tượng cầm hai cây cọ, nhằm mô tả về thời khắc tử đạo của nữ thánh. Tương truyền lính La Mã đã cột cô vào đỉnh của hai cây cọ được kéo xuống đất, và cơ thể nữ thánh bị xé toạc khi hai thân cây bật về chỗ cũ. Ða số tài liệu cho thấy hai vị thánh bị giết chết tại khu vực ngày nay thuộc Syria, dưới triều đại của hoàng đế Marcus Aurelius (trị vì từ năm 161-180 sau Công nguyên). Tài liệu chính thức của Giáo hội đã ghi chép thánh Victor và thánh Corona sống vào thế kỷ thứ hai: “Thánh Victor và thánh Corona, các vị tử đạo đã chọn hy sinh mạng sống cho Chúa Giêsu. Trước đây không ai biết đến tên của họ, vì thế họ nhận được phần thưởng là được tuyên phong Hiển thánh”.

Hơn 800 năm sau, cụ thể vào năm 997, hoàng đế Otto III của đế quốc La Mã phát hiện thánh tích của thánh Corona ở Rome và mang về Aachen, chôn dưới hầm mộ của nhà thờ. Ðược xây dựng vào thế kỷ thứ 9, nhà thờ Chánh tòa Aachen là nơi chôn cất thi hài của Ðại đế Charlemagne, vua của người Frank, qua đời vào năm 814. Ngôi thánh đường này cũng là nơi nhiều đời vua Phổ lên ngôi. Hài cốt của nữ thánh một lần nữa được phát hiện vào năm 1910, tức gần 1.000 năm sau, khi nhà thờ trải qua quá trình trùng tu. Thánh tích của thánh Corona được chuyển vào chiếc hòm vàng kể trên.

Kể từ đầu thế kỷ 20, hòm thánh tích thiêng liêng của thánh Corona được rất nhiều tín hữu địa phương thăm viếng, cầu nguyện. Tuy nhiên, tên Corona của nữ thánh chỉ “vương miện”, đại diện cho việc được tuyên phong hiển thánh, tình cờ trùng với tên của siêu vi Corona - tức phân họ Coronaviridae, chỉ các loại siêu vi mà bên ngoài có một rìa lớn nhìn như vương miện.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đức Giáo Hoàng viếng và chủ sự thánh lễ ở nghĩa trang
Đức Giáo Hoàng viếng và chủ sự thánh lễ ở nghĩa trang
Ngày 2.11.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng nghĩa trang Laurentino, nghĩa trang lớn thứ 3 ở Rome. Tại đây, ngài đã chủ sự thánh lễ tại khu "Vườn Thiên Thần", dành riêng cho mộ phần của trẻ em và thai nhi.
Tân Bề trên Tổng quyền dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa
Tân Bề trên Tổng quyền dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa
Tại Tổng Công hội dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa lần thứ 70 diễn ra từ ngày 15.10 đến 7.11.2024 ở Ba Lan, ngày 1.11.2024, Tu huynh Pascal Ahodegnon, 53 tuổi, đã được bầu làm bề trên Tổng quyền cho nhiệm kỳ mới với thời gian 6 năm.
Hồng Kông chia sẻ đức tin bằng hành động
Hồng Kông chia sẻ đức tin bằng hành động
Phát biểu tại trường tiểu học Công giáo Tướng Quân Áo, Đức Hồng y Gioan Thang Hán nhấn mạnh rằng, mỗi Kitô hữu đều có sứ mệnh mang ánh sáng Tin Mừng đến cho những người xung quanh.
Đức Giáo Hoàng viếng và chủ sự thánh lễ ở nghĩa trang
Đức Giáo Hoàng viếng và chủ sự thánh lễ ở nghĩa trang
Ngày 2.11.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng nghĩa trang Laurentino, nghĩa trang lớn thứ 3 ở Rome. Tại đây, ngài đã chủ sự thánh lễ tại khu "Vườn Thiên Thần", dành riêng cho mộ phần của trẻ em và thai nhi.
Tân Bề trên Tổng quyền dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa
Tân Bề trên Tổng quyền dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa
Tại Tổng Công hội dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa lần thứ 70 diễn ra từ ngày 15.10 đến 7.11.2024 ở Ba Lan, ngày 1.11.2024, Tu huynh Pascal Ahodegnon, 53 tuổi, đã được bầu làm bề trên Tổng quyền cho nhiệm kỳ mới với thời gian 6 năm.
Hồng Kông chia sẻ đức tin bằng hành động
Hồng Kông chia sẻ đức tin bằng hành động
Phát biểu tại trường tiểu học Công giáo Tướng Quân Áo, Đức Hồng y Gioan Thang Hán nhấn mạnh rằng, mỗi Kitô hữu đều có sứ mệnh mang ánh sáng Tin Mừng đến cho những người xung quanh.
Nhà xưa của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê
Nhà xưa của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê
Bên dưới một nhà thờ cổ ở ngôi làng được cho là Bethsaida, các nhà khảo cổ học phát hiện một “bức tường linh thiêng”, và bức tường kế bên nhiều khả năng thuộc về nhà cũ của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê.
Vị mục tử từng là  kỹ sư công nghệ thông tin
Vị mục tử từng là kỹ sư công nghệ thông tin
Cha Josh Altonji, cư dân Scottsboro (bang Alabama, Mỹ), theo đuổi con đường khoa học mà mình đam mê từ nhỏ, trước khi rẽ sang một lối đi khác: trở thành linh mục.
Thượng Hội đồng Giám mục khép lại để mở ra
Thượng Hội đồng Giám mục khép lại để mở ra
Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 - “Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ” - đã bế mạc vào ngày 27.10.2024 với thánh lễ do Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự tại Ðền thờ Thánh Phêrô.
Thông điệp Dilexit Nos - Chúa đã yêu thương chúng ta
Thông điệp Dilexit Nos - Chúa đã yêu thương chúng ta
Thông điệp thứ tư của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đã được công bố vào ngày 24.10.2024 với tựa đề “Dilexit nos - Chúa đã yêu thương chúng ta”.
Tòa Thánh bổ nhiệm thêm một giám mục Trung Quốc
Tòa Thánh bổ nhiệm thêm một giám mục Trung Quốc
Ngày 25.10.2024, lễ tấn phong Đức cha Matthêu Chân Tuyết Bân làm Giám mục Phó giáo phận Bắc Kinh đã diễn ra tại nhà thờ Chánh tòa Chúa Cứu Thế.
Thể thao là bài thánh ca của cuộc sống
Thể thao là bài thánh ca của cuộc sống
Trong sứ điệp nhân kỷ niệm 100 năm sáng lập báo thể thao Corriere dello Sport-Stadio của Ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khen ngợi: “Các con đã thực hiện ‘cuộc đua’ tuyệt vời trong 100 năm qua”.