Lăng mộ của các tổ phụ ở Hebron

Tổ chức Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) vừa công nhận thành phố cổ Hebron, nơi đặt lăng mộ của các tổ phụ, ở Bờ Tây là di sản thế giới thuộc về Palestine.

Tọa lạc trên rặng núi Judean, cách Jerusalem khoảng 30 km về hướng nam, Hebron là một quần thể nằm cách mặt nước biển 930m, biến nơi này là thành phố cao nhất ở Israel và Palestine. Nó cũng là đô thị lớn nhất ở Bờ Tây, với thống kê dân số vào năm 2007 ghi nhận khoảng 165.000 người Palestine, chưa tính các cộng đồng của người Do Thái.

Nhắc đến cổ thành Hebron, điểm được nhớ đến đầu tiên chính là Lăng mộ của các tổ phụ, hay Hang của các mộ đôi, nằm ở trung tâm thành phố trên đồi Hebron. Người theo đạo Hồi gọi đây là Đền thờ Ibrahimi, với Ibrahim là tên tiếng Ả Rập của tổ phụ Abraham. Dù bất đồng về tên gọi, các tôn giáo đều đồng thuận về danh tính của các bậc được chôn cất tại đây: Abraham, Isaac và Giacóp, những tổ phụ của dân Do Thái. Trong đó, Abraham có nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”, được Chúa đặt cho tổ phụ của người Do Thái và Ả Rập.

LỊCH SỬ THAY ĐỔI CHÓNG MẶT

Lăng mộ của các tổ phụ nằm bên dưới một đền thờ vào thời Hồi vương Saladin (1137-1193), và bản thân đền thờ lại được sửa chữa dựa trên một cấu trúc tôn giáo được xây từ thời vua Hêrôđê, có nghĩa là phải hơn 2.000 năm trước. Dựa trên Sách sáng thế, cội nguồn của lăng mộ ngầm trong lòng đất khởi nguồn từ thời điểm vợ của Abraham là bà Sarah qua đời ở tuổi 127. Khi quay về sau chuyến làm ăn phương xa và nghe được tin dữ, Abraham đau buồn khóc than và đề nghị trả tiền mua một hang động để chôn vợ yêu. Người thứ hai được chôn cất trong hầm mộ chính là tổ phụ Abraham khi thọ 175 tuổi. Đôi vợ chồng kế tiếp được an táng tại đây là Isaac - Rebecca, với Isaac là con trai của Abraham. Và cuối cùng cháu nội của Abraham là Giacóp và vợ Leah cũng yên nghỉ cạnh cha ông của họ.

Vào thời Hêrôđê Đại đế (trị vì từ năm 37-4 trước CN), vị vua cho xây một dãy tường hình chữ nhật bao quanh bên trên quần thể hang, và đây cũng là cấu trúc do vua Hêrôđê yêu cầu khởi công từ thời Hy Lạp hóa Do Thái. Bức tường dày gần 2m, làm từ những khối đá cao ít nhất 0,91cm và đôi khi đạt đến chiều cao 7,3m, không có nóc. Các nhà khảo cổ không biết được chính xác vị trí đặt cổng vào, và thậm chí còn chưa rõ liệu thiết kế ban đầu có lối vào hay không. Tình trạng không có mái vòm tiếp tục kéo dài cho đến thời của đế quốc Byzantine, khi một Vương Cung Thánh Đường đơn giản được xây dựng ở góc đông nam và toàn bộ tòa nhà được lợp mái, trừ khu trung tâm.

Đến năm 614, các đội quân của Tân đế quốc Ba Tư đã đoạt vùng đất này từ tay người Byzantine, phá hủy Vương Cung Thánh Đường thành đống gạch vụn. Tuy nhiên, khi người Hồi giáo Ả Rập kiểm soát nơi này vào năm 637, họ đã xây một đền thờ có mái che bên trên lăng mộ. Qua vài thế kỷ, người thời đó dựng một lâu đài ở phía tây nam của khu vực, mà theo một thông tin lịch sử là nhằm đánh dấu nơi chôn Giuse, con thứ 11 của Giacóp. Đến thời Thập tự chinh vào năm 1100, cấu trúc bên trên lăng mộ một lần nữa được đổi thành nhà thờ, và người Hồi giáo không được phép ra vào nơi này. Tuy nhiên, lịch sử lại ghi nhận năng lực thay đổi một cách chóng mặt của con người. Vào năm 1188, Hồi vương Saladin thâu tóm vùng đất, và một đền thờ Hồi giáo mọc lên thay thế cho nhà thờ của Kitô giáo và kiến trúc hầu như không thay đổi lớn kể từ lúc đó đến nay.

CẤU TRÚC TOÀN THỂ

Bên trong bức tường đá hùng vĩ từ thời vua Hêrôđê là một khu phức hợp được chia làm 3 phần chính, với mỗi phần chứa mộ gió của một tổ phụ và vợ của ngài. Ở trung tâm là những căn phòng bát giác chứa mộ gió của tổ phụ Abraham và vợ Sarah. Mỗi ngôi mộ được phủ một lớp vải, xanh lá đậm cho tổ phụ và xanh lá nhạt cho người vợ. Kế bên phòng của Abraham là một khu thờ nhỏ, trưng bày một tảng đá được cho là in dấu chân của Adam sau khi rời Vườn Địa đàng.

Một cánh cổng lớn giữa hai mộ gió thông đến Đền thờ chính, nơi đặt các mộ gió của tổ phụ Isaac (ở bên phải) và Rebecca. Trần nhà hình mái vòm, được chống bằng các cột, và những cửa kính bên trên đều được lấy từ Vương Cung Thánh Đường từ thời Thập tự chinh. Cụm thứ ba của khu phức hợp này là tòa nhà đặt mộ gió của Giuse (dù người Do Thái và Kitô giáo cho rằng ông phải được chôn cất gần Nablus). Bên trong cũng chứa mộ gió của Giacóp và Leah, với mỗi mộ nằm trong căn phòng bát giác.

Lăng mộ của các tổ phụ lâu nay vẫn là mục tiêu tranh giành giữa Palestine và Israel. Bất chấp những nỗ lực dữ dội từ chính quyền Israel, ủy ban gồm 12 nước của UNESCO quyết định công nhận Hebron là di sản quốc tế của Palestine. Quyết định này đã đặt Hebron vào danh sách “di sản đang bị đe dọa”, cho phép LHQ lập tức rót quỹ bảo tồn Hebron và Lăng mộ của các tổ phụ.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.