Chúa nhật XX Thường niên (Ga 6, 51-58)

Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì được sống đời đời

Tuần trước, chúng ta đã nghe Chúa Kitô tuyên bố : “Ta là Bánh hằng sống từ trời mà xuống”. Người Do Thái phản đối lời nói “từ trời mà xuống”. Tuần nầy, bài Phúc âm cho biết cuộc tranh luận đi tới điểm hai : Làm sao ông nầy có thể lấy Thịt mình cho chúng ta ăn ? Chúa Kitô trả lời bằng lời tuyên bố quyết liệt : nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống Máu Người, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời.

Người Do Thái chỉ tranh luận ở điểm “làm sao ông nầy có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn”. Chúa nhấn mạnh thêm : chẳng những ăn Thịt Chúa mà còn uống Máu Chúa.

Chúa trả lời rõ ràng, cụ thể chứ không nói theo kiểu cách ẩn dụ, hoặc nghĩa bóng. Theo kiểu nói ẩn dụ, nghĩa bóng thì có thể nghĩ rằng “ăn thịt Chúa” tức là giữ Lời Chúa, sống theo Lời Chúa dạy. Ở đây người Do Thái hiểu theo nghĩa đen khi nói “làm sao ông nầy có thể lấy Thịt ông cho chúng ta ăn được” và Chúa Kitô cũng nói theo nghĩa đen khi nhấn mạnh : Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời.

Thịt đối với người Do Thái là cả con người. Thánh Gioan đã viết : Ngôi Lời đã hóa thành Thịt tức là Ngôi Lời đã làm người. Ăn Thịt Chúa tức là chịu lấy cả con người của Chúa. Còn uống Máu Chúa thì người Do Thái không tưởng tượng được. Đối với họ, máu là sự sống. Sự sống thuộc quyền Thiên Chúa là Đấng tạo thành mọi sự, nắm quyền, ban phát sự sống. Giới răn cấm giết người tức là cấm phạm đến sự sống vì sự sống thuộc quyền Thiên Chúa. Máu là sự sống, cấm không được uống. Người Do Thái không bao giờ ăn tiết canh như chúng ta. Họ cũng không được ăn những con thú chết ngạt vì máu “còn ở trong thịt” (xem Lêvi 17, 10, 15). Lời Chúa phán “ăn Thịt Chúa” gây tranh luận, bàn cãi, còn lời phán “uống Máu Ta” làm cho người Do Thái không chịu nổi.

Họ đã hiểu theo nghĩa đen lời Chúa phán (ăn Thịt Ta và uống Máu Ta”, nhưng trên bình diện vật chất. Chúa phán lời đó cũng theo nghĩa đen, nhưng trên bình diện một mầu nhiệm, một bí tích. Thật vậy, những Lời Chúa phán ở đây diễn tả ý định và hiệu quả Bí tích Thánh Thể. Dưới hình bánh hình rượu, Chúa Kitô ngự trong đó và Chúa kêu mời mọi người tin Chúa rước lấy.

Rước lấy Chúa để được sống đời đời. Cuộc sống mà mỗi người chúng ta đang sống ở trần gian đây là cuộc sống bị giới hạn trong một thời gian. Thời xưa tuổi trung bình của đời sống trần gian khoảng 30 năm, rồi 45 năm, ngày nay nhờ điều kiện sinh sống được cải thiện do những tiến bộ của các khoa học, của y khoa, dược khoa, khoa dinh dưỡng ; tuổi thọ trung bình lên tới 72 (nam giới) và 74 (nữ giới). Sau nầy, tuổi thọ trung bình có thể lên tới một trăm năm. Dầu có kéo dài hơn nữa thì con người cũng phải chết, đời sống trần gian có giới hạn là một sự thật hiển nhiên. Đời sống mà Chúa Kitô nói với chúng ta là đời sống vĩnh cửu, đời đời, vượt khỏi giới hạn của thời gian, của không gian. Đời sống nầy của Chúa Ba Ngôi, vì thế chỉ có Chúa Ba Ngôi ban cho ai người ấy mới có. Điều kiện có sự sống đời đời là phải chịu lấy Chúa Kitô.

Nói như vậy xem ra có vẻ dễ quá : rước lấy Mình và Máu Chúa thì được sống đời đời. Hằng ngày hoặc hằng tuần, rước lễ một lần thế là được bảo đảm sống đời đời. Hiểu như vậy ta đã đơn giản việc rước lấy Chúa, xem như một động tác máy móc. Hoàn toàn không đơn giản vậy đâu. Rước lấy Chúa để kết hiệp với Chúa, để sống với Chúa. Rước lấy Chúa để nhận năng lực, sức lực Chúa ban và ta phải sống nhờ lương thực linh thiêng nầy trong cuộc sống trần gian, sống bằng sức sống của Chúa, làm việc theo Chúa dạy, đi theo con đường Chúa đi. Phải làm thế nào, sống thế nào, hoạt động thế nào, ăn nói thế nào giống như thánh Phaolô nói : tôi sống không phải là tôi sống mà là chính Chúa sống trong tôi (Galata 2,20).

Rước Mình và Máu Chúa là một cử hành Phụng vụ mà Chúa Kitô đã cử hành trong bữa ăn tối trước khi chịu chết. Ngài cầm bánh miến phán : Nầy là Mình Thầy, cầm chén rượu nho phán : Nầy là Máu Thầy lập tức bản thể bánh, bản thể rượu không còn hiện hữu nữa và chính con người Chúa Kitô hiện hữu hoàn toàn trong Hình bánh, trong Hình rượu. Mọi người tham dự hoan hô quyền năng của Chúa : Đây là mầu nhiệm đức tin. Và chúng ta tin chắc Lời Chúa dạy : Ai ăn thịt Ta và uống Máu Ta thì được sống đời đời.

Lm. Fx. Nguyễn Hùng Oánh

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (Lc 1:39-56)
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (Lc 1:39-56)
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (Lc 1:39-56)
Thánh Phêrô và Phaolô, Tông Đồ (Mt 16:13-19)
Thánh Phêrô và Phaolô, Tông Đồ (Mt 16:13-19)
Thánh Phêrô và Phaolô, Tông Đồ (Mt 16:13-19)
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (Lc 1,57-66.80)
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (Lc 1,57-66.80)
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (Lc 1,57-66.80)
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (Lc 1:39-56)
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (Lc 1:39-56)
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (Lc 1:39-56)
Thánh Phêrô và Phaolô, Tông Đồ (Mt 16:13-19)
Thánh Phêrô và Phaolô, Tông Đồ (Mt 16:13-19)
Thánh Phêrô và Phaolô, Tông Đồ (Mt 16:13-19)
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (Lc 1,57-66.80)
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (Lc 1,57-66.80)
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (Lc 1,57-66.80)
Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Mẹ Maria (Mt 1:16,18-21,24a)
Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Mẹ Maria (Mt 1:16,18-21,24a)
Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Mẹ Maria (Mt 1:16,18-21,24a)
Chúa nhật XXXIV thường niên (Lc 23:35-43)
Chúa nhật XXXIV thường niên (Lc 23:35-43)
Chúa nhật XXXIV thường niên (Lc 23:35-43)
Chúa nhật XXXIII thường niên (Lc 21:5-19)
Chúa nhật XXXIII thường niên (Lc 21:5-19)
Chúa nhật XXXIII thường niên (Lc 21:5-19)
Chúa nhật XXXII thường niên (Lc 20:27-38)
Chúa nhật XXXII thường niên (Lc 20:27-38)
Chúa nhật XXXII thường niên (Lc 20:27-38)
Chúa nhật XXXI thường niên (Lc 19:1-10)
Chúa nhật XXXI thường niên (Lc 19:1-10)
Chúa nhật XXXI thường niên (Lc 19:1-10)
Chúa nhật XXX thường niên (Lc 18:9-14)
Chúa nhật XXX thường niên (Lc 18:9-14)
Chúa nhật XXX thường niên (Lc 18:9-14)