Lời tha thứ ở Qaraqosh

Trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Baghdad về Rome, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đã chia sẻ cảm nhận về chuyến tông du Iraq, và lời hứa cho những cuộc hành trình kế tiếp.

Ðầu tiên, Ðức Giáo Hoàng đề cập đến cuộc gặp lịch sử với Ðại Giáo trưởng Ali al-Sistani của Hồi giáo Shia. Ngài gọi vị giáo trưởng là “một người khiêm cung, thông thái”, và cuộc gặp vào ngày 6.3 là “thông điệp toàn cầu” về sự quan trọng của tình huynh đệ. Hai nhà lãnh đạo tôn giáo đã trò chuyện khoảng 45 phút ở Najaf, miền trung Iraq, và Ðức Thánh Cha cảm thấy vinh dự khi Ðại Giáo trưởng 2 lần đứng dậy để chào.

Người mẹ mất con

Tại cuộc họp báo, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết đã đọc và xem những bức ảnh về sự tàn phá ở miền bắc Iraq, nhưng điều chứng kiến tận mắt ở Mosul và Qaraqosh hoàn toàn nằm ngoài sự tưởng tượng của ngài. “Vào thời điểm đứng trước một nhà thờ bị phá hủy, tôi chỉ biết câm lặng”, Ðức Phanxicô chia sẻ với các nhà báo trên chuyến bay rời Iraq. “Thế nhưng, điều làm tôi cảm động nhất là lời của một người mẹ ở Qaraqosh. Bà ấy mất đi đứa con trai thân yêu trong những đợt dội bom đầu tiên của tổ chức khủng bố IS, và bà nói với tôi: Con tha thứ”, Ðức Giáo Hoàng nhớ lại.

Ðức Thánh Cha đã tiếp bà Doha Sabah Abdallah, người mẹ mất con, tại nhà thờ Syriac Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Qaraqosh (còn gọi là Bakhdida). Thị trấn này nằm cách Mosul khoảng 36 cây số về hướng đông nam, và đã bị IS chiếm đóng từ năm 2014 đến 2016. Bà Abdallah chia sẻ nỗi mất mát của bản thân với Ðức Giáo Hoàng và những người có mặt tại nhà thờ bị đánh bom vào tháng 8.2014. Khi ấy, con trai bà, người cháu họ và một người láng giềng đã thiệt mạng. Bà nói: “Cội nguồn sức mạnh của chúng con hoàn toàn đến từ đức tin về sự Phục Sinh, nguồn gốc của hy vọng. Ðức tin nói với con rằng các con của con đang nằm trong vòng tay của Chúa Giêsu. Và chúng con, những người sống sót, hãy cố gắng tha thứ cho kẻ tấn công, vì Chúa Giêsu đã tha thứ những người hành quyết ngài”.

Ðức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh với các nhà báo, câu “tôi tha thứ” là điều mà nhiều người thời nay đã đánh mất. “Chúng ta biết cách lăng mạ nặng nề. Chúng ta biết cách lên án mạnh mẽ, nhưng lại không biết tha thứ cho kẻ thù. Trong khi tha thứ chính là tinh thần toàn vẹn và thuần khiết của Phúc Âm”, ngài nhắc nhở.

Đức Thánh Cha gặp gỡ các tín hữu ở nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Qaraqosh - ảnh: AP

Sự mỏi mệt và lời hứa đến Li Băng

Ðức Thánh Cha cũng cho biết chuyến tông du Iraq mệt mỏi hơn những chuyến thăm trước đó ở nước ngoài. Trong ngày cuối cùng của cuộc hành trình, phái đoàn lái xe từ Qaraqosh đến Erbil, và Ðức Giáo Hoàng đã gặp rất nhiều người trẻ tuổi. Một người đặt câu hỏi: “Những thanh niên này, tương lai của họ là gì? Họ sẽ đi về đâu? Và nhiều người sẽ buộc phải rời đất nước…”.

Khoảng 60% dân số Iraq ở độ tuổi dưới 25. Ước tính tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ vào khoảng 36%, với giá dầu đang xuống thấp, chi tiêu hao phí của chính phủ, tham nhũng và tình hình an ninh kém đang góp phần đe dọa sự tăng trưởng kinh tế của Iraq. Ðức Phanxicô nhấn mạnh cần phải có “quyền lợi kép” khi đề cập đến bài toán di dân, bao gồm “quyền không di dân và quyền được di dân”.

“Thế nhưng, những linh hồn đó chẳng hề có quyền lựa chọn”, ngài bổ sung. “Các biện pháp cấp bách cần được áp dụng bao gồm, đảm bảo người dân có việc làm tại nơi ở và không cần phải di cư. Ðồng thời, cần đảm bảo quyền được di cư của họ”, theo Ðức Giáo Hoàng. Vị chủ chăn của Giáo hội hoàn vũ bày tỏ lòng tri ân những quốc gia mở rộng vòng tay chào đón dân nhập cư và tị nạn, và đặc biệt đề cập đến Li Băng, Jordan.

Trại tị nạn ở Li Băng - ảnh: ABC News

Ðức Phanxicô tiết lộ Ðức Hồng y Bechara Boutros Rai, Thượng phụ Công giáo Maronite của Li Băng, đã mời Ðức Thánh Cha bổ sung Beirut vào cuộc hành trình đến Iraq. Thế nhưng, ngài quyết định chờ dịp khác vì cảm thấy rằng Li Băng xứng đáng được sự quan tâm đầy đủ hơn. “Tôi đã viết thư và hứa sẽ đến Li Băng”, ngài cho biết.

Về các mối đe dọa trong chuyến tông du Iraq, Ðức Phanxicô cho hay cả đoàn đều tiêm vắc xin, và ngài đã cầu nguyện rất nhiều trước khi lên đường.

Ðến Hungary

Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Hungary năm 1938 - ảnh: Vatican

Ðức Giáo Hoàng ngày 8.3 xác nhận kế hoạch đến Hungary để tham gia thánh lễ bế mạc Ðại hội Thánh Thể Quốc tế, dự kiến diễn ra vào ngày 12.9 ở thủ đô Budapest, Hungary. Ðức Thánh Cha cho biết ngài sẽ không thăm những nơi khác ở Hungary, thay vào đó cân nhắc có thể đến Slovakia, do Budapest chỉ cách 2 giờ lái xe đến thủ đô Bratislava. Ðại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 được tổ chức từ ngày 5-12.9, sau khi bị trì hoãn một năm vì dịch Covid-19. Ðức Hồng y Péter Erdő, Tổng Giám mục Esztergom-Budapest, bày tỏ sự vui mừng trước tuyên bố trên của Ðức Giáo Hoàng: “Chúng tôi hy vọng chuyến thăm của ngài sẽ mang đến sự động viên to lớn và sự củng cố về tinh thần cho tất cả chúng ta, và cho quan khách tham gia đại hội”.

GIANG VÔ YÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Sau khi kết quả nghiên cứu về Vải liệm Turin được công bố, mạng internet chỉ qua một đêm đã “dậy sóng” vì hình ảnh quá sức chân thực về Chúa Giêsu được trí thông minh nhân tạo (AI) kết xuất dựa vào hình ảnh in trên vải liệm.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.