Một ơn của Thiên Chúa giàu lòng Thương Xót

... "Làm việc của tôi còn là coi những gì tôi đã nhận ra về sự hiện diện của Chúa giàu lòng thương xót như những hạt giống Tin Mừng. Hạt giống Tin Mừng đó gieo vào lòng tôi. Nó đòi tôi luôn phải trở về với Chúa. Trở về với Chúa, đối với tôi, là phải cắm cây thánh giá sâu vào đời tôi. Thánh giá là biểu hiện của tình yêu chấp nhận hy sinh và từ bỏ"...

1.Chúng ta sắp bước vào năm Lòng thương xót Chúa. Tôi rất tôn trọng những bài chứng minh lòng thương xót Chúa bằng các lý thuyết và các diễn giải.

Riêng tôi, xin ca ngợi lòng thương xót Chúa, bằng cách nói lên những gì Chúa đã làm cho tôi vì xót thương tôi.

2.Ở đây, tôi xin chia sẻ chỉ về một ơn, mà lòng thương xót Chúa đang ban cho tôi. Ơn đó rất quý trọng. Tôi tạm gọi ơn đó là “Ơn làm việc”.

Hầu hết những việc tôi làm đều trong cuộc sống bình thường.

Trong cuộc sống bình thường tôi khám phá thấy điều Chúa Giêsu đã hứa với các tông đồ xưa: “Và đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 18, 20).

3.Thực vậy, tôi nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể, trong các phép bí tích, trong lời Chúa, trong cầu nguyện, trong Hội thánh và trong những người nghèo khổ của Chúa.

4.Tôi nhận ra Chúa trong những khuôn mặt có một cái nhìn khác với những cái nhìn của đám đông. Cái nhìn đó phản chiếu cái nhìn yêu thương đầy hy sinh của Chúa Giêsu đối với những kẻ lầm lạc yếu đuối cần được cứu.

5.Tôi nhận ra Chúa trong các biến cố xảy ra mỗi ngày. Thực vậy, với ơn Chúa Thánh Thần, tôi nhận ra biến cố này là một cảnh báo của Chúa, biến cố kia là một sứ điệp mang ủi an và hy vọng của Chúa.

6.Tôi nhận ra Chúa trong những người luôn cảm thấy vui, mỗi khi nói lời “xin vâng”, cho dù xin vâng là phải đương đầu với muôn ngàn đau đớn.

7.Tôi nhận ra Chúa trong nội tâm của tôi. Người nhìn tôi. Người gọi tôi. Người tha thứ cho tôi. Người cứu tôi. Người sai tôi đi. Người rất hiền từ, rất khiêm tốn, rất xót thương.

8.Tôi nhận ra Chúa trong những lúc hồi tâm thinh lặng. Tôi nhận ra Người đứng ngoài cửa và gõ nhẹ. Người kiên nhẫn đợi tôi ra mở cửa để đón Người vào (x. Kh 3, 20).

9.Tôi nhận ra Chúa trong những lúc tôi ngần ngại từ bỏ, nhưng chính lúc đó, Người nhẹ nhàng hỏi tôi: “Con cũng muốn bỏ Cha sao?” (Ga 6, 67).

10.Tôi nhận ra Chúa trong những gì tôi đọc trong các sách của các tác giả uy tín, về Thánh Kinh, về Thần học, về Triết học, về các Giáo phụ, về các khoa học và về văn hóa. Suy tư, phân tích, nhận xét trên những tài liệu đó là một việc rất vui giúp phát triển con người của tôi. Tôi làm việc đó mỗi ngày để nhận ra Chúa.

11.Nhận ra sự hiện diện của Chúa ngay ở đời thường như thế là làm một việc tốt, nhờ Chúa Thánh Thần. Như trẻ thơ, tôi vui mừng ngỡ ngàng thấy hình ảnh Chúa trong tôi, trong nhiều người và trong lịch sử.

12.Làm việc của tôi còn là coi những gì tôi đã nhận ra về sự hiện diện của Chúa giàu lòng thương xót như những hạt giống Tin Mừng. Hạt giống Tin Mừng đó gieo vào lòng tôi. Nó đòi tôi luôn phải trở về với Chúa. Trở về với Chúa, đối với tôi, là phải cắm cây thánh giá sâu vào đời tôi. Thánh giá là biểu hiện của tình yêu chấp nhận hy sinh và từ bỏ.

Chúa phán: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12, 24).

13.Trở về với Chúa qua thánh giá, đó là một việc tôi làm cũng trong âm thầm. Thú thực là thánh giá của tôi lúc này có lúc đã khiến tôi kêu lên như Chúa Giêsu xưa: “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con” (Mc 15, 34). Nhưng, chính những lúc như thế, theo tinh thần của cha Charles De Foucauld, tôi luôn nói: “Lạy Cha, con xin phó thác con cho Cha, xin cha luôn cho con sự Cha muốn. Cha làm gì cho con, con cũng tạ ơn Cha. Con sẵn sàng tất cả, con đón nhận tất cả, con đặt linh hồn con trong tay Cha. Con dâng phó hồn con cho Cha với tất cả tình yêu của lòng con”.

14.Luôn vững tin vào Chúa, luôn vững cậy vào Chúa, luôn vững yêu Chúa, đó là một việc tôi làm hằng ngày như một của lễ tôi dâng lên Chúa.

Tôi không làm những việc trên đây một cách đơn độc, nhưng tôi làm những việc đó cùng với những người mà tôi quen thân. Các ngài cũng giúp tôi làm như họ. Kết thân với những người đó, chính là một việc tôi đang làm một cách âm thầm. Những người như thế là rất nhiều. Đặc biệt tôi hay liên hệ với thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, với thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, với thánh Charles De Foucauld, với chị Tiểu muội Magdeleine de Jésus, với Đức cố Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Các người bạn thân đó đang ở bên kia thế giới này. Tôi hay nói chuyện với các bạn thân đó.

Liên hệ sống động với các người thánh thiện thân thiết đó đã giúp tôi xác tín: Chỉ có tình yêu thương xót Chúa mới cứu được tình hình đạo đức đang xuống dốc hiện nay. Việc làm này đã và đang giúp tôi rất nhiều trong việc làm chứng cho Chúa.

15.Làm chứng cho Chúa, mà tôi đang cố gắng làm là gieo hạt giống Tin Mừng ra xã hội bằng những chia sẻ trên giấy, nhất là những gặp gỡ âm thầm.

Tôi tin vào lời Chúa hứa: Hạt giống như thế sẽ dần dần mọc lên, tự sức của Tin Mừng mà nó mang trong mình (x. Mc 4, 26).

Tin Mừng mà hạt giống mang trong mình là tin cậy nơi Chúa giàu lòng thương xót, là cảm thương những người đau khổ, là hy sinh để cứu họ, là sám hối đền tội cho mình và thay cho những người tội lỗi, là “Từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo Chúa” (Mt 16, 24).

16.Ơn làm việc, mà Chúa giàu lòng thương xót đã ban cho tôi có vẻ đang đi vào một giai đoạn mới, giai đoạn mà Chúa đã nói xưa với thánh Phêrô, “Thật, Thầy bảo thật cho con biết. Lúc còn trẻ, con tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, con sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn con đến nơi con chẳng muốn” (Ga 21, 18). Tôi xin phó thác với tất cả tấm lòng vâng phục cậy tin.

Làm việc của tôi lúc này đang dần dần yếu đi, không như khi còn khỏe mạnh. Tôi sẽ làm việc khác, hợp với tình trạng mới, mà Chúa đã báo trước. Tôi sẽ vượt qua đời này để về với Chúa bằng cái chết mà Chúa muốn cho tôi. Vượt qua đó là một việc hết sức quan trọng. Xin thương cầu nguyện cho tôi.

Xin hết lòng phó thác tất cả nơi Chúa giàu lòng thương xót.

ĐGM.GB. Bùi Tuần

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.