Ngày lễ Phục Sinh trong gia đình

Với người Công giáo, lễ Phục Sinh rất quan trọng, không kém ngày Giáng Sinh, song niềm vui có phần trầm hơn. Nhiều gia đình đã tổ chức mừng lễ Chúa sống lại bằng những hình thức giản dị nhưng ấm cúng.

Lễ Phục Sinh, mừng Chúa sống lại nên người ta có khuynh hướng sum họp bạn bè và gia đình. Ngày ba tôi còn sống, hơn 50 năm trước, cứ vào ngày lễ Phục Sinh, ông lại luộc một nồi trứng vịt, bảo anh tôi sơn bên ngoài màu đỏ để mừng lễ. Trong ngày này, chúng tôi cùng quây quầy quanh nhà bếp phụ mẹ chế biến món cà ri gà, làm bánh, nấu chè…, thật vui! Tối đến, ba tôi đưa các con đi xem phim ở rạp.

Với những gia đình khác, bữa ăn cũng thịnh soạn hơn thường ngày. Bà Nguyễn Phú Bình, 45 tuổi (ngụ Q.1, TPHCM) cho biết, ngày xưa, gia đình bà không khá giả mấy, nhưng vào ngày lễ Phục Sinh, ba mẹ cũng nấu nồi chè và chuẩn bị một bữa cơm có cá thịt ngon hơn thường ngày. “Vì vậy, ngay từ nhỏ, tôi cũng đã cảm nhận niềm vui Phục Sinh trong gia đình. Giờ đây đã có chồng con, vào ngày lễ trọng đại này, tôi vẫn tạo một không khí vui tươi bằng bữa ăn ngon. Ðặc biệt, có năm chúng tôi tổ chức về thăm ông bà ngoại ở Nhà Bè, tổ chức bữa tiệc nhỏ, cùng nướng thịt buổi chiều tối… Không khí thật đầm ấm!”, bà nói.

Nhà ông Trần Văn Mão (Q.5, TPHCM) cũng không kém phần hạnh phúc khi năm nào cũng cùng đi lễ chung rồi về cùng nấu một món bún như bún chả giò hoặc bún riêu… thay cho bữa cơm thường ngày. Con gái ông đã lớn, được ba cho phép mời bạn bè thân về chung vui. Buổi tối cả nhà dắt nhau đi ăn tiệm, một quán ăn gia đình hợp với túi tiền. Có năm, ông rủ cả nhà xem kịch tại Idecaf, hoặc xem một bộ phim đang nổi tiếng… Ông kết luận: “Nói chung cả nhà đều vui!”.

Có những nhà có tầng thượng, thế là gia chủ mời gia đình anh chị em cùng đến mừng Phục Sinh theo kiểu “Pot luck”, tức mỗi người hoặc mỗi gia đình mang theo một món ăn, một loại thức uống cùng “hùn” vào ăn mừng lễ trên sân thượng. Như ông Quang Hưng (Q.10, TPHCM) kể, có năm ông mời gia đình hai người chị, thêm gia đình hai người dì cùng tập trung lên sân thượng mừng Phục Sinh. Chị Hai ông hùn hai con gà quay, chị Ba 10 khuôn bánh khọt và 5 cái bánh xèo to, gia đình dì Tư mang đến 1 két nước ngọt và 1 két bia, gia đình dì Út hùn 2 ký tôm, 2 ký mực để cùng nướng ăn… Khỏi nói cũng biết ngày Phục Sinh trong đại gia đình ông sẽ vui như thế nào.

Gia đình bà Phạm Thụy Khánh (Q.8, TPHCM) thì lại tổ chức dã ngoại kết hợp với hành hương vào dịp lễ Phục Sinh. Nhớ có năm cả nhà cùng đi hành hương Ðức Mẹ Phước Lộc ở Bà Rịa Vũng Tàu. Khởi hành buổi sáng, đến nơi buổi trưa, sau khi lần chuỗi đọc kinh, cả nhóm ra Vũng Tàu ăn trưa rồi đi chợ mua hải sản, xong lại ghé Ðức Mẹ Bãi Dâu cầu nguyện. Trên đường về, cả nhà dừng chân nơi Ðức Mẹ Phước Lý, lần hạt cầu nguyện rồi mới trực chỉ Sài Gòn. Thường chuyến hành hương như thế bắt đầu từ 6 giờ sáng và về đến nhà là 11 giờ đêm. Sau chuyến đi, cả nhà đều cảm thấy vui, ấm cúng và thánh thiện. “Phục Sinh năm nay, chúng tôi dự định sẽ thuê xe đi viếng Ðức Mẹ Tà Pao. Tất cả đã sẵn sàng. Chúa nhật Phục Sinh, mọi người đều nghỉ học, nghỉ làm, tôi nghỉ bán một ngày để tận hưởng niềm vui của ngày lễ”, bà Khánh chia sẻ.

Có những nhóm bạn trẻ nhập cư xa gia đình, thường tụ họp mừng lễ bằng những món ăn khác ngày thường, dù cũng rất đơn giản. Dịp này, họ cũng không quên gọi điện về gia đình, thăm người thân và hỏi han không khí Phục Sinh ở quê nhà. Chị Trần Thị Bảy (quê Nghệ An) làm nghề thu mua ve chai, vui vẻ cho hay: “Mừng lễ Phục Sinh, chị em có đạo trong khu trọ năm nào cũng góp tiền làm món gì đó ăn chung, đơn giản thôi như có năm mua bún, đậu hũ cuốn với bánh tráng, rau sống chấm nước tương hoặc mắm nêm ăn. Có người mua thêm vài lon bia chuyền nhau uống. Trong cuộc sống có đụng chạm, gây gổ, vào dịp lễ này là bỏ qua hết và cùng ăn uống với nhau để chung vui và bớt nhớ gia đình”.

Bên cạnh niềm vui chung với các hình thức tổ chức mừng lễ, từng cá nhân, từng gia đình như lắng lại, dễ tha thứ cho những khiếm khuyết của nhau, bỏ qua những lần làm tổn thương nhau... để niềm vui ngày Chúa sống lại thật sự ý nghĩa.

NGUYỄN NGỌC HÀ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những người bạn Chúa Giêsu diễn nguyện Cuộc Thương khó
Những người bạn Chúa Giêsu diễn nguyện Cuộc Thương khó
Trong Mùa Chay và Tuần Thánh 2025, nhóm “Những người bạn Chúa Giêsu” đã thực hiện diễn nguyện Cuộc Khổ Nạn Chúa Giêsu tại vài giáo xứ thuộc giáo phận Mỹ Tho, Phú Cường, Long Xuyên và Bà Rịa, giúp cộng đoàn tín hữu sống lại cuộc Thương Khó của...
Phòng khám nhân đạo Xuân Hòa mang hy vọng đến cộng đồng
Phòng khám nhân đạo Xuân Hòa mang hy vọng đến cộng đồng
Phòng khám nhân đạo Xuân Hòa, thuộc Caritas giáo phận Xuân Lộc, vừa tái khởi động sau thời gian nâng cấp, tiếp tục sứ vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho cộng đồng.
Tản mạn  ngày thứ Sáu Tuần Thánh trong nếp đạo xưa
Tản mạn ngày thứ Sáu Tuần Thánh trong nếp đạo xưa
Giáo hội đang bước vào những ngày cuối cùng của mùa Chay, cao điểm là việc tưởng niệm cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu với các nghi thức như đi Ðàng Thánh Giá, ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu, Suy Tôn Thánh Giá, hôn chân Chúa…
Những người bạn Chúa Giêsu diễn nguyện Cuộc Thương khó
Những người bạn Chúa Giêsu diễn nguyện Cuộc Thương khó
Trong Mùa Chay và Tuần Thánh 2025, nhóm “Những người bạn Chúa Giêsu” đã thực hiện diễn nguyện Cuộc Khổ Nạn Chúa Giêsu tại vài giáo xứ thuộc giáo phận Mỹ Tho, Phú Cường, Long Xuyên và Bà Rịa, giúp cộng đoàn tín hữu sống lại cuộc Thương Khó của...
Phòng khám nhân đạo Xuân Hòa mang hy vọng đến cộng đồng
Phòng khám nhân đạo Xuân Hòa mang hy vọng đến cộng đồng
Phòng khám nhân đạo Xuân Hòa, thuộc Caritas giáo phận Xuân Lộc, vừa tái khởi động sau thời gian nâng cấp, tiếp tục sứ vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho cộng đồng.
Tản mạn  ngày thứ Sáu Tuần Thánh trong nếp đạo xưa
Tản mạn ngày thứ Sáu Tuần Thánh trong nếp đạo xưa
Giáo hội đang bước vào những ngày cuối cùng của mùa Chay, cao điểm là việc tưởng niệm cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu với các nghi thức như đi Ðàng Thánh Giá, ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu, Suy Tôn Thánh Giá, hôn chân Chúa…
Gìn giữ truyền thống ngắm nguyện Mùa Chay
Gìn giữ truyền thống ngắm nguyện Mùa Chay
Mỗi Mùa Chay, khi tiếng trống và cung điệu ngân nga vang lên, Ngắm 15 sự Thương Khó lại đưa giáo dân trở về với cuộc khổ nạn của Ðức Giêsu.
Tái hiện lại một câu chuyện xưa để cầu nguyện
Tái hiện lại một câu chuyện xưa để cầu nguyện
Tối 14.4.2025, giáo xứ Phát Diệm (hạt Phú Nhuận, TGP TPHCM) đã tổ chức đêm diễn nguyện Cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu với chủ đề “Âm vang Hy vọng”.
Tiễn đưa cha Phêrô Phan Khắc từ về Nhà Cha
Tiễn đưa cha Phêrô Phan Khắc từ về Nhà Cha
Sáng 5.4.2025, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TPHCM Giuse Nguyễn Năng - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam chủ tế thánh lễ an táng cố linh mục Phêrô Phan Khắc Từ.
Thiếu nhi  xứ Xóm Lách thăm thiếu nhi tại mái ấm Khiếm Thị Bừng Sáng,
Thiếu nhi xứ Xóm Lách thăm thiếu nhi tại mái ấm Khiếm Thị Bừng Sáng,
Các thiếu nhi khối bao đồng và tuyên xưng đức tin thuộc giáo xứ Xóm Lách, TGP TPHCM đã đến thăm và sẻ chia với các bạn thiếu nhi tại mái ấm Khiếm Thị Bừng Sáng
Giới trẻ Phan Thiết hành hương Đức Mẹ Tàpao
Giới trẻ Phan Thiết hành hương Đức Mẹ Tàpao
Trong hai ngày 12-13.4.2025, hàng ngàn bạn trẻ giáo phận Phan Thiết đã hành hương về Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao. Tại đây, trong bầu khí Tuần Thánh, giới trẻ đã tham dự các giờ kinh lắng đọng.
Chúa Kitô phục sinh sẽ luôn là chiếc neo vững chắc và là hướng đi tốt nhất cho hành trình sống đạo…
Chúa Kitô phục sinh sẽ luôn là chiếc neo vững chắc và là hướng đi tốt nhất cho hành trình sống đạo…
“Chúa Kitô Phục sinh sẽ luôn là chiếc neo vững chắc và là hướng đi tốt nhất cho hành trình sống đạo…”, Đức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục giáo phận Vĩnh Long, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo HĐGMVN đã nhắn gởi tới các học sinh,...