Người đi bắc những nhịp cầu...

Bước sang tuổi 71, hằng ngày, nữ tu Anne Marie Trần Thị Lý (dòng Phan Sinh Thừa Sai Ðức Mẹ) vẫn đang ân cần, tận tụy với các bệnh nhân tại Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền từ thiện Hy Vọng (ấp Giòng Sao, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi).

Trong hành trình đời tu, dấn thân vào lĩnh vực y tế và gắn bó với các phong trào Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ… dù ở vai trò nào, nữ tu Anne Marie Trần Thị Lý cũng nỗ lực hết mình.

Nữ tu Anne Marie Trần Thị Lý đang điều trị cho bệnh nhân tại phòng khám Hy Vọng


TẬN TÂM VỚI NGƯỜI BỆNH

Rời cương vị Giám tỉnh sau 2 nhiệm kỳ liên tiếp (2007 - 2015), dì Lý dành trọn thời gian gắn mình với phòng khám từ thiện Hy Vọng. Cơ sở do dì phụ trách, lúc ấy vừa mới mở tại vùng ngoại ô, nơi có nhiều người bệnh nghèo. Bên phòng khách, tiếp chúng tôi sau khi giúp cho các bệnh nhân tập vật lý trị liệu xong, thư thả đôi chút, dì Lý nhớ về ngày cũ: “Mới đây mà 6 năm. Nhanh thật! Mỗi ngày, lúc chưa dịch, có tầm 100 lượt người đến khám, điều trị. Bây giờ, do dịch ảnh hưởng, cơ sở chỉ nhận khoảng 20 người/ ngày, ưu tiên cho các trường hợp nặng. Ban đầu, khi lập phòng khám, người dân địa phương còn bỡ ngỡ, nhưng sau đó các bệnh nhân tới ngày một đông hơn”. Hiện tại, phòng khám có4 phòng điều trị, 21 giường bệnh, phòng vật lý trị liệu, phòng tập dưỡng sinh, phòng bào chế, phòng trữ, phơi thuốc bằng năng lượng mặt trời và vườn cây thuốc Nam rộng trong khuôn viên 3000m2. Phương châm hoạt động của phòng khám là “trao yêu thương, trao sức khỏe”. Ngay việc đặt tên cơ sở khám chữa bệnh này là “Hy Vọng”, dì cũng đã muốn gieo niềm tin tưởng, lạc quan cho người đang đau yếu. Nhiều lắm những ca bệnh có hoàn cảnh khó khăn, từ nơi xa xôi tới được dì hỗ trợ, săn sóc. Gặp những trường hợp nặng, không có kinh phí chữa trị, dì tìm cách vận động, giúp đỡ để người bệnh an tâm. Trong lịch làm việc, ngoài giờ khám bệnh, người nữ tu - y sĩ với kinh nghiệm trong nghề lâu năm còn miệt mài nghiên cứu, bào chế thuốc và không quên dành thời gian thăm viếng bà con nghèo trong vùng, hỏi thăm sức khỏe, trao tặng những phương thuốc bổ ích…

Bên vườn thuốc Nam

Sở dĩ nói dì Lý có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, bởi lẽ nghề thầy thuốc bén duyên với dì từ lúc trẻ. Thuở nhỏ, dì có ước muốn theo học ngành nha sĩ, đến khi đi tu, trong một lần bị bệnh, được vị thầy thuốc đến châm cứu, thấy được hiệu quả nhanh chóng, dì đã hứng thú với đông y và từ đó xin theo học. “Ngót nghét 40 năm rồi. Tôi thấy nghề y thích hợp với bản thân, có thể giúp ích nhiều người, thế là xin phép bề trên học”, dì tâm sự. Là một nữ tu, dấn thân trong lĩnh vực y tế lâu dài, kinh nghiệm làm việc của dì Lý thật dày dặn. Ngay những năm cuối thập niên 1970, dì đã phục vụ tại trung tâm y tế huyện Ðơn Dương, tỉnh Lâm Ðồng, đồng hành với bà con nghèo; đến năm 1982, dì được bề trên gọi về trụ sở nhà chính tại TPHCM và làm việc ở bệnh viện Nhân dân Gia Ðịnh suốt 13 năm. Rồi lúc nhà dòng mở cơ sở khám bệnh đặt tại phường 11, Q.Bình Thạnh, dì Lý cũng tích cực góp sức. Cọ xát với thực tế cuộc sống qua lĩnh vực y tế, dì mạnh dạn tham gia các phong trào xã hội, như nhịp cầu nối đạo - đời liền nhau.

Trên con đường dâng hiến, trong màu áo tu sĩ và màu áo blouse trắng gắn bó nơi bệnh viện, phòng khám, kỷ niệm về những sinh hoạt với cộng đoàn, với người bệnh là những chấm phá hằn in trong ký ức. Ngày còn phục vụ tại bệnh viện Nhân dân Gia Ðịnh, dì Lý từng được tín nhiệm làm tổ trưởng công đoàn, chăm lo đời sống các nhân viên y tế. “Vui lắm. Ngày ấy, tôi là kỹ thuật viên châm cứu, vô bệnh viện, gặp gỡ bệnh nhân, gặp gỡ anh chị em y bác sĩ, sống thân tình với nhau. Là một nữ tu, đó là cơ hội để giới thiệu đạo Chúa cho mọi người bằng lối sống của mình. Làm việc bộ phận công đoàn, tôi được gần gũi với các anh chị em, lắng nghe và cùng chia sẻ kinh nghiệm sống…”, dì nhớ lại. Sự chân thành, cởi mở cùng tấm lòng quên mình làm việc giúp vị nữ tu dễ hòa nhập vào các môi trường khác nhau.

Với những đóng góp cho cộng đồng, nữ tu Trần Thị Lý được vinh danh và trao tặng Huân chương Vì sự nghiệp Đại Đoàn kết toàn dân tộc TPHCM, năm 2020


VỚI CÔNG TÁC MẶT TRẬN

Từ kinh nghiệm trong công đoàn, người nữ tu trở thành thành viên của Mặt trận Tổ quốc khi có lời mời gọi gia nhập. Dì tâm sự: “Là công dân, tôi có trách nhiệm sống theo pháp luật, là người Công giáo, theo Lời Chúa dạy sống phải yêu thương, phục vụ mọi người, ưu tiên người nghèo khổ.Tham gia vào Mặt trận Tổ quốc, tôi nắm bắt những chủ trương, các chương trình hành động cụ thể để kêu gọi, giúp đỡ nhiều người khó khăn hơn”. Khởi đầu là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Phường 11, Quận Bình Thạnh; dần dần, dì được giới thiệu, tham gia vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM. Nữ tu Trần Thị Lý từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2012 - 2017). Những cuộc vận động, phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ được dì Lý mời gọi các nữ tu thực hiện nơi cộng đoàn và chính dì đã chú tâm để đưa vào những mục vụ của mình. Ðơn cử như cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”(không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bất bình đẳng giới, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ em suy dinh dưỡng; sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp) do Hội Liên hiệp Phụ nữ phát động, trong những chuyến đi viếng thăm, gặp gỡ bà con, dì Lý cũng nhắn nhủ, khích lệ…

Thời gian 2 nhiệm kỳ làm Giám tỉnh Dòng Phan Sinh Thừa Sai Ðức Mẹ, nữ tu Anne Marie Trần Thị Lý đã hướng dẫn 15 cộng đoàn trực thuộc dòng tổ chức các sinh hoạt, luôn thực hiện tốt chủ trương chính sách nhà nước; tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện, động viên các nữ tu trong dòng dấn thân cho cộng đồng tại TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên như chăm sóc người bị bệnh phong, bệnh nhân HIV tại Bệnh viện Nhân Ái…

Phòng khám những ngày dịch chưa bùng phát, mỗi ngày có đông đảo khách đến để được chẩn đoán

Là một nữ tu, dì trăn trở làm sao thăng tiến người phụ nữ, nhất là các chị em lỡ lầm, các hoàn cảnh không may, nghèo khó. Trong dòng chảy của những kỷ niệm, dì Lý bồi hồi: “Xung quanh mình còn có nhiều chị em cần được giúp đỡ. Những người kém may mắn, sống ở vùng nông thôn xa xôi, điều kiện khó khăn, những bé gái sinh ra trong gia đình nghèo phải nghỉ học giữa chừng, đi lao động sớm, đối mặt với các tệ nạn…”. Nghĩ thế, thao thức như thế, nên dì Lý không ngại ngần mà thực hiện chuỗi các chương trình bác ái. Dì giúp cho các chị em nghèo vay vốn để mua phương tiện làm kế sinh nhai. Những đứa trẻ học giỏi, sống trong gia đình túng ngặt, có nguy cơ bỏ học, dì cho học bổng, tặng tập sách, áo quần. Ðến khi các em ra trường, dì băn khoăn vấn đề việc làm, tìm nơi thích hợp giới thiệu. “Có nhiều hoàn cảnh thương tâm và chúng tôi cũng cố gắng giúp đỡ. Mục đích là để đảm bảo được cuộc sống, lo cho con cái họ. Chúng tôi cho vay vốn rồi trả từ từ lại, sau khi hoàn vốn xong, số tiền ấy sẽ được luân chuyển để hỗ trợ hoàn cảnh khác. Có người đến cần tiền để chăn nuôi, nuôi heo, bò, có người đi bán vé số, trồng rau,… Càng mở rộng ra, đến gần anh chị em để phục vụ, nhìn thấy những nhu cầu của tha nhân, tôi càng được thúc giục để chia sẻ nhiều hơn có thể”, dì Lý chia sẻ. Ngay trong lần TPHCM và các tỉnh miền Ðông Nam bộ bùng dịch vừa rồi, để gởi quà, rau củ đến khu cách ly lại giải cứu tình trạng nông sản mất giá, dì đã đến các nhà vườn ở Củ Chi để mua rau củ, thực phẩm gởi cho bà con. Như vậy, có thể giúp cho hai đối tượng một lúc.

Phòng khám từ thiện Hy Vọng nơi dì Lý phụ trách chính giờ đây đã là địa chỉ quen thuộc của bà con khu vực vùng ven. Bà Nguyễn Thị Hoàng (55 tuổi, ấp Giòng Sao, xã Tân Phú Trung) cho biết, bị bệnh về xương khớp, bà hay lui tới điều trị. Bà cảm thấy an tâm và thoải mái khi đến với các sơ: “Sự tận tâm chăm sóc và cách quan tâm nhẹ nhàng của dì Lý cũng như các dì ở đây làm tôi thấy ấm lòng”.

Bà Nguyễn Thị Trang, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Phú Trung thì chia sẻ, những năm qua, nữ tu Trần Thị Lý không chỉ khám, chữa bệnh từ thiện mà còn tích cực tham gia hoạt động chăm lo cho hội viên, người dân trong xã như, hỗ trợ quà Tết, vận động quyên góp tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người bệnh nghèo, người không có hộ khẩu tại địa phương, hỗ trợ phụ nữ nghèo trong xã vay vốn phát triển kinh tế…

Với những đóng góp thiết thực trong công tác Mặt trận, chăm lo cho cộng đồng xã hội, dì Lý đã được vinh danh trao tặng giải thưởng Ðại Ðoàn kết toàn dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, tuyên dương trong chương trình “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả”. Năm nay, dì kỷ niệm kim khánh (50 năm) tu dòng. Phục vụ tha nhân bằng tất cả tình yêu thương, dì Lý đã và đang mang ánh sáng Tin Mừng lan tỏa.

Hùng Luân

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Sáng 1.11.2024 tại nhà nguyện Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, 35 chủng sinh của lớp tu đức khóa 30 đã được trao áo giáo sĩ
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Sáng 1.11.2024 tại nhà nguyện Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, 35 chủng sinh của lớp tu đức khóa 30 đã được trao áo giáo sĩ
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Sáng 6.11.2024 tại nhà thờ Chí Hòa, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục TGP TPHCM đã chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho các giám mục, linh mục trong TGP đã qua đời.
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày 30.10.2024 tại giáo phận Long Xuyên đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề: “Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Sống đạo Hiếu
Sống đạo Hiếu
Hơn 200 cụ thuộc tôn giáo bạn và 19 anh chị em tân tòng tham dự chương trình “Người Công giáo sống đạo hiếu”.
Caritas TGP Huế giúp dân vượt khó khăn sau bão Trà Mi
Caritas TGP Huế giúp dân vượt khó khăn sau bão Trà Mi
Caritas TGP Huế đã tổ chức thăm viếng và trao nhu yếu phẩm cho các hộ dân chịu thiệt hại sau bão số 6 (bão Trà Mi).
Cà phê thánh ca: “Thầy ở cùng anh em”
Cà phê thánh ca: “Thầy ở cùng anh em”
Tối 27.10.2024, hơn 30 bạn trẻ giáo xứ Mẫu Tâm, hạt Xóm Chiếu, TGP TPHCM đã tham gia chương trình cà phê thánh ca với chủ đề “Thầy ở cùng anh em”
Tiếp nối cuộc đời
Tiếp nối cuộc đời
Những ngày cuối tháng 10, tôi cùng gia đình về xứ đạo quê nội để sửa sang mộ phần người thân.