“Người nghèo kêu lên và Thiên Chúa đã lắng nghe”

Trong thông điệp vừa được công bố vào ngày 14.6.2018 nhân Ngày thế giới vì người nghèo lần thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 18.11, Đức Phanxicô nhận định: “Chúng ta sống trong một thế giới mà nhiều người ca ngợi và noi gương những người có quyền lực, giàu có. Trong khi đó, người nghèo khổ, yếu thế thì bị cho là cái gai của xã hội”.

Chủ đề của ngày đặc biệt này trong năm 2018 là “Người nghèo kêu lên và Thiên Chúa đã lắng nghe”. Vào dịp kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót (tháng 12.2015), Đức Giáo Hoàng đã công bố tông thư có tựa đề Misericordia et Misera (Lòng nhân từ và sự nghèo khó). Một trong những nội dung chính của tông thư là Đức Phanxicô đã ấn định Chúa nhật thứ 33 thường niên hằng năm làm “Ngày thế giới vì người nghèo”.

Đức Thánh Cha lưu ý mọi người về Ngày thế giới vì người nghèo rằng ngài “mong muốn đây sẽ là một giải pháp nhỏ mà toàn thể Giáo hội sẽ lan truyền khắp thế giới, để chia sẻ với người nghèo ở khắp mọi nơi. Chúng ta có thể kết hợp với các tập thể, tổ chức hoặc doanh nghiệp, có thể không liên quan đến tôn giáo, nhưng vẫn mở rộng tấm lòng cho các hoạt động thiện nguyện. Điều mà bản thân chúng ta không thể tự làm sẽ được thực hiện nếu có sự chung tay, góp sức”. Trong thế giới rộng lớn của sự đói nghèo, mỗi tín hữu “đừng quên vai trò chính của Kitô hữu là dẫn dắt mọi người đến với Thiên Chúa và sự thánh thiện”.

Đức Phanxicô cầu nguyện cùng những người bị xã hội quên lãng

Trong thông điệp, Đức Phanxicô nói về nguồn gốc gây nên hoàn cảnh khốn khó của người nghèo. Sự đói nghèo không tự xảy đến, mà nguyên nhân là tính ích kỷ, kiêu căng, tham lam và bất công. Đây là những điều tệ hại, khi mà nhiều người vô tội bị bắt giữ, dẫn đến hậu quả đầy bi đát tác động lên xã hội. Đáng lo ngại là những người sống cảnh túng thiếu, vốn đã cơ cực, khổ sở, lại còn bị xem là mang đến sự bất an và bất ổn cho xã hội, nên bị tách rời khỏi dòng chảy cuộc sống hằng ngày. Họ càng lúc càng trở nên lạc lõng và vì thế, bị từ chối và bị xa lánh, kỳ thị. Một vòng xoáy đớn đau. Họ khó có thể vượt qua được trong đơn độc mà cần có sự đồng hành. Khi tìm thấy cách để tiếp cận người nghèo, chúng ta đã nhận hồng ân Thiên Chúa. Ngài mở rộng tầm mắt và trái tim, giúp chúng ta biến đổi.

Ngài nhấn mạnh đến tính khiêm nhường và mời gọi các tín hữu đặt qua một bên cái tôi. Đối thoại với tha nhân bằng tấm lòng chân thành và sự bình dị, chính là thực hành tinh thần Phúc Âm. Với tinh thần ấy, chúng ta có thể cho đi tất cả. Giúp đỡ người nghèo không cần những người muốn được nổi bật, thích thể hiện, chỉ cần một tình yêu thật ý nhị, đôi khi thầm lặng và sẵn sàng quên đi những điều tốt đẹp mình đã làm.

Thiên Chúa luôn lắng nghe người nghèo, Ngài lắng nghe những người bị áp bức trong chính nhân phẩm của họ, nhưng vẫn có sức mạnh tìm kiếm để nhận được ánh sáng và sự an ủi. Ngài lắng nghe những người bị áp bức và bị đe dọa bởi bạo lực. Đức Thánh Cha cũng giảng giải về tình trạng nhiều anh chị em ngày nay đang chông chênh trên những con đường không ổn định do thiếu các phương tiện cơ bản cho sự sinh tồn, bị giảm khả năng làm việc do bệnh tật, hoặc bị đối xử như những “nô lệ hiện đại”, bất kể sự tiến bộ của nhân loại.

Đức Phanxicô nhắc nhở cộng đoàn Dân Chúa đừng bao giờ dung dưỡng thái độ khinh khi hoặc định kiến với người nghèo, mà ngược lại, hãy tôn vinh và trao cho họ sự ưu tiên, vì những anh chị em khốn khổ thực sự là sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Chính người nghèo đã làm chúng ta bớt thờ ơ, tiếng kêu của người nghèo cũng chính là tiếng kêu của hy vọng, bày tỏ niềm tin sẽ nhận được sự tương trợ.

Trong Tông thư “Lòng nhân từ và sự nghèo khó”dài 19 trang, công bố cuối năm 2015, Ðức Giáo Hoàng nhận định, ở một thế giới dung dưỡng cho sự tồn tại của cái nghèo khổ ở mức cực hạn thì con người sẽ chẳng tận hưởng được hòa bình. Ngài giải thích về Ngày thế giới vì người nghèo: “Ðó sẽ là ngày giúp đỡ các cộng đồng và mỗi tín hữu đã được rửa tội cần phải suy ngẫm về việc cái nghèo được phản ảnh như thế nào để trở thành đề tài cốt lõi của Kinh Thánh, và đến chừng nào vẫn còn có các Lazarô nằm gục trước cửa nhà chúng ta, lúc đó sẽ vẫn chưa có công lý hoặc hòa bình cho xã hội. Ngày này cũng sẽ đại diện cho một hình thức chân thật nhất của cách loan truyền Phúc Âm mới”.

Thiện Tâm (theo Vatican News)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhà thờ cổ ở Chilê bị hỏa hoạn nghiêm trọng
Nhà thờ cổ ở Chilê bị hỏa hoạn nghiêm trọng
Một đám cháy kinh hoàng ngày 11.10.2024 đã thiêu rụi nhà thờ thánh Antôn và tu viện dòng Phanxicô ở thành phố Iquique, Chilê.
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Nhà thờ cổ ở Chilê bị hỏa hoạn nghiêm trọng
Nhà thờ cổ ở Chilê bị hỏa hoạn nghiêm trọng
Một đám cháy kinh hoàng ngày 11.10.2024 đã thiêu rụi nhà thờ thánh Antôn và tu viện dòng Phanxicô ở thành phố Iquique, Chilê.
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Sau khi kết quả nghiên cứu về Vải liệm Turin được công bố, mạng internet chỉ qua một đêm đã “dậy sóng” vì hình ảnh quá sức chân thực về Chúa Giêsu được trí thông minh nhân tạo (AI) kết xuất dựa vào hình ảnh in trên vải liệm.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...