Nhà bác học của dòng Ba Phan Sinh

Chân phước Ramon Llull (1232 - 1315/1316) là tu sĩ dòng Ba Phan Sinh của Vương quốc Majorca (hiện thuộc Tây Ban Nha). Sinh thời, ngài là triết gia, nhà thần học, nhà thơ, nhà truyền giáo, nhà biện giải Kitô giáo, là người tiên phong của lý thuyết về máy tính…, và từng là hiệp sĩ của Vương quốc Majorca (1231-1715).

hinh 4.jpg (95 KB)

Bán hết tài sản

Chân phước Llull xuất thân từ một gia đình giàu có ở TP Parma (hiện thuộc đảo Majorca của Tây Ban Nha). Gia đình ngài là quý tộc ở Barcelona, đi theo đạo quân chinh phục của Hoàng đế James I trị vì Vương quốc Aragon đến Majorca năm 1229. Sau khi chinh phục được nơi này, Vua James I sáp nhập Majorca vào Vương triều Aragon. Thời điểm chân phước Llull chào đời, khoảng năm 1232 hoặc 1233, người Hồi giáo vẫn chiếm đa số dân số Majorca và người Do Thái có mặt trong các hoạt động văn hóa và kinh tế của lãnh thổ này. Năm 1257, anh thanh niên Llull lập gia đình với cô Blanca Picany và có hai người con tên Domènec và Magdalena. Sau vài năm trải qua cuộc sống phóng túng, chàng trai quý tộc bất ngờ trải qua một chuỗi các biến cố, được ghi lại trong tự truyện Vita coaetanea (tạm dịch Cuộc sống đương thời).

Một đêm nọ trước khi ngủ, trong lúc chuẩn bị viết thơ và phổ nhạc một bài tình ca, anh Llull nhìn sang bên phải và thấy hình ảnh Chúa Giêsu trên thập giá xuất hiện lơ lửng giữa không trung. Tổng cộng hình ảnh ấy xuất hiện 5 lần, và thông qua đó Llull hiểu ra 3 điều: thứ nhất phải dâng trọn bản thân cho Thiên Chúa, thứ hai là cải đạo người Ả Rập/Hồi giáo sang Kitô giáo, và cuối cùng là viết quyển sách để sửa chữa sai lầm của những người không tin vào Thiên Chúa. Sau trải nghiệm đổi đời, anh Llull quyết định trở thành tu sĩ bán hết gia sản, theo gương thánh Phanxicô thành Assisi và rời nhà lên đường hành hương đến các đền thờ của Đức Mẹ Maria Rocamadour, thánh Giacôbê và những nơi khác. Anh không bao giờ quay lại gia tộc và triều đình. Khi quay về Majorca, anh chuộc một nô lệ theo đạo Hồi để học tiếng Ả Rập.

Trong 9 năm kế tiếp cho đến năm 1274, vị tu sĩ không ngừng học hỏi và chiêm nghiệm trong sự cô độc. Ngài ngốn ngấu tri thức, đọc rất nhiều bằng tiếng Latinh và tiếng Ả Rập, học hỏi triết lý và tư tưởng của cả Kitô giáo và đạo Hồi. Năm 1270, chân phước Llull lập tu viện Chúa Ba Ngôi ở Mallorca, đặt tên là Miramar. Sau đó, ngài lên đường truyền giáo và tiếp tục nỗ lực học tập không ngừng nghỉ. Vị tu sĩ thúc giục mọi người học tiếng Ả Rập và những loại ngôn ngữ khác của châu Âu, nhằm cải đạo người Hồi giáo. Ngài đi khắp nơi, gặp Đức Giáo Hoàng, các hoàng đế, hoàng tử, nỗ lực xây dựng những trường học đặc biệt để chuẩn bị cho các sứ vụ truyền giáo tương lai. Năm 1276, Miramar thành lập trường dạy ngôn ngữ cho các sứ vụ của dòng Phan Sinh và ngôi trường nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Hoàng đế Majorca.

Năm 1311, chân phước Llull cuối cùng đã hoàn thành nguyện vọng đưa ngoại ngữ vào chương trình dạy của các đại học lớn. Khi ấy, Công đồng Vienna quyết định thành lập khoa ngoại ngữ tại các trường đại học Bologna, Oxford, Paris, Salamanca...

mô phỏng cuộc đời chân phước.jpg (1.97 MB)
Những biến cố trong cuộc đời vị chân phước

Những thành tựu truyền đời

Bên cạnh sứ vụ truyền giáo, quảng bá giáo dục, vị tu sĩ sáng lập hệ thống triết lý có tên “Nghệ thuật”, một dạng logic phổ quát nhằm chứng minh sự thật của giáo lý Kitô trước những nhà tranh luận không kể tín ngưỡng và sắc tộc. “Nghệ thuật” bao gồm một tập hợp các quy tắc chung và những tổ hợp, được minh họa dưới dạng các sơ đồ. Bên cạnh đó, chân phước còn nổi tiếng với những tác phẩm thơ ca viết bằng nhiều thứ tiếng, như Catalan, Latinh, Ả Rập, giúp lan truyền “Nghệ thuật” đến đông đảo người đọc hơn. Các tác phẩm của ngài được dịch sang nhiều thứ tiếng, trong đó có ngôn ngữ vùng Occitania, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha.

Dù các công trình nghiên cứu của chân phước không nhận được thành công lớn trong lúc ngài còn sống, đến khi qua đời, danh tiếng của tu sĩ Llull tiếp tục được lan truyền qua các thế hệ. Trong giai đoạn thời kỳ đầu hiện đại, tên của ngài được gắn liền với các công trình liên quan đến thuật giả kim. Gần đây hơn, chân phước được công nhận là người tiên phong cho ý tưởng về quyền bầu cử tự do của thời hiện đại, sớm hơn 450 năm trước khi các học giả Borda và Condorcet đề xuất ý tưởng này. Chân phước còn được xem là người tiên phong của lý thuyết về máy tính.

Năm 1314, khi đã 82 tuổi, vị chân phước tiếp tục lên đường đến Tunis (Bắc Phi) trong nỗ lực đưa Kitô giáo đến nơi này. Những tác phẩm cuối cùng của ngài được thực hiện vào tháng 12.1315. Đến nay vẫn chưa rõ thời điểm cũng như địa điểm ngài qua đời, có thể ở Tunis, trên tàu quay về quê hương, hoặc ở Majorca sau khi về đến nơi. Mộ phần của vị chân phước được tạo năm 1448 ở nhà thờ Phan Sinh tại Palma, Majorca.

HỒNG HOANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
Nối dài chuỗi xuất hiện bất ngờ trong tuần qua, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 13.4 đã chào những người tham gia Chúa nhật Lễ Lá ở quảng trường Thánh Phêrô.
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Đức cha José de Jesús Sahagún de la Parra, 103 tuổi, hiện là giám mục cao niên nhất thế giới, một chứng nhân sống động của lịch sử Giáo hội Công giáo
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Trong thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Isao Kikuchi, Tổng Giám mục Tokyo, kêu gọi người Công giáo thể hiện tình liên đới với Myanmar sau trận động đất 7,7 độ Richter ngày 28.3.2025
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
Nối dài chuỗi xuất hiện bất ngờ trong tuần qua, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 13.4 đã chào những người tham gia Chúa nhật Lễ Lá ở quảng trường Thánh Phêrô.
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Đức cha José de Jesús Sahagún de la Parra, 103 tuổi, hiện là giám mục cao niên nhất thế giới, một chứng nhân sống động của lịch sử Giáo hội Công giáo
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Trong thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Isao Kikuchi, Tổng Giám mục Tokyo, kêu gọi người Công giáo thể hiện tình liên đới với Myanmar sau trận động đất 7,7 độ Richter ngày 28.3.2025
Sắc lệnh mới về thánh lễ và ý lễ: minh bạch và tôn trọng ý nguyện tín hữu
Sắc lệnh mới về thánh lễ và ý lễ: minh bạch và tôn trọng ý nguyện tín hữu
Bộ Giáo sĩ vừa ban hành sắc lệnh mới, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn ngày 13.4.2025, cập nhật quy định về ý lễ và bổng lễ, nhằm đảm bảo tính minh bạch, chính xác và tôn trọng ý nguyện của tín hữu. Sắc lệnh sẽ có hiệu lực...
Lễ Lá tại Giêrusalem
Lễ Lá tại Giêrusalem
Thánh lễ do Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công giáo Latinh Giêrusalem, chủ tế tại nhà thờ Mộ Thánh Chúa.
Lễ Lá năm 2025 tại Vatican
Lễ Lá năm 2025 tại Vatican
Thánh lễ do Đức Hồng y Leonardo Sandri chủ tế tại quảng trường Thánh Phêrô, với sự tham dự của các vị hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ và đông đảo giáo dân.
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi Seoul kỷ niệm 50 năm thành lập
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi Seoul kỷ niệm 50 năm thành lập
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi thuộc Tổng Giáo phận Seoul (Hàn Quốc) vừa kỷ niệm 50 năm thành lập bằng thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Chánh tòa Myeongdong vào ngày 3.4.2025, do Đức Tổng Giám mục Peter Soon-taick Chung chủ sự.
Tưởng niệm 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II về với Chúa
Tưởng niệm 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II về với Chúa
Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô vào ngày 2.4.2025, để tưởng niệm 20 năm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời (2.4.2005).
Đức Hồng y Aveline: Người nghèo là ưu tiên của Giáo hội tại Pháp
Đức Hồng y Aveline: Người nghèo là ưu tiên của Giáo hội tại Pháp
Ngày 2.4.2025, Đức Hồng y Jean-Marc Aveline, Tổng Giám mục TGP Marseille, được bầu làm tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp tại Đại hội mùa xuân diễn ra ở Trung tâm Thánh Mẫu Lộ Đức.