Nhà nước Tiệp trả lại tài sản cho Giáo hội

COMECE kêu gọi Liên hiệp Âu châu ngăn ngừa khủng hoảng

Ủy ban các Giám mục Âu châu, gọi tắt là COMECE, kêu gọi các giới chức chính quyền giải quyết các nguyên nhân cơ cấu gây ra tình trạng khủng hoảng hiện nay. Tuyên ngôn do Đức Hồng y Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich, Chủ tịch Ủy ban COMECE, khẳng định rằng các chính quyền Liên hiệp Âu châu cần thỏa thuận với nhau về những chính sách tài chính xã hội chung để ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng mới như đã xảy ra cho Hy Lạp.

Mosul vẫn ở trong tình trạng tồi tệ

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican hôm 16.7.2015, Đức cha Basilio Yaldo, Giám mục phụ tá ở thủ đô Baghdad, thuộc tòa thượng phụ Công giáo Chaldé, cho biết tình hình Mosul trở nên tồi tệ hơn trước so với cách đây một năm khi bị lực lượng Hồi giáo chiếm đóng vào ngày 16.7.2014. Theo Đức cha Yaldo cộng đồng quốc tế có thể giúp đỡ Iraq bằng cách tạo áp lực trên chính phủ và tìm cách kiến tạo sự bảo vệ quốc tế dành cho các làng mạc của các tín hữu Kitô. Mặc dù các nước vẫn gửi viện trợ quốc tế và lương thực, y phục, nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều. Trước năm 2003 ở Iraq, có hơn một triệu tín hữu Kitô, nhưng nay chỉ còn lại hơn 490.000 Kitô hữu, tức là chưa được phân nửa. Đức cha Yaldo nói: “Đáng tiếc là chúng tôi tiếp tục như trong lịch sử, tử đạo là đoàn sủng của giáo hội chúng tôi. Thoạt đầu chúng tôi bị người Ba Tư bách hại, rồi đến người Ả Rập, Mông Cổ, đế quốc Ottoman và giờ đây là nhóm IS Nhà nước Hồi giáo”.

Ưu tiên cho dân nghèo trong việc chữa trị các bệnh Aids và ung thư

Ủy ban Công lý và Hòa bình Nam Phi kêu gọi chính quyền dành ưu tiên cho dân nghèo trong việc chữa trị các bệnh Aids và ung thư. Thông cáo mang chữ ký của Đức cha Abel Gabuza, Giám mục Kimberley, kiêm Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Nam Phi, cho biết có nhiều loại thuốc chống ung thư quá mắc khiến cho dân nghèo không có khả năng tài chánh để chữa trị. Chính quyền phải tìm ra giải pháp làm sao để vừa che chở dân nghèo và vừa đáp ứng nhu cầu thu lợi nhuận của các hãng kỹ nghệ chế thuốc một các hợp lý. Theo các vị, chính quyền đã thất bại trong việc quân bình hai nhu cầu này.

Nhà nước Tiệp trả lại tài sản cho Giáo hội

Sau hai năm thương thuyết, Nhà nuớc Tiệp và Giáo hội Công giáo tại đây đã đạt tới thỏa thuận về việc trả lại cho Giáo hội các tài sản đã bị tịch thu trước kia.

Thỏa hiệp đã được Tổng thống Milos Zeman và Đức Hồng y Dominik Duka, Tổng Giám mục thủ đô Praha, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Tiệp ký kết hôm 16.7.2015. Theo văn kiện này, đan viện cổ kính thánh Giorgio và ngôi trường mới thuộc đan viện sẽ được trả lại cho Giáo hội trước cuối tháng 1.2016. Hai cơ sở lịch sử này tọa lạc ở khu lâu đài Praha. Ngoài ra hiệp định tái xác nhận tòa nhà thứ hai được Giáo hội Tiệp cho nhà nước thuê trong 99 năm. Vẫn theo thỏa hiệp, Giáo hội cam kết sẽ tu bổ trong vòng 5 năm đan viện thánh Giorgio và trường học mới của đan viên đang ở trong tình trạng sa sút và sẽ mở cửa cho công chúng được thăm viếng. Số tiền cho việc tu bổ ước lượng vào khoảng 12 triệu Euro.

Giáo hội Công giáo Népal kêu gọi lập hiến trung lập về tôn giáo

Trong những ngày qua, chính quyền Népal và 601 đại biểu quốc hội lập hiến đã phổ biến 200.000 bản dự thảo hiến pháp để tham khảo ý kiến nhân dân và hy vọng hiến pháp mới sẽ được thông qua vào đầu tháng 8.2015. Mặc dầu dự thảo có một điều khoản bảo đảm tự do tôn giáo, nhưng các nhóm Ấn giáo chiếm đa số đang vận động để hiến pháp Népal nhìn nhận nước này là một quốc gia Ấn giáo. Hôm 12.7.2015, Đức Giám mục đại diện Tông tòa ở Nepal đã gửi một giác thư đến các đảng chính trong liên minh cầm quyền để kêu gọi nhìn nhận đặc tính “đời” của nhà nước ngay trong lời mở đầu của Hiến pháp để bảo đảm hoàn toàn tự do tôn giáo, đồng thời giác thư cũng yêu cầu chính quyền Népal nhìn nhận Kitô như một tôn giáo tại nước này. Linh mục Silas Bogati, Tổng Đại diện của hạt đại diện Tông tòa Népal nói với hãng tin Công giáo Hoa Kỳ là tại Népal, Kitô giáo không được nhìn nhận là tôn giáo như trường hợp Ấn giáo, Phật giáo hoặc Hồi giáo. Trong số 30 triệu dân ở Nepal, chỉ có khoảng 10.000 tín hữu Công giáo họp thành một hạt đại diện tông tòa do Đức cha Paul Simick coi sóc.

Giáo hội Công giáo Burkina Faso giáo dục dân chủ

Giáo hội Công giáo Burkina Faso bên Phi châu đã phát động một chương trình huấn luyện các huynh trưởng giới trẻ, luật sư và giáo chức trong việc xây dựng hòa bình, bất bạo động, quyền công dân và dân chủ. Đức cha Justin Kientega, Giám mục giáo phận Ouahigouya, Chủ tịch Caritas của Giáo hội địa phương cho biết chương trình giáo dục này cũng giúp chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử vào ngày 11.10.2015, nhưng cũng sẽ kéo dài cho đến năm 2017. Tuyên bố hôm 14.7.2015, Đức cha Justin nói : “Các cuộc tổng tuyển cử sắp tới sẽ bảo đảm việc trở lại với trật tự hiến pháp bình thường của đất nước sau cuộc nổi dậy của dân chúng hồi tháng 10.2014. Dự án của chúng tôi biểu lộ ý chí của Giáo hội là gia đình của Thiên Chúa tại Bukina Faso trong việc hỗ trợ tiến trình bình thường hóa qua sự đóng góp vào các cuộc bầu cử dân chủ minh bạch và an bình”.

Tổng thống Đức mời Đức Thánh Cha thăm nước Đức

Ngày 6.7.2015 trả lời giới báo chí, ông Joachim Gauck, Tổng thống Đức cho biết thư mời Đức Thánh Cha viếng thăm Đức đã được chuẩn bị sẵn sàng cách đây vài tuần. Ngày 21.2.2015 bà Thủ tướng Angela Merkel cũng đã mời Đức Thánh Cha viếng thăm nước Đức trong dịp bà được ngài tiếp kiến ở Vatican.

Tối chủ nhật 5.7.2015, trên chuyến bay từ Roma đến Ecuador, Đức Thánh Cha đã nói với các ký giả rằng lời mời ấy là điều rất tốt, đó sẽ là một sứ mạng hòa bình tại Âu châu. Cho đến nay người ta chưa biết ngày giờ của cuộc viếng thăm. Lần chót một vị Giáo hoàng viếng thăm nước Đức là Đức Bênêđictô XVI hồi năm 2011.

Linh mục Dhiya Azziz bị bắt cóc tại Syria

Cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa cho biết là chiều thứ bảy 4.7.2015, một số dân quân thuộc một nhóm vũ trang liên hệ với nhóm khủng bố AI Nusra, đã đến nhà xứ tại Yacoubieh trong tỉnh Idlib, bắt cha Azziz đi theo họ, với lý do là đi gặp thủ lãnh Hồi giáo địa phương. Người ta đã tìm cha tại tòa án Hồi giáo Tarkush, nhưng cha không có mặt ở đó.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Sau khi kết quả nghiên cứu về Vải liệm Turin được công bố, mạng internet chỉ qua một đêm đã “dậy sóng” vì hình ảnh quá sức chân thực về Chúa Giêsu được trí thông minh nhân tạo (AI) kết xuất dựa vào hình ảnh in trên vải liệm.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.