Nhà thờ Mộ Thánh đóng cửa để phản đối thuế của Israel

Nhà thờ Mộ Thánh vừa đóng cửa hơn 2 ngày để phản đối dự luật thuế của Israel nhằm vào đất đai của cộng đồng Kitô giáo tại Thánh Địa.

Vốn dĩ vô cùng quen thuộc với những luồng khách hành hương, trong 2 ngày rưỡi, cánh cổng gỗ khổng lồ và nặng nề của Nhà thờ Mộ Thánh chẳng khác nào một cái đập kiên cố ngăn lại dòng người từ nhiều nơi trên thế giới sốt sắng bước vào nơi cực kỳ linh thiêng này. Nhà thờ chỉ mở cửa lại vào rạng sáng 28.2, sau khi Tel-Aviv chịu nhường bước trước sự kiên quyết của 6 cộng đồng Kitô giáo có quyền kiểm soát Nhà thờ Mộ Thánh. Trong số đó, 3 tôn giáo có sự hiện diện thường trực là Công giáo, Chính Thống giáo Hy Lạp và Chính Thống giáo Armenia.

Nhà thờ Mộ Chúa đóng cửa hơn 2 ngày, các tín hữu phải cầu nguyện bên ngoài - ảnh: Reuters

Nhà thờ Mộ Thánh được dựng lên xung quanh rìa đá từng đặt di hài của Chúa Giêsu sau vụ hành hình của quân La Mã trước khi ngài Phục Sinh. Vào ngày 25.2, các cộng đồng Kitô, trong một động thái hiếm thấy nhằm bày tỏ sự giận dữ và sự đoàn kết đã quyết định đóng cửa Nhà thờ Mộ Thánh cho đến khi nào yêu cầu được chính phủ Israel đáp ứng, theo CNN.

Các dự luật gây tranh cãi

Các giáo hội Kitô đã nổi giận trước hai dự thảo luật mới, trong đó có một đề xuất sẽ gây nhiều khó khăn khi muốn bán đất để gây quỹ. Trong thế kỷ 19, các giáo hội vào thời Đế quốc Ottoman thu mua những dải đất rộng lớn mà giờ đây nằm ở phía Tây Jerusalem và những dải đất này được miễn các loại thuế theo luật hiện hành. Đến đầu thập niên 1950, Đức Thượng phụ Chính Thống giáo Hy Lạp ký kết 3 hợp đồng thuê đất kéo dài 99 năm với Quỹ Do Thái Quốc gia. Thỏa thuận này cho phép các cư dân Jerusalem xây nhà trên vùng đất đó với niềm tin rằng hợp đồng sẽ được tái tục một khi đến hạn. Kể từ năm 2010, các giáo hội đã bán không ít đất cho những nhà đầu tư tư nhân và dự luật thứ nhất muốn đánh thuế những giao dịch này.

Dự luật thứ hai đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Giáo hội Công giáo chính là Israel đang muốn đánh thuế các tòa nhà không phục vụ cho mục đích tôn giáo, như trường học và các khách sạn thuộc quyền quản lý của Giáo hội. Cộng đồng Kitô tại Đất Thánh cho rằng động thái này đã phá vỡ thỏa thuận lịch sử lâu nay giữa các giáo hội tại Cổ Thành Jerusalem và chính quyền dân sự. “Điều này nhắc nhở chúng ta về những luật lệ từng có bản chất tương tự, đã được ban hành để chống người Do Thái trong những giai đoạn đen tối nhất ở châu Âu. Vụ tấn công có hệ thống và vô tiền khoáng hậu nhằm vào Kitô hữu trên Đất Thánh đã vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản nhất, đó chính là chủ quyền”, Đức Thượng phụ Chính Thống giáo Hy Lạp tại Jerusalem Theophilos III trình bày trước đám đông nhà báo có mặt bên ngoài Nhà thờ Mộ Thánh. Bên cạnh ngài là Giám hạt Thánh địa, cha Francesco Patton (dòng Phanxicô), và Đức Thượng phụ Chính Thống giáo Armenia ở Jerusalem Nourhan Manougian.

Đức Thượng phụ Theophilos III chỉ trích: “Chiến dịch đàn áp có hệ thống nhằm vào các giáo hội và các Kitô hữu giờ đây đã đạt đến đỉnh điểm. Dự luật đầy phân biệt chỉ nhằm vào tài sản của cộng đồng Kitô trên Đất Thánh. Chiến dịch này lên đến mức chưa từng có khi chính quyền đô thị Jerusalem ban hành một loạt các thông cáo và mệnh lệnh tịch thu tài sản, bất động sản và tài khoản ngân hàng thuộc về các giáo hội để chi trả cho cái mà họ gọi là truy thu “nợ xấu” với mức độ khốc liệt”.

“Nợ xấu” ở đâu ra

Về vấn đề trên, Thị trưởng Jerusalem Nir Barkat, người thúc đẩy luật thuế mới, cho hay đã đến lúc phải điều chỉnh lại sự thiếu cân bằng mà ông cho rằng “thiên vị tôn giáo”. Trên Twitter, ông này nói các giáo hội đang nợ thuế đến 186 triệu USD, và “chúng tôi sẽ không bao giờ buộc người dân Jerusalem phải gánh hoặc trợ cấp khoản nợ khổng lồ như thế này”. Trong khi đó, Nghị sĩ Rachel Azaria, nguyên phó thị trưởng Jerusalem, bộc lộ quan điểm không đồng ý với ông Barkat, thậm chí còn cam kết sẵn sàng đề xuất dự luật bác bỏ sắc lệnh đánh thuế đất của cộng đồng Kitô. Trước phản ứng gay gắt từ giới chức tôn giáo, Quốc hội Israel vào ngày 25.2 đã ngừng cuộc bỏ phiếu theo dự định để đưa dự luật tranh luận tại nghị trường. Và đến rạng sáng 28.2, Nhà thờ Mộ Thánh đã mở cửa trở lại khi Tel-Aviv thông báo tạm gác lại dự luật này và lập một nhóm chuyên gia để đàm phán với cộng đồng Kitô tại Thánh Địa, do Bộ trưởng Hợp tác các vùng miền Israel Tzachi Hanegbi đứng đầu.

Những khách hành hương vẫn chờ đợi và cầu nguyện bên ngoài cánh cổng trong hơn 2 ngày đã vỡ òa niềm vui. Nhiều người đã lặn lội đường xa để có thể một lần trong đời được viếng Nhà thờ Mộ Thánh - một trong những điểm thiêng nhất của Kitô giáo. Đài CNN dẫn lời ông Tom O’Flynn đến từ bang Kentucky, Mỹ cho rằng, sự kiện nhà thờ phải đóng cửa để phản đối dự luật thuế cho thấy có sự ngăn cách giữa các giáo hội và chính phủ Israel: “Chuyện đánh thuế các tài sản tôn giáo là đều hết sức kỳ quặc”.

GIANG VÔ YÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Sau khi kết quả nghiên cứu về Vải liệm Turin được công bố, mạng internet chỉ qua một đêm đã “dậy sóng” vì hình ảnh quá sức chân thực về Chúa Giêsu được trí thông minh nhân tạo (AI) kết xuất dựa vào hình ảnh in trên vải liệm.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.