Những cây cầu của vị giáo hoàng “đến từ cùng trời cuối đất”

Cách đây 5 năm, ngày 13.3.2013, khói trắng bay lên tại Quảng trường Thánh Phêrô của Vatican, Đức Tổng Giám mục TGP Buenos Aires (Argentina) Jorge Mario Bergoglio là người được mật nghị hồng y bầu chọn. Ngày 19.3.2013, người vẫn tự nhận là “đến từ cùng trời cuối đất” chính thức lên ngôi giáo hoàng với tông hiệu Phanxicô.

Theo báoLa Croix, ngay từ những ngày đầu ở cương vị mới, ngài đã nhắc rằng giáo hoàng có danh hiệu là “pontifex”, tức “người xây cầu thánh”, rồi diễn giải: “Với gốc gác là con cháu một gia đình di dân, tôi càng muốn ‘xây cầu’. Trong tôi luôn có sự đối thoại giữa những miền đất, những nền văn hóa cách xa nhau”. Trong suốt 5 năm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thật sự trở thành “người xây cầu” khi mở rộng cửa Tòa Thánh để kết nối với thế giới một cách hiệu quả hơn và làm cầu nối để những quốc gia từng có nhiều thập niên thù địch có thể từng bước tạo lại quan hệ.

Đức Phanxicô rửa chân cho người tị nạn tại Ý vào thứ Năm Tuần Thánh năm 2016

Gặp gỡ và đối thoại

Lịch làm việc của Đức Thánh Cha luôn dày đặc các cuộc gặp. Gặp gỡ qua các chuyến tông du liên tiếp với nhiều điểm đến nghe có vẻ khang khác so với lịch tông du của các vị tiền nhiệm: Albania, Sri Lanka, Bolivia, CH Trung Phi, Myanmar… Gặp gỡ trong những lần thăm viếng những phận người chịu nhiều thiệt thòi vì “bị gạt ra bên lề xã hội”. Ngài nhiều lần ghé thăm các trại giam để lắng nghe, chia sẻ và dùng bữa với các tù nhân. Thời còn làm Tổng giám mục tại Buenos Aires, ngài nổi tiếng là khách quen của các khu ổ chuột. Thói quen này không đổi, trong một số chuyến tông du như tại Brazil và Kenya, ngài đều dành một phần lịch trình để đến những khu phố nghèo khổ nhất của thành phố Rio de Janeiro hay thủ đô Nairobi.

Nhiều cuộc gặp, cả trực tiếp lẫn gián tiếp mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nhân vật chính hay là người trung gian đã được ghi nhận là một sự kiện đặc biệt về mặt ngoại giao, thậm chí là bước ngoặt của lịch sử. Trong một dịp hành hương vào cuối tháng 5.2014, ngài ngỏ lời mời Tổng thống Israel Shimon Peres và người đồng cấp Palestine Mahmoud Abbas đến Vatican để “cùng cầu nguyện”. Lời mời được chấp thuận. Ngày 8.6.2014, tại Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cùng ông Peres và ông Abbas cầu nguyện lần lượt theo nghi thức của ba tôn giáo: Do Thái giáo, Công giáo và Hồi giáo. Ngoài ý nghĩa về ngoại giao, đây còn là một biểu tượng của tinh thần đối thoại liên tôn mà Đức Phanxicô luôn đề cao. Cuối buổi cầu nguyện nói trên, hai tổng thống đã bắt tay nhau và cùng trồng một cây ô liu.

Tháng 12.2014, Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng tuyên bố bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia từng có hơn nửa thế kỷ thù nghịch này. Đáng chú ý là cả hai vị nguyên thủ đều cảm ơn Đức Thánh Cha vì đã là “cầu nối” quan trọng giữa Havana và Washington. Lâu nay, Vatican luôn giữ giao hảo với Cuba và từ tháng 3.2012, Tòa Thánh đã là trung gian để hai nước thương thảo về một số vấn đề. Tháng 6.2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi thư riêng cho ông Castro và ông Obama để thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ. Khi tiến trình này được “khởi động”, Đức Phanxicô đã chọn Cuba và Mỹ là hai điểm đến liên tiếp trong chuyến tông du tại châu Mỹ vào tháng 9.2015.

Ngày 12.2.2016, Đức Giáo Hoàng đã có “cuộc gặp ngàn năm” với Đức Thượng phụ Chính Thống giáo Nga Kirill. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc đại ly giáo vào năm 1054, những vị đứng đầu hai tôn giáo này mới có dịp hội ngộ. Câu đầu tiên Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói khi gặp Đức Thượng phụ Kirill, cũng để nói với các tín hữu Chính Thống giáo Nga: “Sau cùng, chúng ta cũng gặp nhau, chúng ta là anh em”. Trong 5 năm qua, nhờ “chất xúc tác” từ đấng kế vị thánh Phêrô, nhiều thành lũy đã dần bị phá bỏ và được thay thế bằng những nhịp cầu nối kết.

Làm gương để cải cách

Tôn chỉ xây dựng Giáo hội của Đức Giáo Hoàng Phanxicô không hề thay đổi trong 5 năm qua: một “Giáo hội nghèo khó của người nghèo” thì tài chính phải minh bạch và các vị đứng đầu không thể sống xa hoa “như pharaon” - như ngài từng nhận định thẳng thắn. Tôn chỉ này đã gây không ít trở ngại nhưng Đức Phanxicô đã chứng tỏ mình là một nhà quản trị rất bản lĩnh và rất “có phương pháp”, như nhận xét của chuyên gia xã hội học Cécile Renouard trên tờL’Express: “Bí quyết của ngài chính là làm gương. Muốn Tòa Thánh thắt lưng buộc bụng để cân bằng ngân sách, hơn ai hết, Đức Thánh Cha sống cực kỳ thanh bần: đeo nhẫn bạc, Thánh giá bằng thép, ở căn hộ nhỏ, đi xe cũ, ăn uống đạm bạc, dành các tặng phẩm có giá trị để đấu giá quyên tiền cho quỹ từ thiện…”.

Một khi đã tự mình làm gương, Đức Giáo Hoàng mạnh tay thực hiện hàng loạt cải cách. Hội đồng Hồng y cố vấn gồm 9 vị (thường gọi là C9) được thành lập để hỗ trợ ngài trong nhiệm vụ nhiều khó khăn này. Ngài cũng lập ủy ban điều tra về Viện Giáo vụ (IOR, còn gọi là ngân hàng Vatican), nơi từng bị cho là có cách quản lý thiếu minh bạch. Năm 2014, Đức Phanxicô lại thành lập Quốc vụ viện Kinh tế và Ủy ban Kinh tế với sự tham gia của nhiều chuyên gia và giáo dân. Đây là một thay đổi đáng chú ý vì vào thời của những vị giáo hoàng tiền nhiệm, các giáo dân - dù có giỏi về chuyên môn - cũng ít tham gia vào giáo triều và nếu có, cũng với quyền hạn rất nhỏ. Trong triều đại của Đức Phanxicô, nữ giới cũng có tiếng nói “nặng ký” hơn khi nhiều vị trí quan trọng trong một số cơ quan ở Vatican đang do phụ nữ đảm nhận.

Cùng với việc lên kế hoạch chi tiết, Đức Thánh Cha bắt tay hành động. Tại Vatican, ngài bắt đầu siết lại các khoản chi tiêu và cắt giảm nhân sự bằng cách không tuyển thêm nhân viên mới để thay thế những người về hưu. Nhiều thánh bộ và ủy ban cũng được sáp nhập để tinh gọn bộ máy quản lý. Ngoài ra, còn các thành quả đáng chú ý: đóng hơn 5.000 tài khoản đáng ngờ ở IOR; thâm hụt ngân sách của Tòa Thánh từ mức 37,2 triệu euro trong năm 2013 giảm còn 25,6 triệu euro trong năm 2016…, theoL’Express.

Nguyễn Ngọc Lan Chi

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Bữa ăn với người nghèo ở nhà thờ Bỉ
Bữa ăn với người nghèo ở nhà thờ Bỉ
Ngày 28.9, trước khi bắt đầu lịch trình trong ngày, Đức Phanxicô đã ăn sáng cùng những người có hoàn cảnh khốn khó ở nhà thờ giáo xứ St. Giles xây từ thế kỷ XIX.
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Trong những chuyến thăm chính thức hoặc tại những buổi tiếp kiến công chúng ở Tòa Thánh, nữ giới được quy định mặc trang phục đen khi đứng trước Ðức Giáo Hoàng.
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Ngày 26.9, khi ở Luxembourg, Ðức Phanxicô đã có hoạt động bất ngờ ngoài chương trình tông du. Sau bữa ăn trưa, ngài cùng một vài trợ lý đến một quán cà phê tên Gruppetto gần Tòa Tổng Giám mục.