Những chuyến tông du của hòa bình hòa hợp

Với bối cảnh nhiều biến động của thế giới trong năm 2017, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đã thể hiện vai trò của người đứng đầu Giáo hội, là “sứ giả của hòa bình” qua mỗi chuyến tông du.

Dù là những chuyến đi đến các “vùng ngoại biên” có cộng đồng Công giáo chỉ chiếm thiểu số tại Myanmar, Bangladesh, hay đến đất nước còn đầy sẹo của chiến tranh như Colombia hoặc hành hương về với Mẹ Maria tại Fatima, Bồ Ðào Nha…, thì thông điệp trọng tâm của Ðức Thánh Cha luôn là tình yêu sẽ hóa giải mọi khác biệt, bất đồng hay chia rẽ.

1. Ai Cập

Xứ sở của Kim Tự Tháp là điểm tông du đầu tiên trong năm 2017 của Ðức Phanxicô. Ngài đến nước này vào 2 ngày 28 và 29.4, chỉ hai tuần sau khi 2 nhà thờ Chính Thống giáo Copt bị tấn công. Chuyến viếng thăm nhằm mục đích xây dựng cầu nối với thế giới Hồi giáo, và thúc đẩy đối thoại giữa các Kitô hữu. Ðức Phanxicô được Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sissi đón tiếp rất long trọng. Ngài có bài phát biểu tại Ðại học Hồi giáo al-Azhar. Ðây có thể xem là một biểu tượng mạnh mẽ cho tinh thần đối thoại liên tôn. Ngoài ra, Ðức Phanxicô và Ðức Thượng phụ Tawadros II, Giáo chủ Chính Thống Copt của nước này đã ký vào tuyên bố nhấn mạnh đến bí tích Rửa tội chung và quyết tâm dấn thân đại kết của hai Giáo hội, theo Ðài Radio Vatican. Ðức Thánh Cha đã chủ tế thánh lễ tại sân vận động ở thủ đô Cairo với khoảng 30.000 tín hữu tham dự.

2. Bồ Ðào Nha

Ðức Giáo Hoàng được Tổng thống Bồ Ðào Nha Marcelo Rebelo de Sousa đón tiếp nồng nhiệt và đã có cuộc hội kiến riêng với vị nguyên thủ này trong chuyến thăm vào tháng 5. Ngài đã cầu nguyện ở Nhà nguyện được xây tại nơi mà cách đây 100 năm Ðức Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ mục đồng, nay thuộc khuôn viên Ðền thánh Fatima. Ngài đặt một nhánh hồng vàng cạnh Ðức Maria và dâng lên Mẹ “cuộc hành hương của niềm hy vọng và hòa bình”. Ðức Giáo Hoàng đã chủ sự thánh lễ mừng 100 năm Ðức Mẹ lần đầu hiện ra tại Fatima (13.5.1917 - 13.5.2017) và tuyên thánh cho 2 trong số 3 trẻ chăn cừu là Francisco và Jacinta Marto. Phát ngôn viên Tòa Thánh, ông Greg Burke nhấn mạnh: Hơn cả chuyến tông du, đây đúng là cuộc hành hương của Ðức Giáo Hoàng về với Ðức Maria, dịp tháng 5 kính Mẹ”. Khẩu hiệu chuyến đi là “Cùng Mẹ, hành hương trong hy vọng và bình an”.

3. Colombia

Chuyến tông du đến Colombia diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 6-11.9 mang đậm dấu ấn của hòa bình và hòa giải. Ðất nước này vừa khép lại nửa thế kỷ xung đột, những hậu quả nặng nề của chiến tranh vẫn còn hằn rõ ở mọi phương diện, từ xã hội đến kinh tế, chính trị. Ðức Thánh Cha “mong muốn tạo bước đầu tiên trong một tiến trình rất quan trọng tại Colombia”, tiến trình hòa bình. Ngài kêu gọi: “Hãy để chúng ta là những người đầu tiên trao đi yêu thương, để xây dựng những cầu nối và tạo ra tình đoàn kết…, và hãy để chúng ta bày tỏ thiện chí của hòa bình”. Chuyến đi của ngài nhằm thúc đẩy gặp gỡ và đối thoại, khuyến khích các nỗ lực vượt qua bất bình đẳng xã hội, nạn buôn lậu ma túy và tham nhũng đang hoành hành tại Colombia.

Ðức Phanxicô đã tuyên chân phước cho Ðức Giám mục Jesus Emilio Jaramillo và linh mục Pedro Maria Ramirez Ramos ngay tại trung tâm của các cuộc xung đột : thành phố Villavicencio. Ngài thăm cô nhi viện 100 năm tuổi Hogar San José, cầu nguyện trước ngôi mộ của thánh Peter Claver, nhà truyền giáo luôn dấn thân bảo vệ quyền lợi cho người bản địa. Ðức Phanxicô đã chủ tế hai thánh lễ đại trào trước hàng triệu tín hữu trong suốt thời gian ngài viếng thăm Colombia.

4. Myanmar

Không lâu sau khi Tòa Thánh chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Myanmar, Ðức Phanxicô đã đến thăm nước này từ ngày 27-30.11. Chuyến tông du “Tình thương và hòa bình” của Ðức Phanxicô đã tạo một niềm hứng khởi đặc biệt đối với các tín hữu Myanmar và cộng đồng Công giáo Ðông Nam Á. Rất đông giáo dân Việt Nam đã hành hương đến Yangon để được dự thánh lễ do ngài chủ tế. Người Công giáo Myanmar - vốn chỉ chiếm 1,3% dân số - rất kỳ vọng vào chuyến viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng. Họ hy vọng ngài sẽ là cầu nối cho những bất đồng và là tiếng nói của những cộng đồng thiểu số. Nếu không có hòa bình và sự tôn trọng lẫn nhau, thì quốc gia này sẽ khó phát triển mạnh mẽ để cải thiện sinh hoạt cho nhiều người dân đang sống dưới mức nghèo khổ. Trên tinh thần đó, trong thánh lễ đại trào tại Yangon, ngài nhắc về Chúa Giêsu, “GPS tinh thần” và là “la bàn đáng tin cậy”, dẫn đưa chúng ta về Nước Trời: “Con đường của Ðức Kitô rất khác biệt. Trước sự hận thù và chối bỏ đã làm Ngài phải chịu khổ hình và đóng đinh, Ngài đáp trả bằng sự tha thứ”. Ðức Phanxicô cũng gặp gỡ với những vị đứng đầu các tôn giáo, và gởi đến họ tình hữu nghị chân thành.

5. Bangladesh

Chuyến tông du cuối cùng trong năm 2017 của Ðức Giáo Hoàng diễn ra ngay khi ngài kết thúc chuyến thăm Myanmar. Ðức Phanxicô đã đến Bangladesh từ chiều 30.11 - 2.12.

Ngài đã có cuộc hội ngộ liên tôn với các vị lãnh đạo Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo... Trong buổi gặp riêng Tổng thống Abdul Hamid, Ðức Thánh Cha ca ngợi sự hào phóng của người dân Bangladesh khi mở rộng vòng tay chào đón vô số người tị nạn từ bang Rakhine (Myanmar - chỉ người Hồi giáo Rohingya).

Trong dịp gặp gỡ khoảng 7.000 bạn trẻ ở Học Viện Ðức Bà, Dhaka vào chiều2.12, ngài nói: “Hãy hăng hái tiến bước, trong mọi hoàn cảnh, tốt cũng như xấu, tiến bước, đặc biệt trong những lúc các con cảm thấy bị đè nén vì nhiều vấn đề và vì sầu muộn”. Ðức Thánh Cha khích lệ giới trẻ Bangladesh hãy chọn sự khôn ngoan nảy sinh từ đức tin, sẽ giúp họ nhận ra và loại bỏ những lời hứa hẹn hạnh phúc giả tạo. Sự kiện trên đã kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ của Ðức Phanxicô tại Bangladesh, cũng như khép lại các chuyến tông du của ngài trong năm 2017.

THIỆN TÂM

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Sau khi kết quả nghiên cứu về Vải liệm Turin được công bố, mạng internet chỉ qua một đêm đã “dậy sóng” vì hình ảnh quá sức chân thực về Chúa Giêsu được trí thông minh nhân tạo (AI) kết xuất dựa vào hình ảnh in trên vải liệm.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.