Nữ tu khoác áo blouse phụng sự Chúa và tha nhân

Sơ Jocelyn Edathil đang theo đuổi hai ơn gọi, vừa là nữ tu của dòng Noi gương Chúa Giêsu, vừa là bác sĩ của Bệnh viện Ðại học Temple tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania (Mỹ).

Nữ tu người Mỹ Edathil đã tuyên khấn tại Vương Cung Thánh Ðường Thánh Vinh Sơn Phaolô Syro-Malankara ở TP Elmont, bang New York vào năm 2016, và hiện phục vụ tại giáo xứ Thánh Jude Syro-Malankara ở TP Oak Lane, bang Pennsylvania. Sơ tìm được niềm vui lớn lao trong công việc mà mình theo đuổi, và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tinh thần bác ái của Tin Mừng khi hành nghề y cứu người.

Cô gái mê khoa học

Là con gái cả của một y tá từng công tác tại khoa chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Ðại học Temple cho đến khi về hưu, nữ tu Edathil giờ đây trở thành bác sĩ tại nơi mình chào đời. Ða số các bệnh nhân đều cảm thấy có gì đó khác lạ trong lần gặp đầu tiên với bác sĩ Edathil, nhưng không phải lúc nào cũng nói ra. “Thông thường đến lần thứ hai tôi khám bệnh cho họ, bệnh nhân sẽ hỏi: Phải chăng bác sĩ đi tu? Và câu trả lời của tôi là: Ðúng thế”, sơ Edathil nói với nụ cười tươi tắn. Sơ là một trong số 300 nữ tu và linh mục đồng thời là bác sĩ trên đất Mỹ, và có lẽ là người duy nhất làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.

Ðể trở thành nữ tu - bác sĩ, đó quả là một cuộc hành trình dài. Mẹ của Edathil từ bang Kerala (Ấn Ðộ) đến Mỹ vào năm 1975, hai năm sau đến lượt cha cô là ông Philip đến Mỹ và hiện là nhà môi giới bất động sản. Em thứ hai trong gia đình 4 người con tên Michael đã được thụ phong linh mục vào năm 2013, và hiện vẫn là linh mục đầu tiên chào đời tại Mỹ của Giáo hội Công giáo Syro-Malankara, có nguồn gốc từ Kerala. Tuy nhiên, hạt giống cho phép nẩy mầm ơn gọi của nữ tu phải lần ngược đến gần 3 thập niên, khi cậu của cô là cha George, một linh mục gốc Ấn, nhận xét rằng cháu gái của ngài có những phẩm chất phù hợp với đời sống thánh hiến.

“Lúc đó tôi trả lời cậu rằng mình không đủ giỏi và đủ tốt cho ơn gọi thiêng liêng này”, nữ tu Edathil nhớ lại. “Cậu tôi về với Chúa vào năm 1996, và cái chết của cậu càng thêm củng cố ơn gọi của tôi. Tôi muốn sống một cuộc đời hữu ích và tốt đẹp như cậu mình”. Sau khi tốt nghiệp trung học, Edathil theo học trường Nhập Thể ở TP Philadelphia. Học lực xuất sắc đã giúp cô lấy được học bổng toàn phần của Ðại học Villanova. Cô chọn chuyên ngành hóa: “Tôi luôn yêu thích khoa học. Tôi cho rằng đó là phương thức Chúa gởi thông điệp cho chúng ta. Ba mẹ tôi vẫn khuyến khích tôi theo ngành y”.

Quyết định trọng đại

Trong một thời gian dài, ý tưởng về đời sống tu sĩ khởi nguồn từ người cậu quá cố vẫn tồn tại âm ỉ trong tâm trí của cô gái trẻ và lớn dần theo thời gian. Thế nhưng, cô tiếp tục cho rằng mình không đủ phẩm chất. Edathil có cá tính vô cùng hướng ngoại và cảm thấy khó hòa nhập với việc đi tu. Trong thời gian đó, cô vẫn nhiệt tình sinh hoạt trong các chương trình của sinh viên Công giáo ở đại học và năng nổ tham gia những hoạt động của thanh niên trong giáo xứ Thánh Jude Syro-Malankara trên đại lộ Cheltenham của TP Philadelphia. Trong lúc theo đuổi bậc tiến sĩ và cuối cùng trở thành bác sĩ tốt nghiệp Ðại học bang Pennsylvania vào năm 2010, cô cũng cân nhắc về đời sống thánh hiến và thử tìm hiểu một số dòng tu.

Nữ bác sĩ trẻ yêu thích sức lôi cuốn và truyền cảm hứng của dòng Cát Minh và Thừa sai Bác ái, nhưng cuối cùng cô chọn dòng Nữ tử Thánh Bethany (tên khác của dòng Noi gương Chúa Giêsu) vì không muốn quên đi cội nguồn Syro-Malankara. “Tôi muốn phục vụ cho cộng đồng đã nuôi nấng tôi”, nữ bác sĩ chia sẻ về sự lựa chọn của mình. Vị bề trên dòng Nữ tử Thánh Bethany khuyên cô không nên gia nhập ngay lập tức, mà hãy tiếp tục hoàn tất chương trình bác sĩ nội trú. Trong quá trình này, Edathil vài lần quay về Ấn Ðộ và tham gia chăm sóc nhiều bệnh nhân tại một bệnh viện trị bệnh phong. Khi quay về, cô chọn chương trình nội trú tại Bệnh viện Ðại học Temple vì nghĩ rằng đây là nơi có thể phát huy nhiều kỹ năng ngành y phù hợp với mình.

Kết thúc chương trình nội trú, cô dành thời gian làm tập sinh và sau đó theo học ở Ấn Ðộ. Tại đây, Edathil buộc phải học ngôn ngữ mới là tiếng Malayalam, phương ngữ được dùng ở bang Kerala, vô cùng khó học đối với những người quen với hệ thống ngôn ngữ hệ Latinh. Edathil là tập sinh đầu tiên đến từ ngoài Ấn Ðộ, nhưng nhờ vào sự kiên trì, cô đã chinh phục được thử thách này. Sau đó, bề trên đề nghị cô quay về Mỹ và tiếp tục công việc tại bệnh viện. Nhiều người hỏi cô tại sao lại quyết định trở thành nữ tu, sơ Edathil trả lời đơn giản: “Ðây là cách tôi thực hiện ơn gọi sống thánh hiến và dành trọn vẹn thời gian để phục vụ bệnh nhân, là những hồng ân của Chúa ban cho tôi”.

“Tôi vô cùng vui sướng vì cuối cùng đã trở thành một nữ tu sau nhiều năm mong mỏi. Nhờ vào ơn Chúa, tôi cảm thấy rất an bình. Tôi tràn trề hạnh phúc vì Chúa đã nhận lời khẩn cầu của trái tim tôi và cho phép tôi nhận ra lời mời gọi của Người”, nữ tu Edathil kết luận.

HỒNG HOANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.