Nữ tu tiên phong về đạo đức sinh học ở Canada

Vượt qua mọi thách thức, bác sĩ - nữ tu Nuala Kenny của dòng Tỷ muội Bác Ái đã khai sáng ngành đạo đức sinh học ở Canada, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ trong ngành y ở quốc gia Bắc Mỹ này.

Năm 1967, Tòa nhà Y khoa Charles Tupper được khánh thành tại Đại học Dalhousie (TP Halifax, tỉnh bang Nova Scotia). Đến tháng 9 cùng năm, nữ tu Nuala Kenny của dòng Tỷ muội Bác ái bắt đầu học năm thứ nhất ngành y tại đây. “Khi tôi bước vào giảng đường, ai nấy đều đổ dồn cặp mắt vào tôi. Lúc đó tôi mặc bộ tu phục và chẳng biết ai cả”, sơ Kenny nhớ lại khi ấy bản thân lo lắng đến mức nào.

Theo thời gian, sự lo ngại ban đầu dần nhường chỗ cho tâm trạng háo hức, niềm đam mê học hỏi và cuối cùng nuôi dưỡng ước mơ có thể tạo nên dấu ấn trong thế giới y học. Trong 20 năm kế tiếp, nữ tu Kenny trở thành nhà tiên phong trong lĩnh vực đầy triển vọng là đạo đức sinh học. Sơ có cơ hội tiếp cận những tên tuổi vĩ đại nhất của ngành và thành công xây dựng đề án thành lập Khoa Đạo đức Sinh học đầu tiên tại một trường y của Canada.

Những hạt giống đầu tiên

Nữ tu Kenny kể sơ được truyền cảm hứng nghề nghiệp rất nhiều trong thời gian làm trợ lý cho bác sĩ Richard Goldbloom, người vô cùng có ảnh hưởng trong lĩnh vực nhi khoa. Thời điểm đó, bác sĩ Goldbloom mới tiếp nhận vị trí trưởng khoa nhi của Đại học Dalhousie. Lòng nhiệt tình và sự cam kết của vị thầy thuốc nhằm hướng đến mọi điều tốt đẹp nhất cho các bệnh nhân nhi và gia đình đã tạo nên dấu ấn sâu sắc đối với sơ Kenny, dẫn dắt nữ tu vào lĩnh vực nhi khoa.

“Khi được Mẹ Bề trên cho phép học y, tôi nghĩ rằng mình sẽ theo học chuyên sâu về tâm lý”, bác sĩ- nữ tu Kenny chia sẻ. “Thế nhưng, tôi cảm thấy rằng thật sự tuyệt vời nếu bạn có thể tác động đến cuộc sống của một đứa trẻ và ngăn chặn các hậu quả do bệnh tật có thể mang lại và gây ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc đời sau này của trẻ”, sơ cho biết. Trong thời gian thực tập nội trú, nữ tu Kenny trải qua một năm ở Trung tâm y khoa Tufts-New England thuộc bang Massachusetts (Mỹ). Thời gian này giúp nữ tu nhận ra rằng “dù có thể dành cả đời giúp đỡ bệnh nhi và gia đình của các em nhỏ, bản thân tôi khó có thể tạo nên ảnh hưởng cho hệ thống y tế tại đây”.

Đó là thời điểm vị Tỷ muội Bác ái mong muốn quay lại Canada và góp sức cho ngành nhi khoa của quê nhà. Cùng với bác sĩ Goldbloom, nữ tu Kenny bắt đầu thảo luận về chương trình mà họ kỳ vọng có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các bác sĩ gia đình và bác sĩ nhi khoa, từ đó đáp ứng nhu cầu cố vấn cho các vấn đề nhi khoa tại những cộng đồng nhỏ. Nữ tu Kenny quay lại Đại học Dalhousie và Trung tâm Y khoa IWK, nơi sơ đảm nhậm vai trò mới là giám đốc nhi khoa khu vực.

“Dòng đã sắp xếp để trang bị một chiếc ô tô cỡ nhỏ cho tôi. Mỗi tháng có đến 2 tuần tôi phải di chuyển khắp nơi trên địa bàn tỉnh bang Nova Scotia. Chẳng hạn, tôi qua đêm tại một nhà nghỉ ở Truro. Và sáng hôm sau tôi lái xe đến Amherst. Tuần kế tiếp tôi đến bờ biển phía nam”, nữ tu Kenny mô tả lịch trình bận rộn khi ấy.

Tòa nhà Y khoa Charles Tupper

Vai trò mới

Giữa thập niên 1980, nữ tu Kenny rời tỉnh bang Nova Scotia để đảm nhận vai trò giảng dạy và điều hành cơ sở y tế ở Ontario. Thế nhưng, Đại học Dalhousie một lần nữa cần sự giúp đỡ của sơ. Lần này, sơ quay về trên cương vị giáo sư, trưởng khoa nhi.

Mối quan tâm của nữ tu Kenny về đạo đức sinh học lớn dần theo thời gian. Năm 1993, sơ trở thành nghiên cứu sinh của Viện Đạo đức học Kennedy - viện giảng dạy đạo đức sinh học uy tín và hàng đầu thế giới. Sơ nhận được sự dẫn dắt của bác sĩ Edmund Pellegrino, một trong những người đi đầu về các nền tảng triết học liên quan đến y khoa cũng như ngành đạo đức sinh học.

“Y học thay đổi nhanh chóng trong vài thập niên. Chẳng hạn chúng ta có máy thở xách tay, CPR, ghép nội tạng. Cùng lúc đó, xã hội và nghề nghiệp chuyển biến theo hướng tiêu dùng hóa và vật phẩm hóa y học”, nữ tu phân tích về sự cần thiết duy trì nền tảng đạo đức trong y khoa.

Năm 1996, sơ gặp bác sĩ Jock Murray, lúc đó là Hiệu trưởng Trường Y của Đại học Dalhousie, và đề xuất phát triển khoa đạo đức sinh học cho trường. “Tôi sẵn sàng góp phân nửa thu nhập để thành lập khoa”, sơ kể. Và bác sĩ Murray hoàn toàn ủng hộ dự án này. Cho đến thời điểm hiện tại, Đại học Dalhousie vẫn là cơ sở duy nhất có khoa đạo đức sinh học tại Canada. Từ năm 1996 đến 2004, nữ tu Kenny và các đồng nghiệp dốc lòng xây dựng khoa đạo đức sinh học. Nỗ lực của họ đã mang đến làn gió mới mẻ và đầy ảnh hưởng tích cực tại quốc gia Bắc Mỹ.

HỒNG HOANG

Nữ tu Kenny, sinh ra ở New York, đã gia nhập dòng Tỷ muội Bác Ái ở Halifax từ năm 1962. Mười năm sau, sơ tốt nghiệp Trường Y - Ðại học Dalhousie và trở thành bác sĩ nhi khoa. Năm 1988, sơ quay lại Ðại học Dalhousie đảm nhận vai trò trưởng khoa nhi. Ðến năm 1996, nữ tu là người sáng lập Khoa Ðạo đức Sinh học của trường. Ba năm sau, sơ được trao Huân chương Canada về sự đóng góp cho ngành y học nước này. Năm 2009, vị nữ tu về hưu và được trao danh hiệu giáo sư danh dự. Sơ hiện là cố vấn cho Ủy ban Bảo vệ trẻ em của Hội đồng Giám mục Canada.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.