Phải đặc biệt chú ý đến việc chuẩn bị hôn phối một cách tốt đẹp và kỹ lưỡng

Suy tư của Đức Hồng y Kurt Koch về Thượng hội đồng Giám mục thế giới về Gia đình

Ngày 15.4.2015 là hạn chót để các Hội đồng Giám mục trên thế giới gỞI về Tòa Thánh bản góp ý kiến dựa theo 42 câu hỏi của tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục thế giới thường kỳ lần thứ 14 về Gia đình sẽ nhóm tại Vatican vào tháng 10.2015.

Hiện nay nhiều Hội đồng Giám mục đang tham khảo ý kiến các thành phần Dân Chúa hoặc nhóm họp để đúc kết các ý kiến đã nhận được để gửi về Vatican. Trong bối cảnh này, vào 7.2.2015, tại buổi trao giải thưởng quốc tế tên là Tu es Petrus, Đức Hồng y Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô đã được mời trình bày những suy tư của ngài về Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới.

Trong bài thuyết trình, Đức Hồng y Koch nhấn mạnh rằng gia đình ngày nay ngày càng là một thách đố quan trọng đối với Giáo hội. Thách đố này có thể được trình bày qua ba khía cạnh.

Sự thánh thiêng của hôn nhân và gia đình

Trước tiên là sự thánh thiêng của hôn nhân và gia đình như Công đồng chung Vatican II đã khẳng định. Gia đình được xây dựng trên giáo huấn của Kinh Thánh về sự sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng đã xác định sự khác biệt về phái tính của con người. Con người được Thiên Chúa dựng nên có nam, có nữ. Sự thánh thiêng này bao hàm sự kiện định chế gia đình là tế bào cơ bản của xã hội dựa trên hôn nhân giữa một người nam và môt người nữ. Tất cả những điều này vẫn giữ nguyên giá trị.

Gia đình được xây dựng trên giáo huấn của Kinh Thánh về sự sáng tạo của Thiên Chúa

Chuẩn bị hôn phối một cách tốt đẹp, kỹ lưỡng và tháp tùng các đôi vợ chồng

Khía cạnh thứ hai là hiện nay ngày càng có nhiều người không có khả năng đi tới những quyết định có tính chất bó buộc và chung kết. Sự thiếu khả năng này trực tiếp chịu ảnh hưởng của não trạng tân thời: con người muốn thoát khỏi những gì là chung kết nhất định, coi cuộc sống con người như một dòng sông với những quyết định nối tiếp nhau, và coi con người chỉ là một giai đoạn trong lịch sử đang hình thành mà thôi. Theo não trạng tân thời này, điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là nền văn hóa tạm bợ, quyết định chung cục và lòng chung thủy không còn được liệt kê vào những giá trị hàng đầu nữa, vì con người trở nên bất định hơn trong những quan hệ và đồng thời càng ước muốn có những quan hệ mới. Não trạng này cũng được phản ánh trong sự kiện đó là từ nay người ta rất ít nói về một người bạn đường, một người phối ngẫu chung thủy với nhau trọn đời; thay vào đó người ta thường nói một người đối tác, một người đồng hành trong một đoạn đời mà thôi. Dường như con người này nay không còn đi từ ước muốn có một cái gì là chung kết nữa. Và thế là, ngay từ đầu, khi bắt đầu một quan hệ hoặc chuẩn bị tiến tới hôn nhân, họ đã trù định một sự thất bại trong quan hệ này...

Hôn nhân gia đình cần có sự chuẩn bị thật kỹ về giáo lý

Suy nghĩ về vấn đề này, người ta cũng đi đến kết luận rằng mục vụ hôn nhân ngày nay phải đặc biệt chú ý đến việc chuẩn bị hôn phối một cách tốt đẹp và kỹ lưỡng, quan tâm đến thời kỳ dự tòng hôn phối tương đương với thời kỳ đính hôn trước đây. Nếu chúng ta nghĩ đến những gì mà Giáo hội đầu tư cho một người trẻ muốn trở thành linh mục và so sánh điều đó với sự đầu tư mà Giáo hội dành cho hai người trẻ muốn kết hôn trọn đời với nhau, thì chắc chắn chúng ta sẽ đi tới kết luận rằng ngày nay cần có một sự chuẩn bị hôn nhân kỹ lưỡng và sâu rộng hơn, vì cả hai trường hợp đều muốn đi tới một quyết định không thể hồi lại được.

Theo Đức Hồng y Kurt Koch, một hành trình mục vụ hệ tại tăng cường chuẩn bị hôn phối chứ không phải là ngày càng giảm bớt điều kiện để kết hôn theo các phép đạo. Thực vậy, việc giảm bớt như thế không những không hữu lý mà còn gây thiệt hại cho những đôi vợ chồng nữa. Thật là mâu thuẫn và bất công, nếu lúc họ kết hôn chúng ta ít để ý tới đức tin và ý chí kết hôn của họ theo phép đạo, nhưng sau khi hôn nhân bị thất bại, chúng ta giả thiết rằng đã có ý muốn rõ ràng khi thành hôn. Điều có giá trị đối với việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho hôn phối thì cũng có giá trị đối với việc tháp tùng các hôn phối sau khi kết hôn. Tôi cho rằng việc mục vụ hiện nay của chúng ta về hôn nhân và gia đình thường chỉ là một mục vụ về lễ cưới thay vì là mục vụ đích thực về hôn nhân và gia đình. Trách nhiệm lớn về mục vụ ở đây là làm sao có thể tháp tùng các đôi vợ chồng, và làm sao giúp các đôi hôn phối hiện nay, cả những hôn phối lành mạnh, nhất là những hôn phối đang gặp khó khăn...

Sự phong phú của hôn nhân

Chỉ khi nào để ý đến bối cảnh rộng lớn như thế, chúng ta mới có thể suy tư về khía cạnh thứ ba theo Công đồng chung Vatican II đó là sự phong phú của hôn nhân, nghĩa là hôn nhân nhắm sinh sản con cái. Trong nhãn giới Kitô giáo, tình yêu phu phụ giữa một người nam và một người nữ không thể chỉ giới hạn và xoay quanh đôi vợ chồng mà thôi, nhưng còn phải đi xa hơn và nhắm đến con cái và cho con cái. Chỉ qua con cái, hôn nhân mới trở thành gia đình. Tình yêu giữa người nam và người nữ, và sự thông truyền sự sống con người là những điều không thể tách rời nhau.

Có rất nhiều sự phong phú trong hôn nhân

Với con cái, cha mẹ được giao phó trách nhiệm về tương lai. Và như thế tương lai của nhân loại tiến qua gia đình. Như Đức Hồng y Walter Kasper đã nói, không có gia đình thì chẳng có tương lai nào, nhưng chỉ có một xã hội già nua. Đó là một nguy cơ mà xã hội Tây phương đang gặp phải. Nguy cơ này xảy ra, vì nhiều đôi vợ chồng, nhất là ở Âu châu, hầu như không muốn có con. Lý do sâu xa nhất của hiện tượng này là vì đối với họ tương lai trở nên bấp bênh đến độ họ lo âu tự hỏi làm sao để những con người mới phải đứng trước một tương lai mà họ cho là mờ mịt. Con người chỉ có thể thông truyền sự sống với trách nhiệm, chứ không phải chỉ thông truyền sự sống về phương diện sinh lý là thôi. Con người còn phải thông truyền sự sống theo nghĩa trọn vẹn, nghĩa là theo một ý nghĩa chống lại được sự khủng hoảng và mang trong mình một hy vọng bất chấp những bất định về tương lai...

Gia đình có một tầm quan trọng rất cao đối với con người và xã hội. Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình vào mùa Thu 2015 sẽ phải đương đầu với những thách đố quan trọng khi công bố tin mừng về hôn nhân và gia đình, cũng như tin mừng về sự chung thủy giữa hai người nam nữ và sự chăm sóc nhau trong tình yêu thương và thông truyền sự sống từ đó mà ra. Tin mừng ấy không phải là một sự đe dọa, hoặc là một giới hạn tự do của con người, nhưng là giúp thực thi tự do ấy một cách đích thực nhất. Nếu mức độ cao của tự do con người hệ tại khả năng thực thi lựa chọn chung kết, thì con người sẽ thành công trong tự do đích thực của mình nếu biết chung thủy. Người tự do là người có thể và phải chung thủy. Quả thực sự chung thủy là giá của sự tự do. Và tự do chính là phần thưởng cho người nào đã đạt được sự chung thủy.

Khánh Thi

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
Nối dài chuỗi xuất hiện bất ngờ trong tuần qua, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 13.4 đã chào những người tham gia Chúa nhật Lễ Lá ở quảng trường Thánh Phêrô.
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Đức cha José de Jesús Sahagún de la Parra, 103 tuổi, hiện là giám mục cao niên nhất thế giới, một chứng nhân sống động của lịch sử Giáo hội Công giáo
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Trong thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Isao Kikuchi, Tổng Giám mục Tokyo, kêu gọi người Công giáo thể hiện tình liên đới với Myanmar sau trận động đất 7,7 độ Richter ngày 28.3.2025
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
Nối dài chuỗi xuất hiện bất ngờ trong tuần qua, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 13.4 đã chào những người tham gia Chúa nhật Lễ Lá ở quảng trường Thánh Phêrô.
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Đức cha José de Jesús Sahagún de la Parra, 103 tuổi, hiện là giám mục cao niên nhất thế giới, một chứng nhân sống động của lịch sử Giáo hội Công giáo
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Trong thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Isao Kikuchi, Tổng Giám mục Tokyo, kêu gọi người Công giáo thể hiện tình liên đới với Myanmar sau trận động đất 7,7 độ Richter ngày 28.3.2025
Sắc lệnh mới về thánh lễ và ý lễ: minh bạch và tôn trọng ý nguyện tín hữu
Sắc lệnh mới về thánh lễ và ý lễ: minh bạch và tôn trọng ý nguyện tín hữu
Bộ Giáo sĩ vừa ban hành sắc lệnh mới, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn ngày 13.4.2025, cập nhật quy định về ý lễ và bổng lễ, nhằm đảm bảo tính minh bạch, chính xác và tôn trọng ý nguyện của tín hữu. Sắc lệnh sẽ có hiệu lực...
Lễ Lá tại Giêrusalem
Lễ Lá tại Giêrusalem
Thánh lễ do Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công giáo Latinh Giêrusalem, chủ tế tại nhà thờ Mộ Thánh Chúa.
Lễ Lá năm 2025 tại Vatican
Lễ Lá năm 2025 tại Vatican
Thánh lễ do Đức Hồng y Leonardo Sandri chủ tế tại quảng trường Thánh Phêrô, với sự tham dự của các vị hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ và đông đảo giáo dân.
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi Seoul kỷ niệm 50 năm thành lập
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi Seoul kỷ niệm 50 năm thành lập
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi thuộc Tổng Giáo phận Seoul (Hàn Quốc) vừa kỷ niệm 50 năm thành lập bằng thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Chánh tòa Myeongdong vào ngày 3.4.2025, do Đức Tổng Giám mục Peter Soon-taick Chung chủ sự.
Tưởng niệm 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II về với Chúa
Tưởng niệm 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II về với Chúa
Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô vào ngày 2.4.2025, để tưởng niệm 20 năm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời (2.4.2005).
Đức Hồng y Aveline: Người nghèo là ưu tiên của Giáo hội tại Pháp
Đức Hồng y Aveline: Người nghèo là ưu tiên của Giáo hội tại Pháp
Ngày 2.4.2025, Đức Hồng y Jean-Marc Aveline, Tổng Giám mục TGP Marseille, được bầu làm tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp tại Đại hội mùa xuân diễn ra ở Trung tâm Thánh Mẫu Lộ Đức.