Sao Giáng Sinh đã quay lại Trái đất

Ngôi sao Giáng Sinh từ thời Trung Cổ đã trở lại vào đêm 21.12, và lần này vô cùng đúng lúc để mang đến hy vọng mới cho nhân loại, đặc biệt là các tín hữu, sau một năm đầy khó khăn vì dịch bệnh.

Trên thực tế, ngôi sao sáng rực trên bầu trời đêm của tuần lễ Giáng Sinh không phải là một ngôi sao thực thụ, mà nó chính là sự sắp thẳng hàng sát nhau của hai hành tinh lớn nhất của Thái Dương hệ là sao Mộc và sao Thổ nếu nhìn từ hướng Trái đất. Thậm chí một số nhà thiên văn học còn cho rằng có lẽ đây cũng là ngôi sao mà Ba Vua đã nhìn thấy vào thời điểm Chúa Hài Ðồng giáng thế, theo ghi nhận trong Kinh Thánh.

Sự kết hợp giữa sao Mộc và sao Thổ

Khoảng 20 năm một lần, sao Mộc và sao Thổ lại sắp thẳng hàng, theo báo Virginian-Pilot, nhưng không phải lúc nào cũng rơi vào tháng 12, và hiếm khi chúng lại xuất hiện sát nhau đến thế trên bầu trời đêm của địa cầu. Dù NASA cho biết hai hành tinh trên thực tế vẫn cách nhau hàng trăm triệu km, đêm 21.12 đánh dấu thời điểm khoảng cách giữa hai hành tinh gần nhau nhất kể từ hơn 800 năm qua. Ðối với những ai quan sát từ Trái đất, khoảng cách này đủ “gần” để hai hành tinh hợp nhất thành một. “Nếu muốn thưởng thức cảnh sao tương tự, mọi người phải quay ngược thời gian về đêm trước rạng sáng 4.3.1226”, nhà thiên văn học Patrick Hartigancủa Ðại học Rice tại TP.Houston, bang Texas (Mỹ) giải thích về tính chất đặc biệt của hiện tượng lần này.

Khoảng cách giữa hai hành tinh gần nhau nhất kể từ hơn 800 năm qua

Thậm chí các nhà thiên văn học còn đi xa hơn khi đưa ra giả thuyết cho rằng “ngôi sao Bêlem” trong Kinh Thánh có thể là hiện tượng sắp thẳng hàng của các hành tinh. Theo Phúc Âm thánh Mátthêu, Ba Vua đã đến Giêrusalem sau khi Chúa Giêsu chào đời. “Vua người Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”, các ông hỏi. Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: “Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta”.

Ba Vua lên đường đến Bêlem, nhờ đi theo ngôi sao đã tìm được Chúa Hài đồng và Ðức Mẹ Maria.

Câu hỏi về nguồn gốc sao Giáng Sinh

“Liệu (hiện tượng sắp thẳng hàng) đó chính là ngôi sao Bêlem?”, là một trong những câu hỏi mà Ðài Thiên văn Vatican thường nhận được vào mùa Giáng Sinh, theo Giám đốc của Ðài - thầy Guy Consolmagno (dòng Tên) kể lại trong một quyển sách xuất bản vào năm 2014 về chủ đề khoa học vũ trụ và đức tin. “Ngày nay, đa số đều muốn đưa ra lời giải thích dựa trên nền tảng khoa học về ‘ngôi sao Bêlem’, trong đó có giả thuyết về sự sắp thẳng hàng của các hành tinh, hay những hình dạng sắp xếp bất thường khác của các hành tinh trên bầu trời đêm”, cha Consolmagno ghi nhận.

Trong khi đó, nhà thiên văn học John Mosely, cố vấn chương trình của Ðài quan sát Griffith ở Los Angeles (Mỹ) lại nêu lên khả năng rằng điều mà Ba Vua thấy được trên bầu trời đêm chính là hiện tượng sắp thẳng hàng của sao Mộc và sao Kim vào ngày 17.6 năm thứ hai trước công nguyên. “Dù gì đi chăng nữa, việc biết rõ về hiện tượng thiên văn xảy ra vào thời điểm chào đón Chúa Hài Ðồng càng làm chúng ta thêm phần hứng thú về dịp Giáng Sinh truyền thống mỗi năm”, chuyên gia Mosely nhận định trong quyển sách The Christmas Star (Sao Giáng Sinh), xuất bản năm 1987.

Ba Vua theo sao Giáng Sinh tìm đến Chúa Hài Đồng

Trên hết, việc ngôi sao Giáng Sinh quay lại bầu trời đêm mang đến ý nghĩa quan trọng khi năm 2020 sắp kết thúc. Theo báo Virginian-Pilot, “đó chính là ánh sáng ở cuối một đường hầm tối tăm và dài dằng dặc”. Các tín hữu Công giáo có nhiều lý do để vui mừng khi thưởng thức hiện tượng đặc biệt này. Thứ nhất, ngôi sao Giáng Sinh là lời nhắc nhở chúng ta về “ngôi sao Bêlem” từng được ghi chép trong Phúc Âm. Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng hiện tượng trên là minh chứng cho sự trở lại của những niềm hy vọng, sau một năm quá u ám vì đại dịch. Và cuối cùng, ngôi sao Giáng Sinh sẽ tiếp tục dẫn lối cho con người đến với Chúa Giêsu, cũng như trong trường hợp của Ba Vua khi xưa.

HỒNG HOANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
5 năm sau vụ cháy, nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7.12. Ngày 29.11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm ngôi thánh đường. Ảnh: AFP
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Matteo Bruni thông báo Đức Phanxicô sẽ đến đảo Corse của Pháp ngày 15.12. Đây là chuyến tông du nước ngoài lần thứ 47 trong triều đại của ngài, và cũng đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng...
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’  ở Thái Lan
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’ ở Thái Lan
Cách Bangkok khoảng 50 cây số về hướng đông, nhà nguyện Lòng Chúa Thương Xót ở huyện Bang Bo, tỉnh Samut Prakan (Thái Lan), được công nhận là thiết kế mang ý thức về môi trường, hòa quyện đức tin và lòng chăm lo cho Công Trình Sáng Tạo, theo...
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
5 năm sau vụ cháy, nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7.12. Ngày 29.11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm ngôi thánh đường. Ảnh: AFP
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Matteo Bruni thông báo Đức Phanxicô sẽ đến đảo Corse của Pháp ngày 15.12. Đây là chuyến tông du nước ngoài lần thứ 47 trong triều đại của ngài, và cũng đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng...
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’  ở Thái Lan
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’ ở Thái Lan
Cách Bangkok khoảng 50 cây số về hướng đông, nhà nguyện Lòng Chúa Thương Xót ở huyện Bang Bo, tỉnh Samut Prakan (Thái Lan), được công nhận là thiết kế mang ý thức về môi trường, hòa quyện đức tin và lòng chăm lo cho Công Trình Sáng Tạo, theo...
Thánh tích  thánh Tôma Aquinô  đến Mỹ
Thánh tích thánh Tôma Aquinô đến Mỹ
Sau khi “thăm” nhiều quốc gia châu Âu vào năm ngoái, thánh tích của thánh Tôma Aquinô đã được rước đến thủ đô Washington của Mỹ vào cuối tháng 11, trước khi đến 7 bang khác.
Kitô giáo và sự hòa hợp với văn hóa địa phương
Kitô giáo và sự hòa hợp với văn hóa địa phương
Đức Hồng y Stêphanô Chu Thủ Nhân xác định, cách tiếp cận của cha Ricci minh họa cách Kitô giáo có thể được trình bày như là sự hòa hợp với văn hóa địa phương.
Sinh viên Nepal đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa
Sinh viên Nepal đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa
Sinh viên Bimal Tamang đến từ Kathmandu, Nepal vừa xuất sắc giành giải nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa Namuncurá 2024
Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt nghi lễ an táng giáo hoàng
Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt nghi lễ an táng giáo hoàng
Đức Phanxicô đã phê duyệt ấn bản cập nhật sách phụng vụ về nghi lễ an táng các vị giáo hoàng. Ấn bản này là việc cho phép vị giáo hoàng qua đời được an táng ở một địa điểm ngoài Đền thờ Thánh Phêrô...
Thành lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới
Thành lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới
Theo Vatican News, trong một tài liệu được công bố ngày 20.11.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới và bổ nhiệm cha Enzo Fortunato, dòng Phanxicô Viện tu làm Chủ tịch đầu tiên của ủy ban này.
Tượng Ðức Mẹ trở về nhà thờ Ðức Bà Paris
Tượng Ðức Mẹ trở về nhà thờ Ðức Bà Paris
Tượng Ðức Mẹ và Chúa Hài đồng, còn được biết đến với tên “Ðức Trinh Nữ Paris”, đã quay về nhà thờ Ðức Bà, 5 năm sau trận hỏa hoạn khủng khiếp.