Mình được phân công làm việc ở khoa Cấp cứu Hồi sức 2B. Ðây là khu bệnh nặng, là một tòa nhà tách biệt, chỉ toàn bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Hằng ngày, anh em tu sĩ vừa giúp các bác sĩ làm công việc hậu cần, vừa chăm sóc bệnh nhân
Từ ngày 1.10, mọi khách viếng thăm và giới nhân viên Vatican muốn tiến vào lãnh thổ của thành quốc đều phải trình thẻ xanh y tế (còn gọi là thẻ thông hành y tế), trừ những trường hợp tham gia thánh lễ hoặc xưng tội.
Theo tinh thần Chỉ thị 18/CT-UBND ngày 30.9.2021, Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM đã ra thư thông báo tái khởi động một phần sinh hoạt cộng đoàn. Ðược tham dự thánh lễ, lãnh nhận bí tích, nhiều giáo dân không giấu được niềm cảm xúc. Tại mỗi giáo xứ cũng có những cách tổ chức thánh lễ, đảm bảo sự trang nghiêm và tuân thủ quy định y tế.
Ðáp lại lời mời gọi của Tòa Tổng Giám mục, “bếp cơm tu sĩ” của các nữ tu dòng Ðức Bà Truyền Giáo đã mau mắn nổi lửa, đều đặn phục vụ 300 suất cơm trưa mỗi ngày. Ðến nay, bếp cơm đã hoạt động được hơn 2 tháng. Nhờ đó, hàng chục ngàn phần cơm đã được gởi đến tuyến đầu, phục vụ các y bác sĩ đang ngày đêm chống dịch.
Sự hiện diện của các tu sĩ tình nguyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý… tại tuyến đầu chống dịch.
Họa sĩ Lê Sa Long là người cảm nhận từng hơi thở, từng nhịp sống của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc sống mỗi ngày của thành phố thời Covid-19 khiến ông không thể “chùng chình” mà phải thể hiện ra bằng năng lực sáng tạo của mình.
Tôi ấn tượng con xe ấy. Thực ra đó là chiếc xe của ngành bưu chính trên thân có pha sắc trắng xen sắc vàng óng chủ đạo, thành một gam màu dễ chịu, tươi mới đầy sức sống, ưa nhìn.
SARS-CoV-2 đã làm cuộc sống của nhiều gia đình ngược lại với nhịp điệu thường nhật, trong đó có gia đình tôi. Ðang đi làm, vợ chồng tôi phải ở nhà. Hai đứa con tạm ngưng việc đến trường. Tất cả ở nhà để phòng tránh dịch bệnh Covid-19.
Ngày 4.10, ngay khi những đoàn xe máy từ TPHCM, Ðồng Nai, Bình Dương… di chuyển về quê đi ngang quốc lộ 1A, nhiều xứ đạo thuộc giáo phận Xuân Lộc dọc hai bên đường đã dựng các “trạm tiếp sức” tặng nước uống, sữa, bánh, thức ăn và xăng hỗ trợ.
Nữ tu Pietra Luana (Etra) Modica, dòng Truyền giáo Thánh Carôlô Scalabrini là tân Tổng Thư ký đại học Giáo hoàng Urbaniana.
Trong mùa dịch, nhóm tình nguyện viên là các đại chủng sinh Ðại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn thuộc Ban Mục vụ Ơn gọi của Tổng Giáo phận đã đến cắt tóc cho 300 nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi Ðồng 2.
Từ ngày 22.7, tổng cộng hơn 500 tu sĩ Công giáo - gồm 21 linh mục - đã tình nguyện đến với các bệnh viện điều trị Covid-19 ở TPHCM. Tính đến đầu tháng 10, vẫn còn khoảng 200 vị đang phục vụ các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.
Ðã từ lâu rồi, nhưng đặc biệt những ngày này, tôi hay cầu nguyện bằng chuỗi tràng hạt Mân Côi.
Bài Tin Mừng hôm nay suy về một bài học chính là phải qua Thập giá thì mới có thể đến vinh quang. Không thể đốt giai đoạn. Không có con đường tắt. Và vì thế, khiến mỗi người phải xét lại đôi điều trong cuộc sống mình.
Với sự chung tay của mạnh thường quân, các nữ tu Dòng Ða Minh Rosa Lima đã nỗ lực góp sức hỗ trợ bà con trong lúc khó khăn mùa dịch. Không chỉ chia sẻ “lương thực hàng ngày”, các sơ còn tích cực tham gia phòng chống dịch theo lời mời gọi của Tổng Giáo phận.
Trong những ngày khó khăn vì đại dịch, nhận được chuyến hàng của giáo phận Vĩnh Long tặng Sài Gòn vào cuối tháng 7, Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chia sẻ với những nơi hỗ trợ bữa ăn cho các khu cách ly, các cộng đoàn tu sĩ, các đơn vị tình nguyện; và bếp thiện nguyện của chùa Vĩnh Nghiêm - nơi đang góp phần phục vụ các bác sĩ, nhân viên y tế ở tuyến đầu.
Giáo xứ Chày có 3.900 giáo dân, bao gồm họ Trằm, họ Mé, họ Chày. Giáo dân giáo xứ Chày (giáo phận Hà Tĩnh) sống rải rác dưới chân núi và các cồn, bãi trên sông Chày, tức thượng nguồn của sông Gianh, vì thế, hằng năm đều phải đối mặt với lũ lụt. Cuộc sống của bà con rất chật vật.
Từ đầu tháng 7, những chuyến xe nông sản từ giáo xứ Thánh Mẫu (giáo phận Ðà Lạt) liên tục lăn bánh đến Sài Gòn, Ðồng Nai, Bình Dương. Ðây là tấm lòng, là tình yêu thương từ miền cao nguyên trao đến bà con vùng dịch, trong một bối cảnh đặc biệt chưa từng có.
Thông qua Ban Caritas, Ðức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã gởi tặng hàng ngàn phần quà hỗ trợ cho những gia đình khó khăn của tất cả các giáo xứ, giáo điểm trong Tổng Giáo phận.
Gần đây xem tin tức trên tivi, đọc báo hằng ngày, ta thấy xuất hiện các hiện tượng có người lao xe vào chốt kiểm soát dịch bệnh, gây gổ với những người làm nhiệm vụ ở chốt kiểm soát; và cũng có cả việc tụ tập trái quy định phòng dịch để uống rượu, hát karaoke…